Home Dưỡng Linh Ngày 05 – Anh Đã Được Sáng Mắt Lại Như Thế Nào?

Ngày 05 – Anh Đã Được Sáng Mắt Lại Như Thế Nào?

by SU Việt Nam
30 đọc

Người Pha-ri-si bắt đầu việc điều tra của họ về sự kiện Đức Chúa Jêsus chữa lành cho một người bị mù từ khi sinh ra. Cho dù một người được sáng mắt nói sự thật, cha mẹ anh ta đã tránh nói sự thật vì sợ hãi.

Giăng 9:13-23 

13 Họ dẫn người trước đây bị mù đến với những người Pha-ri-si. 14 Ngày Đức Chúa Jêsus hòa bùn và mở mắt cho người mù là ngày sa-bát. 15 Những người Pha-ri-si lại hỏi anh được sáng mắt cách nào. Anh đáp: “Ông ấy bôi bùn vào mắt tôi, tôi rửa, rồi thấy được.” 16 Vài người trong nhóm Pha-ri-si nói: “Người nầy không phải đến từ Đức Chúa Trời, vì không giữ ngày sa-bát.” Số khác thì nói: “Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?” Và giữa họ có sự chia rẽ. 17 Vì vậy, họ lại hỏi người mù: “Còn anh, anh nói gì về người đã làm cho anh sáng mắt?” Anh đáp: “Ông ấy là một nhà tiên tri.”

18 Tuy nhiên, người Do Thái không tin rằng người nầy trước đây đã mù mà nay lại thấy được, cho đến lúc họ gọi cha mẹ anh ta đến 19 và hỏi rằng: “Đây có phải là con trai ông bà, người mà ông bà nói đã bị mù từ lúc mới sinh không? Thế sao bây giờ anh ta lại thấy được?” 20 Cha mẹ anh ta trả lời: “Chúng tôi biết đây chính là con trai chúng tôi, cháu bị mù từ lúc mới sinh. 21 Nhưng bây giờ làm thế nào cháu thấy được thì chúng tôi không biết. Chúng tôi cũng không biết ai đã mở mắt cho cháu. Các ông cứ hỏi cháu, cháu đã đủ tuổi rồi, nó sẽ tự nói.” 22 Cha mẹ người mù nói vậy vì sợ người Do Thái, vì người Do Thái đã thỏa thuận rằng nếu ai xưng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ thì bị khai trừ khỏi nhà hội. 23 Vì vậy, cha mẹ người mù mới nói: “Cháu đủ tuổi rồi, cứ hỏi nó.”

Suy ngẫm và hiểu

Đức Chúa Jêsus đã chữa lành cho người mù vào ngày Sa-bát. Vì việc này, một số người Pha-ri-si tranh luận rằng Đức Chúa Jêsus, người đã vi phạm ngày Sa-bát, phải bị bắt, trong khi những người khác bàn luận rằng một người vi phạm Luật (một người có tội) không thể mở mắt một người mù. Trong khi đó, từ môi miệng của người đã được phục hồi thị lực, đã có sự xưng nhận như sau: “Ông ấy là một nhà tiên tri”. Không giống những lãnh đạo tôn giáo đã không thể nhìn thấy gì, dẫu rằng họ không bị mù, còn người đã từng bị mù, bắt đầu nhìn thấy trong ánh sáng, cả về thuộc thể lẫn thuộc linh (c.13-23).

Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?

C.14 Bằng cách mở mắt một người bị mù từ khi sinh ra, do vậy đã sống trong bóng tối và chưa khi nào được hưởng sự yên nghỉ, Đức Chúa Jêsus đã cho phép người này lần đầu tiên vui hưởng sự yên nghỉ trong sự sáng. Ngày Sa-bát đã thực sự trở thành ngày Sa-bát cho người này. Có những điều gì cản trở chúng ta nghỉ ngơi hay không? Hãy gặp gỡ Đức Chúa Jêsus, Đấng ban cho chúng ta sự yên nghỉ.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.22 Để nói sự thật chúng ta cần sự can đảm. Cha mẹ của người bị mù từ lúc mới sinh, lẽ ra có thể vui mừng hơn bất cứ ai. Nhưng, bởi vì họ sợ các nhà lãnh đạo tôn giáo, họ đã che giấu sự thật. Liệu có những lúc chúng ta làm méo mó sự thật hoặc giữ im lặng về sự bất công để có một đời sống thoải mái, hay không?

Tham khảo

9:18-23 Nỗi sợ hãi của bậc cha mẹ này nhấn mạnh một trong những lý do cơ bản trong sách Giăng, tại sao nhiều người không tin. Họ sợ con người hơn là Đức Chúa Trời (xem 5:44; 12:42-43).

9:22 bởi vì họ sợ người Do Thái. Việc này không đề cập đến tất cả người Do Thái, vì chính người cha mẹ này cũng là người Do Thái. Sự diễn tả này, như thường thấy trong sách Giăng, nói đến ở đây các nhà lãnh đạo người Do Thái, những người chống đối Đức Chúa Jêsus, và những người dân thường, đi theo sự dẫn dắt của họ.

Cầu nguyện: Chúa ôi, xin ban cho những người có thẩm quyền thuộc linh sự nhận thức đúng đắn, để họ có thể nói ra chân lý.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Lê-vi Ký 25-27

Bình Luận:

You may also like