Home Dưỡng Linh Tiến Sĩ Billy-Graham Không Muốn Nêu Tên Mình Trong Tang Lễ Của Ông.

Tiến Sĩ Billy-Graham Không Muốn Nêu Tên Mình Trong Tang Lễ Của Ông.

by Ban Biên Tập
30 đọc

Vua Nê-bu-cát-nết-sa nghĩ không có người nào sánh ngang với ông. Ông là người cai trị thế giới vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Babylon, vương quốc của ông ấy, vươn ra ngoài vùng sa mạc khô héo như vùng đất Mã Nhật Tân phía chân trời. Vườn treo Ba-by-lôn là một trong bảy kỳ quan cổ đại, truyền thuyết kể rằng vua đã xây cho vợ của mình một cung điện hoàng gia rộng mênh mông.  Tường cao 378ft và dày 87ft. Bốn chiếc xe ngựa có thể chạy trên nó. Cả dòng sông Ơ-phơ-rát hùng vĩ cũng chảy qua thành phố này. Dân số đạt đến 2 triệu người. Một thành phố với niềm tự hào về đền thờ, sân hiên và cung điện. Tất cả những điều này nằm dưới sự thống trị 43 năm của vua Nê-bu-cát-nết-sa. Ông có thế lực về dầu mỏ nhưng đó cũng chỉ là một phần trong hoàng gia. Ông còn là một tỷ phú về tài nguyên đất đai. Nếu ông còn sống, ông sẽ thống trị danh sách các tỷ phú của Forbes.

Nhưng cuối cùng mọi thứ cũng kết thúc. Tiên tri Đa-ni-ên đã cảnh báo ông rằng: “Người ta sẽ đuổi vua ra khỏi giữa loài người, và chỗ ở của vua sẽ ở giữa những thú vật trong đồng. Vua sẽ bị buộc phải ăn cỏ như bò, và sẽ được thấm nhuần sương móc trên trời; bảy kỳ sẽ trải qua trên vua, cho đến khi vua nhận biết Đấng Rất Cao cai trị trong nước loài người, và Ngài muốn ban cho ai tuỳ ý” (Đa-ni-ên 4:25)

Nê-bu-cát-nết-sa đã làm gì để để dẫn đến sự sụp đổ này? Tội lỗi của Nê-bu-cát-nết-sa là gì? Nhà vua đã bị người già nhất và dối trá nhất lừa dối đó là sự kiêu ngạo. Ông nghĩ rằng ông là người cai trị. Ông nghĩ rằng Ba-by-lôn sẽ cai trị. Ông nghĩ rằng Vương quốc của ông sẽ thống trị thế giới

Vua Nê-bu-cát-nết-sa nghĩ ông là vua trên muôn vua. Tiên tri Đa-ni-ên đã cảnh báo ông nhưng ông có nghe không?

“Khi khỏi mười hai tháng, vua đi dạo trong hoàng cung Ba-by-lôn, thì cất tiếng mà nói rằng: đây chẳng phải là Ba-by-lôn lớn mà ta đã dựng, bởi quyền cao cả ta, để làm đế đô ta, và làm sự vinh hiển oai nghi của ta sao?” (Đa-ni-ên 4:29-30)

Hình phạt của Chúa thật quyết liệt và nhanh chóng. Ngay cả khi Nê-bu-cát-nết-sa đang khoe khoang, ông ta trở thành một phiên bản cổ của Howard Hughes: sợi nanh, lông hoang dã như động vật (Đa-ni-ên 4: 30-33). Một phút ông ta nằm trên trang bìa của tạp chí Time, nhưng kế tiếp ông ta bị trục xuất như con thú của Ba-by-lôn.

Một bài học chúng ta thấy ở đây đó là Chúa ghét sự kiêu ngạo.

Phàm ai có lòng kiêu ngạo lấy làm gớm ghiếc cho Đứa Giê-hô-va”( Châm Ngôn 16:5)

“Sự kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là ghét điều ác; ta ghét sự kiêu ngạo, xấc xược, con đường ác và miệng gian tà.”( Châm Ngôn 8:13)

Tại sao lời Chúa lại mạnh mẽ đến vậy? Tại sao Đức Chúa Trời lại ghét sự kiêu căng đến vậy? Bởi vì Ngài yêu chúng ta mà sự kiêu căng là thuốc độc tàn phá tâm hồn chúng ta. Sự kiêu ngạo ngăn cản sự cứu rỗi.

Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy mình thôi thì chúng ta sẽ không thể nhìn thấy Đấng Cứu Thế. Kiêu ngạo làm cứng đầu gối không thể quỳ xuống, làm cứng trái tim khiến nó không thể chấp nhận tội lỗi, không chịu hối cải, không xin được tha thứ.

