Home Dưỡng Linh Ngày 06 – Hãy Canh Giữ Môi Lưỡi Của Bạn

Ngày 06 – Hãy Canh Giữ Môi Lưỡi Của Bạn

by SU Việt Nam
30 đọc

Gia-cơ giải thích chi tiết những nguy hiểm của việc vấp phạm với những điều chúng ta nói, và nhấn mạnh rằng mặc dù cái lưỡi nhỏ, nhưng nó có ảnh hưởng lớn – tốt hoặc xấu.

Suy ngẫm và hiểu

Cái lưỡi của chúng ta có thể là một bộ phận nhỏ trong thân thể chúng ta, nhưng nó có sức mạnh lớn đến nỗi nó có thể xác định được hướng đi của thân thể – giống như những bánh lái điều khiển con tàu hoặc những hàm thiếc trong miệng ngựa điều khiển con ngựa. Cho nên, cái lưỡi của chúng ta phải được chế ngự nếu chúng ta phải dùng nó một cách khôn ngoan. Đặc biệt, nếu chúng ta là những người dạy dỗ, thì trách nhiệm này còn lớn hơn nhiều, và vì thế, chúng ta phải thận trọng không được gây vấp phạm vì lời nói của mình (c.1-8). Ngoài ra, cái lưỡi có thể có hai mặt, nói những lời yêu thương, đồng thời cũng nói những lời gớm ghiếc. Nhưng giống như nước ngọt và nước đắng không thể ra được từ một dòng suối, thì các Cơ Đốc nhân không nên tuôn ra những lời ngợi khen Chúa và những lời rủa sả nghịch lại người khác. Cái lưỡi phải được chế ngự để chúng ta có thể nói như những Cơ Đốc nhân chân thật (c.9-12).

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.1-2 Để được trọn vẹn, thì nhất thiết chúng ta phải kiểm soát cái lưỡi của mình và thận trọng về những lời chúng ta nói ra. Chúng ta liên tục mắc sai lầm, lớn và nhỏ, mà lời nói của chúng ta có thể đem đến ảnh hưởng vô cùng lớn đến người khác và vì thế chúng ta đặc biệt phải chịu trách nhiệm về điều mình nói. Những lời chúng ta nói ra xác định chúng ta là ai.

C.7-8 Cái lưỡi không thể chế ngự được chỉ bằng sức lực của con người. Điều này là vì cái lưỡi giống như con rắn thông minh và nham hiểm nhất. Vậy nên, việc chỉ đơn thuần tập nói cho hay không giải quyết được vấn đề của cái lưỡi hai mặt. Có thể mất thời gian, nhưng chúng ta phải làm đầy mình bằng Lời của Đức Chúa Trời, hãy để Lời Ngài và Đức Thánh Linh tể trị để trở thành “dân của Lời Chúa”.

Tham khảo   

3: 1 Những người dạy dỗ quan trọng trong Hội Thánh đầu tiên và những người đầy tham vọng đã tìm kiếm địa vị của người dạy dỗ vì những lý do sai trật. Tuy nhiên, với trách nhiệm lớn hơn, những mong đợi lớn hơn của Đức Chúa Trời cũng đến (Lu-ca 12:48; Hê-bơ-rơ 13:17), và những người thầy sẽ bị đoán xét càng nghiêm khắc hơn (nghĩa đen là “sự đoán xét lớn hơn”), vì họ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn.

3:9 Đó là cả sự giả hình và dại dột chúc tụng Chúa trong khi thờ phượng và sau khi thờ phượng lại rủa sả ai đó được dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (xem Sáng Thế Ký 1:26-27). Nếu sự “rủa sả” hàm ý thực tế phổ biến chung về việc cầu khẩn danh Đức Chúa Trời nghịch lại một người, điều này còn tàn ác gấp đôi.

Cầu nguyện: Chúa ôi, nguyện miệng lưỡi của chúng con là công cụ ngợi khen Ngài và rao ra Phúc Âm Ngài.

Bình Luận:

You may also like