Home Tin Lành Trả Giá Theo Chúa

Trả Giá Theo Chúa

by Hồ Galilê
30 đọc

Kinh Thánh:Tin Lành Ma thi ơ 19:16-30

Ngài lại bảo tất cả các môn đệ: “Ai muốn theo Ta, phải tự bỏ chính mình , hằng ngày vác thập tự giá mình và theo Ta”. Luca 9:23 9 (BDM)

Dẫn nhập:

Trước khi bước vào nội dung, xin mời Quí vị và các bạn cùng được thưởng thức bài thơ: KHI NÀO VÌ CỚ TA của thi sĩ Tường Lưu một cây đại thụ trong làn thơ Cơ đốc, trích từ Thi TậpThách Đố Tâm Linh năm 2003 sau đây:

Vì cớ Chúa… ta bị người mắng nhiếc
Bị vu oan, bị bắt bớ đủ điều
Thì yên tâm, ta sẽ được phước nhiều
Dù phải chịu thiệt thòi… vì cớ Chúa.

Vì cớ Chúa… Chúa khuyên ta vui vẻ
Và nức lòng mừng rỡ… Những đau thương
Sẽ biến thành nguồn sức mạnh vô cùng
Với phần thưởng trên trời… vì cớ Chúa.

Vì cớ Chúa… các Thánh nhân coi nhẹ
Những giáo đâm, những cưa xẻ… thịt da
Vẫn thỏa lòng, vẫn hát lớn Thánh Ca
Làm vinh dự góp phần… vì cớ Chúa.

Vì cớ Chúa… phải là… vì cớ Chúa
Bao anh hùng đã chứng tỏ đức tin
Chào từ xa… ngày lãnh mão Triều Thiên
Vì cớ chúa… có sao thì… ráng chịu!

 I/CUỘC TIẾP XÚC VÀ ĐỐI THOẠI

Cả ba sách Tin Lành cộng quan đều ký thuật người trai trẻ nầy, Ma thi ơ 19:16-30, Mác 10:17-31 và Lu ca 18:18-30. Riêng sách Tin Lành Lu-ca thì nói là ông quan. (Quan tức là nhân viên Tòa công luận, Hội nghị tôn giáo Y sơ ra ên). Địa vị của chàng trai trẻ nầy cũng giống như Sau lơ quê ở Tạt sơ, là sinh viên thần học xuất sắc, chắc xuất thân trong một gia đình giàu có. Người đến với Chúa Giê-su quì xuống, trước thái độ đó, vì chàng nôn nóng tìm kiếm đạo sự sống. Chúa Giê-su nhìn và yêu mến chàng. Nhưng rồi Ngài dò xét sâu xa biết rằng chàng chưa bao giờ làm theo tinh thần các điều răn, mặc dầu chàng tin rằng mình vâng giữ. Trái lại với người trai trẻ giàu có nầy, Sau lơ là người bắt bớ Hội Thánh, sau khi được Chúa cảm hóa trên đường đến thành Đa mách, sự vâng giữ để được cứu, để được sống là điều vô ích.La mã 1:14 Khốn nạn cho tôi, ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? Riêng chàng thanh niên tức ông quan ở đây, thì cho rằng sự giàu có là tiêu chuẩn của người công bình. Ông nghĩ rằng giàu có là ơn phước Đức Chúa Trời ban cho, và chính sự ban cho đó, họ được thiên hạ trọng vọng và họ được nổi danh. “Vai mang bị bạc lè kè, nói quấy nói quá người nghe ầm ầm”. Nhưng đối với Đức Chúa Trời, thì chàng trai trẻ nầy cậy sự công bình riêng của cậu ta thật là vị kỷ, nên Ngài phải thử nghiệm: “Hãy đi bán hết tài sản, đem cho người nghèo, anh sẽ có kho tàng trên trời, và hãy đến theo Ta”.câu 21(BDM).

Chúa Giê-su buộc người vào tội vi phạm luật pháp điều thứ hai, Ma thi ơ 22:39 “Yêu kẻ lân cận như mình”. Ngài hứa ban phần thưởng đời đời cho sự hy sinh đó bằng sự tương quan cá nhân. Nói như vậy không có nghĩa là, Chúa không đòi hỏi chúng ta theo Ngài phải hy sinh tài sản trần gian. Trong trường hợp nầy, Chúa tỏ ra rằng, lòng lành của chàng chỉ là bề ngoài, khi bị thử nghiệm thì chàng buồn bực và bỏ đi luôn. Chúa càng tỏ cho chàng biết rằng, chàng phải chọn một trong hai con đường: 1/ là của cải trần gian, 2/ là sự sống đời đời. Trước kia chàng chưa thỏa lòng, bây giờ chàng càng ít thỏa lòng hơn. Chàng biết mình yếu đuối, nhưng chàng giữ của cải lại mà bỏ Cứu chúa của mình. Chàng muốn được điều lành và sự sống đời đời song chẳng chịu trả giá. Đây là người duy nhất mà Kinh Thánh nói chàng buồn bã đi ra, mặc dầu có nhiều người buồn bực đến với Ngài. Hai môn đồ về làng Em ma út Lu ca 24:17 “Họ dừng lại buồn bực lắm” vì mất thi hài của Chúa. Nhưng khi mắt họ mở ra thì thấy Chúa Giê-su sống lại thì họ vui mừng. Nội trong giờ ăn đó họ đứng dậy và về Giê ru ra lem gặp mười một sứ đồ nhóm họp mừng rỡ. Theo cách giải thích thì chàng không thể làm môn đồ Đấng Christ được. Lu ca 14:13 “Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, không được làm môn đồ ta”.