Kiêu ngạo ngăn cản sự hòa giải. Nhiều cuộc hôn nhân đã sụp đổ dưới sức nặng của sự kiêu ngạo ngu ngốc? Có bao nhiêu lời xin lỗi đã không được đưa ra, do thiếu sự khiêm tốn? Có bao nhiêu cuộc chiến đã được sinh ra từ lòng ngạo mạn?

Sự kiêu ngạo khiến Nê-bu-cát-nết-sa trở nên điên cuồng. Nó sẽ tác động tương tự với chúng ta nên không lạ gì khi Đức Chúa Trời ghét sự kiêu ngạo.

Thiên Chúa ghét kiêu ngạo bao nhiêu thì Ngài yêu sự khiêm nhường bấy nhiêu. “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho người khiêm nhường” (I Phi-e-rơ 5:5)

Tôi đã chứng kiến một ví dụ về sự khiêm nhường vào tháng 11 năm trước. Tôi hợp tác với Michael W. Smith trong một ngày cuối tuần ở gần Charlotte, NC. Có một khoá tĩnh nguyện được tổ chức tại “The Cove”, đó là một cơ sở đẹp được sở hữu và duy trì bởi Hiệp hội Billy Graham.

Một vài giờ trước sự kiện, Michael và tôi đã gặp nhau để xem qua lịch trình cuối tuần. Nhưng Michael khó có thể thảo luận về buổi tĩnh nguyện. Anh ấy cảm thấy xúc động bởi những gì anh ấy vừa trải nghiệm. Anh ấy đã gặp Billy Graham với mục đích lập kế hoạch cho tang lễ của Mục sư  Billy Graham. Nhà truyền giáo nổi tiếng lúc đó đã 94 tuổi. Ông đang ngồi  trên xe lăn cùng với thiết bị thở oxy. Tâm trí của ông lại rất sắc bén và tỉnh táo trái với cơ thể của ông đã gần đến những ngày cuối cùng. Vì vậy, ông ấy đã gọi cho Michael. Và ông cũng gọi cả mục sư của mình đến nữa. Ông muốn thảo luận về đám tang của ông. Ông nói với họ rằng ông có một yêu cầu.

-Tất nhiên, bất kì điều gì ông muốn. đó là gì vậy thưa Muc sư?

-Quý vị có thể không nêu tên tôi được không?

-Mục sư nói gì vậy?

-Tôi muốn quý vị không nêu tên tôi nhưng chỉ đề cập đến tên của Chúa Giê-Xu thôi.

Billy Graham đã truyền giảng cho hơn một tỷ người. Ông đã thu hút rất đông người vào sân vận động ở mọi Châu lục. Ông là nhà cố vấn cho các Tổng thống trong nửa thế kỷ qua. Ông luôn được bầu chọn là người đứng đầu danh sách của những người được ngưỡng mộ nhất. Nhưng chính ông lại không muốn người ta kể về ông trong tang lễ của ông.

Đức Chúa Trời có trở nên quá lớn để cuối cùng chúng ta nhận ra mình thật quá nhỏ bé không?

Những người bước đi trong sự kiêu ngạo thì Chúa trở nên nhỏ bé với họ, nhưng những người bước đi trong sự khiêm nhường thì Chúa có thể sử dụng họ.

Vua Nê-bu-cát-nết-sa đã học được một bài học. Phải mất đến bảy năm, ông ta mới hiểu được điều đó. Lời mà ông ta nói xứng đáng với lời trích dẫn trong kinh thánh: “ kẻ nào bước đi kiêu ngạo, Ngài có thể hạ nó xuống.” (Đa-ni-ê 4:37)

Có một bài học cho chúng ta từ câu chuyện của vua Nê-bu-cát-nết-sa. Ngày nay nhiều người đã làm ra nhiều thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Một vài người tự quảng bá mình như một hình thức nghệ thuật. Một môn đồ đã cảnh báo chúng ta những điều sẽ xảy ra: “ Hãy biết rằng trong ngày sau-rốt, sẽ có những thời kì khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoa khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính vô tình, khó hoà thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành.” (II Ti-mô-thê 3:1-3)

Trước khi chúng ta ra đi rao giảng Phúc Âm thì hãy nhớ về câu chuyện của vua Nê-bu-cát-nết-sa rằng: Đức Chúa Trời điều khiển vương quốc của loài người và Ngài được biết đến là một Đấng cai quản vô cùng khiêm nhường và đáng tự hào. Hãy hạ mình dưới tay quyền phép của Ngài và nhận ơn phước từ Ngài.

Bettina Nguyễn dịch.

Tác giả: Max-Lucado

 

Bình Luận:

You may also like