Home Dưỡng Linh CÙNG BƯỚC VỚI CHÚA QUA ĐAU ĐỚN VÀ CHỊU KHỔ

CÙNG BƯỚC VỚI CHÚA QUA ĐAU ĐỚN VÀ CHỊU KHỔ

by Ban Biên Tập
30 đọc

 

Tác giả Tim Keller, trong quyển sách mới nhất của ông “Cùng bước với Thiên Chúa qua đau đớn và chịu khổ”  – Walking with God through Pain and Suffering – là một cuốn sách chứa đựng sợ khôn ngoan, mang lại niềm yên ủi cho độc giả là những người bị tổn thương, đau khổ. Cung cấp cho họ những lời khuyên có thể diễn ra trong tương lai. Đây thực sự là một cuốn sách dành cho tất cả mọi người.

Dưới  đây là những trích dẫn từ cuốn sách, hi vọng nó sẽ giúp bạn được yên ủi và có một cách nhìn toàn diện hơn về sự đau khổ.

  1. “Dù chúng ta có những biện pháp phòng ngừa nào, dù chúng ta đã có một cuộc sống tốt đẹp đến đâu, dù chúng ta đã chăm chỉ nỗ lực như thế nào để làm việc để kiếm tìm sự khỏe mạnh, giàu có, bạn bè và gia đình thân thuộc. Hay sự nghiệp thành công của chúng ta có tốt đến như thế nào thi một điều chắc chắn vẫn có thể xảy ra là một thứ nào đó hoặc một ai đó sẽ có thể làm hỏng nó. “(3)

 

  1. “Bạn sẽ không thực sự biết Chúa Jêsus là tất cả những gì bạn cần cho đến khi Chúa Jêsus là tất cả những gì bạn có.” (5)

 

  1. “Trong quan điểm của thế gian, đau khổ không bao giờ được coi là có một phần  ý nghĩa của cuộc sống chúng chỉ chỉ là một sự gián đoạn mà thôi” (26)

 

  1. ” Sự đau khổ là có ý nghĩa, có mục đích, và nếu chúng ta đối mặt với chúng một cách đúng đắn, nó sẽ thúc đẩy chúng ta như một cái đinh, đóng sâu, bám chặt vào tình yêu của Thiên Chúa. Giúp chúng ta trở nên vững tin hơn khi kinh nghiệm sức quyền năng của Thánh Linh trổi hơn điều chúng ta có thể suy tưởng”(30).

 

  1. “Trong khi những quan điểm của thế giới dẫn chúng ta đến những niềm vui trong cuộc sống ở thời điểm hiện tại và dự báo những nỗi đau trong tương lai thì Tin Lành sẽ tiếp sức cho chúng ta để chúng ta có thể sống trong sự đau buồn của thế giới hiện tại nhưng để được trải nghiệm niềm vui trong tương lai” (31).

 

  1. “Trong khi Tin lành có thể có cùng quan điểm với các nhà văn ngoại giáo rằng sự dựa dẫm vào những trong thế gian có thể dẫn đến đau đớn và đau buồn không cần thiết. Tin Lành cũng dạy rằng câu trả lời cho điều này là đừng yêu thế gian, nhưng yêu kính Thiên Chúa hơn bất cứ điều gì khác. Chỉ khi tình yêu vĩ đại nhất của chúng ta là Thượng Đế, một tình yêu mà chúng ta không thể đánh mất ngay cả trong sự chết, chúng ta sẽ đối mặt với mọi sự trong sự bình an. Khổ đau sẽ không bị loại bỏ nhưng chúng sẽ được vượt qua nó và nó sẽ thêm sức cho chúng với tình yêu và hy vọng. “(44)

 

  1. “Một số hoạn nạn được Chúa sử dụng để sửa phạt một người vì những sai lầm trong cuộc sống mà họ mắc phải (như trường hợp của tiên tri Giô-Na bị bão tố trên biển). Một số hoạn nạn lại được Chúa dùng để chuẩn bị cho tương (như trong trường hợp của Giôsép bị bán làm nô lệ), và một số hoạn nạn khác lại được Chúa dùng để dẫn dắt một người yêu mến Chúahơn và giúp chính họ khám phá sự bình an và tự do trong Chúa tối cao.”(47)

 

  1. “Đau khổ của hoạn nạn sẽ không chịu nổi nếu bạn không biết chắc chắn rằng Đức Chúa Trời luôn ở bênbạn, Ngài luôn đồng hành cùng với bạn” (58).

 

  1. “Sự sống lại của Chúa không chỉ là sự an ủi – đó là sự phục hồi. Chúng ta lấy lại được tất cả những thứ từng bị mất đi – tình yêu, người thân, những thứ đẹp đẽ của cuộc đời này – nhưng ở mức độ vinh quang, niềm vui, và sức mạnh mới mà chúng ta không thể tưởng tượng được “(59).

 

  1. “Chúa Jêsus đã mất hết vinh quang của mình để chúng ta được mặc lại nó. Chúa đã bị Chúa Cha từ chối để chúng ta được tiếp nhận. Chúa bị buộc, bị đóng đinh, để chúng ta được tự do. Chúa bị đuổi ra để chúng ta được lại gần. Chúa Jêsus đã lấy đi sự đau khổ đã hủy diệt chúng ta đó là chúng ta bị lìa khỏi Đức Chúa Trời. Chúa Jesus mang lên mình tất cả mọi sự đau khổ để mà những đau khổ bạn gặp chỉ làm cho bạn tuyệt vời hơn. Một cục than bị thử thách dưới áp lực trở thành một viên kim cương và sự đau khổ của một người trong Chúa sẽ biến họ trở nên một người tuyệt vời hơn. “(180-1)

Nguồn: desiringGod.org

Người dịch: Thanh Huê

Bình Luận:

You may also like