II/GIÁ TRẢ ĐỂ ĐƯỢC LÀM MÔN ĐỆ CHÚA

“…Khi chàng thanh niên bỏ đi trong bộ đồ sang trọng của một vị quan. Phi e rơ nhìn chàng tỏ vẻ khinh bỉ rồi xây qua Chúa Giê-xu mà tự mãn: “…Nầy tôi bỏ mọi sự mà theo Thầy tôi được gì đây? Câu 27. Đó chẳng phải là một câu hỏi tỏ ra tinh thần buồn chán. Mà là so đo tính toán thiệt hơn của sự cám dỗ của thế gian. Nhưng Chúa Giê-xu không dạy cho Phi e rơ ngay lúc đó, cốt ý Ngài không quở trách, vì Ngài biết rằng: Sau khi được Ngài kêu gọi ông liền bỏ thuyền, bỏ lưới và bỏ cả cha mẹ để theo Ngài. Câu 24: Con Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Đức Chúa Trời. Chữ Kamilos đồng âm với chữ Kamolos đều là danh từ cả. Nhưng chữ Kamilos trong tiếng Hy lạp có nghĩa là Dây thừng còn chữ Kamelos có nghĩa là con Lạc đà. Chỉ khác nhau ở một âm (i) và (o) mà ý nghĩa hai danh từ nầy lại hoàn toàn khác nhau. Dây thừng có nhà giải kinh thì cho rằng đó là sợi chỉ to, đồng nghĩa với con Lạc đà là con vật to lớn, mà hai vật nầy thì khó mà đưa qua lỗ kim, tức là chỗ rất nhỏ được.

Chúng ta được biết rằng Lạc đã là con vật to lớn nhất ở Palestine còn sống sót. Voi bị tiêu diệt từ lâu, con trâu nước thì ít có. Nếu chưa bị tiêu diệt ở sông Giô đanh khí hậu hầu như nhiệt đới. Ngay cả con bò rừng to lớn ở Ba san ngày nay cũng chỉ là kỷ niệm. Cửa kim chính là cửa hầm trong vách thành, do đó muốn đẩy con Lạc đà qua thì cũng rất khó khăn ít nhất con vật phải quỳ mọp xuống, rồi cởi bỏ hết hàng hóa ra. Ở đây Chúa Giê-su tiếp xúc với vị quan giàu có nhưng phải mang nỗi buồn ra đi, vì ông có nhiều của cải đời nầy nhưng không đánh đổi được sự cứu rỗi linh hồn. Gợi lên cho Ngài nghĩ tới con Lạc đà là con vật có tính khí xấu nết. Như câu chuyện Người giàu có và La-xa-rơ. Con Lạc đà giống như một Dây thừng (sợi chỉ), ý nghĩa là cơ hội để được vào cõi Thiên đàng thì người nghèo khổ đang ở trước cửa để người Giàu có có cơ hội giúp đỡ La-xa-rơ. Ngài ban cho Phi I rơ một lời hứa câu 28: “Chúa Giê-su đáp: Ta quả quyết với các con: Đến lúc ta ngồi trên ngai vinh quang trong nước trời. Các con là môn đệ ta cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai để xét xử mười hai đại tộc Y-sơ-ra-ên.”

