Home Dưỡng Linh Ngày 08  – Sự Áp Bức Và Lao Khổ

Ngày 08  – Sự Áp Bức Và Lao Khổ

by SU Việt Nam
30 đọc

Sau khi xem xét những cảnh tượng của cuộc đời, nhà truyền đạo nuối tiếc rằng có những sự phi lý trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Truyền Đạo 4:1-6

1 Ta trở lại xem xét mọi nỗi áp bức diễn ra dưới ánh mặt trời:

Kìa, kẻ bị áp bức tuôn trào nước mắt

Mà không ai an ủi họ!

Kẻ áp bức cậy quyền cậy thế,

Nhưng kẻ bị áp bức thì không được ai an ủi!

2 Vậy nên, ta cho rằng những người chết,

Những người đã chết rồi,

Có phước hơn những người còn sống,

Những người vẫn còn đang sống.

3 Nhưng có phước hơn hai hạng người kia

Là người chưa được sinh ra,

Chưa thấy những việc gian ác

Diễn ra dưới ánh mặt trời.

4 Ta nhận thấy con người làm việc với mọi lao khổ và tài năng, chỉ vì muốn ganh đua giữa người nầy với kẻ khác mà thôi. Điều nầy cũng là sự hư không, theo luồng gió thổi.

5 Kẻ ngu dại khoanh tay lười biếng,

Tự hủy hoại chính mình.

6 Thà đầy một lòng bàn tay mà được thư thái

Còn hơn là đầy cả hai bàn tay mà phải lao khổ,

Và chạy theo luồng gió thổi.

Suy ngẫm và hiểu

Nhà truyền đạo buồn bã về sự ngược đãi xảy ra trong xã hội của con người, thậm chí tới mức nói rằng việc không ra đời còn tốt hơn là làm một người bị lạm dụng hoặc là người lạm dụng người khác. Vị truyền đạo cũng nói về sự hư không của việc lao khổ để kiếm được nhiều hơn, do ghen tị với những người lân cận. Ông coi điều này là ngu dại hơn việc những người bị chết đói vì hoàn toàn không làm việc (c. 1-6).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.1-3 Có thời điểm của Đức Chúa Trời, nhưng cho đến khi đó, sẽ chẳng có công lý cũng như sự công bằng, và không có ai an ủi những người bị áp bức. Hơn nữa, có những người chịu khổ đến mức họ muốn thà chết còn hơn sống, và những người bị kẻ ác áp bức đến mức họ ước không sinh ra còn hơn. “Dưới ánh mặt trời” – thực tế Đức Chúa Trời là Đấng phán xét, và cũng thực tế là kẻ ác áp đảo thế giới này. Chúng ta phải đối diện với thực tiễn của thế giới này bằng đức tin thật sự nơi Đức Chúa Trời. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể sống một đời sống có trách nhiệm đối với thế giới của chúng ta.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.5-6 Sự lười biếng hủy hoại thân xác của một người và lao động nặng nhọc đều vô nghĩa. Vì thế, thay vì so sánh hoặc ghen tị người khác, chúng ta cần học biết thỏa lòng với chút ít, và chia sẻ nếu chúng ta có nhiều hơn.

Tham khảo   

4:2-3 Hoàn cảnh của một số người bi thảm đến mức họ thậm chí mong được chết. Tuy vậy, nhà truyền đạo coi những người chưa sinh ra hoặc chết thậm chí còn may mắn hơn những người chết trong sự khổ sở như vậy, vì thế chỉ ra rằng ông sẽ coi sự chết là một “kẻ thù” (1 Cô-rinh-tô 15:26), cho dù nó có thể mang lại sự giải thoát khỏi sự khổ sở trên đất.

4:4-12 Nhiều hơn về “Sự hư không của Sự lao khổ”. Điều này tiếp tục và phát triển chủ đề từ 2:18-26.

Cầu nguyện: Chúa ôi, xin hãy giúp chúng con sống trong thế giới này chia sẻ và giúp đỡ những người khác, hơn là kiệt sức trong việc ganh đua.

Đọc Kinh Thánh trong năm: II Tê-sa-lô-ni-ca 1-3

Bình Luận:

You may also like