Home Chúa sáng tạo Hai Nhà Khoa Học Thomas Edison Và Albert Einstein Chia Sẻ Về Niềm Tin Nơi Chúa Của Mình.

Hai Nhà Khoa Học Thomas Edison Và Albert Einstein Chia Sẻ Về Niềm Tin Nơi Chúa Của Mình.

by Ban Biên Tập
30 đọc

Thời đại hiện nay, rất nhiều người tin khoa học là vô thần, nhưng lại không biết rằng, hầu hết những khoa học gia nổi tiếng đều là người có tín ngưỡng. Cuộc nói chuyện với 2 nhà khoa học vĩ đại dưới đây, sẽ cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn khác.


​Albert Einstein (1879-1955) là nhà bác học thiên tài và kiệt xuất trong lịch sử phát triển nhân loại. (Ảnh: DeviantArt)

Hà Hạo Nhược: Tôi nghe nói vào thời trẻ, ông không tin vào Thượng Đế, điều này có thật không? Bây giờ thì sao?

Albert Einstein: Đúng là khi tôi còn trẻ hoàn toàn không tin Thượng Đế, nhưng bây giờ cảm nhận được Thượng Đế thật sự tồn tại, hơn nữa tín niệm này càng ngày càng được củng cố.

Hà Hạo Nhược: Mọi người đều nhìn nhận ông là một đại khoa học gia, lời nói ra đều phải có căn cứ, ông nói ông rất tin là thượng đế tồn tại, vậy ông dựa trên cái gì mà nói thế?

Albert Einstein: Trước khi trả lời câu hỏi này của ông, tôi xin hỏi ông vài điều, ông có biết tách trà trên bàn này là do ai đặt ở đây không?

Hà Hạo Nhược: Là do ông đặt.

Albert Einstein: Đúng rồi, bởi khi ông đến, tôi mới đem tách trà này đặt trên bàn. Vậy thì tôi hỏi ông, các vì sao và vầng trăng sáng trên trời kia là do ai bày đặt ra? Vũ trụ có hằng hà sa số mặt trời, mặt trăng và ngôi sao, từ trước đến giờ đều vận hành theo một quỹ đạo không đổi, vĩnh cửu bất biến, chu kì chuyển động theo thời gian cũng không sai một li, hơn nữa lại không hề va chạm vào nhau… Xin hỏi nếu truy xét cho đến tận cùng thì ai là người sắp đặt, thiết kế, an bài mọi thứ?

Tôi lại hỏi ông một điều nữa, nếu như ông đến thám hiểm một hoang đảo, khi đó trên bờ cát tại đảo hoang, ông ngẫu nhiên nhặt được một cái đồng hồ đeo tay, rồi giả sử nó lại là khối tròn vỏ thiết, với nhiều bánh răng lớn nhỏ vận hành ăn khớp, lại có cả dây truyền động cùng mặt thủy tinh vừa vặn, và cứ cho là cái đồng hồ này chạy đúng giờ hiện tại, vậy ông có kết luận chiếc đồng hồ này là tạo tác ngẫu nhiên của tự nhiên hay không?

Hà Hạo Như: Đương nhiên là không rồi.

Albert Einstein: Tôi cũng nghĩ ông sẽ không vô tư cho rằng đây là kiệt tác của thiên nhiên, mà hiển nhiên sẽ nhận thức rằng cái đồng hồ này là tạo tác của con người, đúng không? Ấy vậy, nhưng con người có khi cũng rất mâu thuẫn, khi họ thường xuyên thấy chiếc đồng hồ càng ngày càng phức tạp và ảo diệu, thì họ lại càng cho rằng đằng sau ắt có điều gì đó thần kì, từ đó cho rằng cái vật này là sáng tạo ngẫu nhiên của thiên nhiên, và đó lại trở thành một kết quả “đương nhiên”.

Nhưng mà, con chim bồ câu kia, giữa biển cả mênh mông, chỉ một cái vỗ cánh thẳng tiến là có thể trở về tổ của mình, vậy tôi hỏi ông ai đã giúp nó đặt một chiếc la bàn định hướng chuẩn xác đến thế? Một con dơi dẫu có bịt kín mắt nó trong đêm tối, nó cũng có thể bắt được muỗi, hơn nữa bay nhảy không va phải tường vách hay thân cây, thế thì xin hỏi ai đã gắn cho nó một cái ra-đa định vị tài tình đến thế?