Tất cả chúng ta ngày hôm nay rất cần lời hứa của Ngài để vững tâm. Nhưng đừng để tiếng thì thầm lên tiếng gọi: Tôi đã hy sinh nhiều cho Đấng Christ, cho Hội Thánh bây giờ tôi được gì đây?. Ngài phán một lời Đế vương: Khi Ngài trở lại và muôn vật đổi mới, chúng ta đồng trị với Ngài tại nơi vinh hiển. Sự hy sinh của chúng ta hôm nay cho Chúa, cho Hội Thánh không phải là vô ích 1Cô-rinh-tô 15:58. Thập tự giá mà chúng ta gánh lúc ban đầu, và phải gánh thường xuyên, mà Chúa phán là phải gánh mỗi ngày Lu-ca 9:23  “Nếu ai muốn theo Ta thì phải tự bỏ mình đi, vác thập tự giá mình mỗi ngày mà theo Ta. Thì người ấy sẽ lãnh gấp trăm lần hơn và được sự sống đời đời.” Tuy nhiên Ngài vẫn thêm một lời cảnh báo e lòng tự ti mà sinh ra kiêu căng câu 30: “Nhiều kẻ đầu sẽ nên rốt và kẻ rốt sẽ nên đầu. Có ý dạy dỗ trực tiếp ông Phi e rơ, vì ông là một trong ba môn đệ gần gũi Chúa nhất, (Phi e rơ, Gia cơ và Giăng) có điều kiện hầu việc Ngài. Trước đó, ba lần ông nói ông yêu Chúa, ai chối Thầy chứ nhất thiết tôi theo Thầy. Rồi chính ông cũng đã chối Chúa ba lần trước khi gà gáy. Đức Chúa Giê-su nhìn người trai trẻ đó, đang làm quan, và chỉ làm quan một đời ở trần gian. Còn các môn đệ của Ngài làm quan đời đời ở Thiên quốc.Luca 22:28

Bà góa dâng hai đồng xu là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất lúc bấy giờ mà được Chúa nhìn nhận hơn những người giàu có. Mác 12:43 và Lu-ca 21:3 “Quả thật ta nói cùng các ngươi mụ góa nghèo nầy đã bỏ nhiều hơn hết cả mọi người khác”. Phi e rơ bỏ lưới, thuyền, sinh kế, cha mẹ mà theo Ngài. Ma-ri đã đập vỡ bình dầu quý giá hơn ba trăm đơ ni ê tương đương ba trăm công nhật để xức thơm thân Chúa trước khi Ngài chịu chết. Nhiều người muốn theo Chúa nhưng còn trì hoãn ngày này, ngày mai, cuối cùng mất cơ hội… Tin Lành Ma thi ơ 8: 21 còn cho biết “Lạy Chúa, xin Chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã.” Câu 22 Chúa trả lời: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết” Ý Chúa nói ở đây, theo Chúa phải dứt khoát. Bản diễn ý: “Con cứ theo ta ngay để người chết phần tâm linh lo phần mai táng của họ”.

Ở đây, cha môn đồ ấy đang đau chứ chưa chết thật. Cha đau ốm thì lo săn sóc, nhưng tin Chúa thì quyết tâm thực hiện đức tin để được Chúa cứu. Chứ cứ chờ cha chết mới theo Chúa, tin Chúa e rằng lúc đó mất cơ hội. Nếu chúng ta cứ sống trong tình tinh thần chờ cha chết, chờ xong công việc thì bao giờ mới theo Chúa được?. Để tôi xem lại đám ruộng, coi lại đôi bò hoặc tôi mới vừa cưới vợ xong… đấy là những lý do không chính đáng.

Khi chấp nhận theo Chúa, chúng ta thực hiện ngay ấy là chúng ta sẵn sàng trả giá. Có trả giá như vậy, chúng ta mới gặp được Chúa. Và rồi phước hạnh tuôn đổ không những đời sau mà ngay cả trong đời hiện tại. “…Đời nầy vẫn nhận lãnh trăm phần hơn và đời sau được sự sống vĩnh cửu.” Ma thi ơ 19: 29. Tin Lành Giăng 10:10 “Ta đến để ban cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.”

Có một câu chuyện từ Đài Nguồn Sống, tiếng nói của Tình yêu, Chân lý và Hy vọng đã phát sóng, hết sức cảm động qua chương trình phát thanh Phụ nữ:

Trước thời kỳ chiến tranh, có cụ già ở Huyện Tiên Phước Tỉnh Quảng Nam tin Chúa, ông rất giàu có. Nhưng rồi chiến tranh xảy ra làm cụ tan nát hết cả tài sản, con cái. Cụ phải đi tản cư ra thành phố, cụ ở trong ngôi nhà lụp xụp. Có người biết được hoàn cảnh của cụ trước kia nên tìm cách an ủi cụ, nhưng cụ vui vẻ trả lời bằng bốn câu thơ:

Một căn nhà lá vách thưa thưa
Chúa ở cùng tôi thế cũng vừa
Chớ tưởng cái nghèo mà đeo cái khổ
Hỏi ai giàu đã sướng gì chưa?

Họ cứ tưởng cụ nghèo cụ sẽ khổ, nhưng không phải vậy. Cụ nghèo mà lòng cụ có Chúa, cụ thấy sống rất bình an trong tâm hồn. Vì Tin kính và thỏa lòng ấy là một lợi lớn trong cụ. Cụ mới vặn hỏi lại họ, chưa chắc ai giàu mà đã được sung sướng, khi chưa tiếp nhận Chúa làm Cứu Chúa của đời sống mình. Như có cuộn phim đã được trình chiếu: Người giàu cũng khóc sản xuất ở nước Canada.

Muốn thật hết lòng. Amen!

Hồ Thi Thơ – Hạ 2016

Bình Luận:

You may also like