Home Dưỡng Linh Ngày 18 – Đi Vào Thành Giê-Ru-Sa-Lem

Ngày 18 – Đi Vào Thành Giê-Ru-Sa-Lem

by Thúy Diễm
30 đọc

Đức Chúa Jêsus đi vào thành Giê-ru-sa-lem trên lưng một con lừa con.  Đây không phải một cảnh tượng xa xỉ, nhưng nó đem đến trong tâm trí sự diễu hành đắc thắng của một vị vua.

Giăng 12:12-19

12 Hôm sau, có đoàn người rất đông đến dự lễ. Khi nghe nói Đức Chúa Jêsus đang đến thành Giê-ru-sa-lem 13 thì họ lấy cành cọ, đi ra đón Ngài và tung hô rằng: “Hô-sa-na! Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Vua của Y-sơ-ra-ên.” 14 Đức Chúa Jêsus gặp một con lừa con thì cưỡi lên, như lời đã chép:

15 “Hỡi con gái Si-ôn, đừng sợ!

Kìa, vua ngươi đến, cưỡi trên lừa con!”

16 Thoạt đầu, các môn đồ không hiểu những điều đó, nhưng khi Đức Chúa Jêsus đã được tôn vinh, lúc ấy họ mới nhớ lại những điều đó được chép về Ngài, và đã được thực hiện cho Ngài. 17 Đoàn người đã ở với Đức Chúa Jêsus lúc Ngài gọi La-xa-rơ ra khỏi mộ, và khiến anh ấy từ cõi chết sống lại, đều làm chứng về Ngài. 18 Sở dĩ đoàn người đi đón Ngài, là vì họ đã nghe nói Ngài thực hiện dấu lạ đó. 19 Vì thế, những người Pha-ri-si nói với nhau: “Các ông thấy không, các ông chẳng làm gì được cả. Hãy xem, cả thiên hạ đều theo ông ta.”

Suy ngẫm và hiểu

Khi Đức Chúa Jêsus đi lên thành Giê-ru-sa-lem, đám đông lớn những người nghe được rằng Ngài đang đi tới, đã đi đón Ngài, vẫy tay với những cành cọ. Bởi vì họ tin rằng Đức Chúa Jêsus là Vua chiến thắng (Đấng Mê-si-a), Đấng sẽ giải phóng họ khỏi sự cai trị của người La Mã, họ chào đón Ngài một cách nhiệt huyết, gọi Ngài là “Đấng đến nhân danh Chúa” và “Vua của Y-sơ-ra-ên”. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus không vào thành Giê-ru-sa-lem như một vị vua cưỡi ngựa mạnh mẽ hoặc đi xe ngựa, như họ mong đợi, nhưng cưỡi một con lừa con. Điều này làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Xa-cha-ri 9:9, nói rằng Đấng Mê-si-a sẽ cưỡi một con ngựa con. Nó cũng chỉ ra rằng Đức Chúa Jêsus không đến thế giới này như một nhà chinh phục hay cai trị, nhưng là một tôi tớ khiêm nhường (c.12-19).

Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?

C.14-15 Người Do Thái chờ đợi một vị vua, người sẽ cai trị họ thay cho người La Mã, nhưng Đức Chúa Jêsus đã đến là một vị Vua khiêm nhường, Đấng sẽ phục vụ dân của Ngài bằng cách phó sự sống của Ngài cho họ. Thay vào việc làm thành hình ảnh theo sự mong đợi và tung hô của dân chúng, sự khiêm nhường của Đức Chúa Jêsus và sự đến mang điều không may của Ngài thách thức tầm nhìn sai lầm của họ và làm tan biến giấc mơ của họ. Ngay cả ngày nay, Đức Chúa Jêsus cũng ở đây giữa chúng ta bằng cách này.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.13 Mặc dù một số người lớn chào đón Đức Chúa Jêsus như vị vua đã đến (Đấng Mê-si-a), bởi vì họ đã sai lầm mong đợi một vị vua về mặt chính trị và quân sự, sự ăn mừng của họ không kéo dài, và chẳng bao lâu sau đã biến thành những tiếng kêu la đòi Ngài phải chết. Liệu chúng ta có sai lầm trong nhận thức của chúng ta về Đức Chúa Jêsus và giữ mãi những mong đợi sai lầm về Ngài, hay không?

Tham khảo

12:13 Qua việc vẫy những cành cọ (một biểu tượng của dân tộc Do Thái) dân chúng chào đón Đức Chúa Jêsus như một vị vua nhà Đa-vít và lặp lại ngôn ngữ của Thi Thiên 118:25-26, hy vọng rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Mê-si-a đã được hứa ban

Phần lớn trong đám đông có lẽ hiểu danh hiệu Vua Y-sơ-ra-ên với nghĩa về chính trị và quân sự, nhưng vẫn hy vọng rằng Đức Chúa Jêsus sẽ sử dụng những sức mạnh diệu kỳ của Ngài chống lại sự cai trị của người La Mã và lãnh đạo đất nước đến sự độc lập. Dầu vậy, giống như Cai-phe (Giăng 11:49-52), họ nói hay hơn điều nhận biết, như các môn đồ của Ngài sau này hiểu (12:16).

Cầu nguyện: Chúa ôi, xin hãy giúp chúng con nhận ra Đức Chúa Jêsus, Đấng đã đến giữa vòng chúng con, và chào đón Ngài.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Phục Truyền Luật Lệ Ký 5-7

Bình Luận:

You may also like