Tôi lấy ngay thân thể con người làm ví dụ, chúng ta ai cũng biết con mắt người có kết cấu phức tạp đạt trình độ vô cùng xảo diệu, so với chiếc máy ảnh tốt nhất thì vượt trên cả ngàn lần, một con muỗi đập cánh mỗi giây cũng đã trên 300 lần. Ông nghĩ mà xem, hết thảy các hiện tượng như thế, chúng ta chỉ có thể dùng mỗi câu “ngẫu nhiên sinh ra” mà lý giải được sao?

Thoạt nhìn vào thiên nhiên, chúng ta cơ hồ sẽ cảm thấy nó rất phức tạp, nhưng cẩn thận quan sát một chút sẽ phát hiện rằng mọi thứ vận động vô cùng hài hòa, vô cùng trật tự. Do đó, thiên nhiên có thể duy trì sự cân đối, không ngừng sinh sôi. Hết thảy những điều này ắt phải nằm dưới sự sắp đặt và khống chế của một trí tuệ tối cao. Nó giống như quân đội lúc chinh chiến, nhất loạt hành động đều phải có mệnh lệnh từ người chỉ huy tối cao. Chỉ có như thế thì thiên quân vạn mã mới có thể đồng lòng, cùng thực hiện chung một mục tiêu, như thế mới có cơ hội thắng lợi. Đạo lý là vậy đó.

Con người đối với sự việc trước mắt, cảm giác vô cùng mâu thuẫn, bởi họ có thể nhìn rõ sự việc, có thể quan sát được phần nào hiện tượng, nhưng lại không thể nhìn thấu quy luật tổng thể. Điều này không thể không nói đó là sự tình vô cùng đáng tiếc.

Phỏng vấn Thomas Edison

Phóng viên: Xin hỏi ngài, cả đời ngài đã có được hàng ngàn phát minh, vậy phát minh nào được ngài cho là vĩ đại nhất.

Edison: Thật tình xin lỗi, những thứ tôi phát minh ra, không có cái nào là vĩ đại cả.

Phóng viên: Những phát minh của ngài khiến người ta vô cùng kinh ngạc và ngưỡng mộ. Ví như chiếc máy phát điện và bóng đèn điện do ngài phát minh ra, đã mang đến cho nhân loại ánh sáng và hy vọng. Ngài còn phát minh ra được máy quay phim cùng máy hát, có thể ghi lại cuộc sống sinh hoạt của con người rồi hiển thị lên một màn hình nhỏ, thu lấy âm thanh con người phát ra rồi truyền đi nơi khác. Đó chẳng phải là những phát minh vô cùng vĩ đại hay sao?

Edison: Thật tình xin lỗi, những cái đó cũng không phải là phát minh vĩ đại.

Phóng viên: Như vậy, theo góc nhìn của ngài, thì đâu mới là phát minh vĩ đại.

Edison: Anh bạn này, anh từ trước tới nay có từng nghĩ tới điều này chưa, nhân loại chúng ta, cho tới giờ vẫn chưa có cách nào từ trong bùn đất mà chế tạo ra một hạt mầm nhỏ màu xanh. Hơn nữa, hạt mầm nhỏ này sẽ không những không ngừng lớn lên mà còn phát triển mạnh mẽ, đâm chồi nảy lộc, rồi còn có thể nở ra được những đóa hoa tươi thắm, khi hoa héo tàn thì lại kết thành quả ngọt. Điều khiến tôi kinh ngạc nhất nữa là, cái máy tạo ra được điều này lại chẳng hề phát ra thứ âm thanh ồn ào nào.

Vì vậy, tôi cảm thấy phát minh vĩ đại nhất không phải là máy móc do con người tạo ra, mà là kiệt tác của Thượng Đế: Một mầm non nho nhỏ.

Khôi Nguyên – Theo tinhhoa.net

Bình Luận:

You may also like