Home Quốc Tế Một Cộng Đồng Tại Myanmar Được Đọc Lời Chúa Bằng Tiếng Mẹ Đẻ Sau 128 Năm

Một Cộng Đồng Tại Myanmar Được Đọc Lời Chúa Bằng Tiếng Mẹ Đẻ Sau 128 Năm

by GospelHerald
30 đọc

Lần đầu tiên kể từ ngày được biết đến Phúc Âm 128 năm trước, một nhóm cộng đồng từng chịu nhiều bắt bớ tại Myanmar cuối cùng đã có cơ hội được đọc Kinh Thánh Tân Ước trong ngôn ngữ mẹ đẻ.

Theo một báo cáo mới nhất trên website của Hiệp hội Thánh Kinh Wycliffe Associates, hàng trăm năm trước, các nhà truyền giáo tìm đến Đông Nam Á để rao truyền Phúc Âm nhưng không có trong tay bản dịch nào, người dân nơi đây buộc phải họ lời Chúa trong một thứ ngôn ngữ xa lạ. Nhưng tuyệt diệu thay, người dân nơi đây vẫn bám giữ đức tin qua bao khó khăn và bắt bớ. Hội thánh Chúa tại những khu vực xa xôi vẫn đứng vững qua thời gian.

Thông qua chương trình dịch thuật của Hiệp hội Wycliffe, một nhóm cộng đồng giấu tên tại Myanmar cuối cùng đã được cầm trên tay bản dịch Tân Ước của riêng mình, cùng với đó là bản dịch Cựu Ước cũng sẽ ra mắt vào cuối 2016. Được biết, cộng đồng này từng là một trong số 14 nhóm ngôn ngữ lớn trên thế giới chưa bao giờ được đọc Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ, số người nói ngôn ngữ này lên đến con số 17 triệu.

“Họ đã vượt qua bắt bớ. Họ phải dạy Phúc Âm cho người trẻ bằng ngôn ngữ khác. Họ được hứa hẹn từ thế hệ này qua thế hệ khác rằng sẽ có bản dịch Phúc Âm cho họ”, chủ tịch Bruce Smith của Wycliffe cho hay.

Dịch thuật viên Kinh Thánh đối mặt nhiều rủi ro đe doạ tính mạng.

Dịch thuật viên Kinh Thánh đối mặt nhiều rủi ro đe doạ tính mạng.

Các nhà dịch thuật đã làm việc không ngừng nghỉ, dịch từng dòng Kinh Thánh sử dụng cách thức 5 bước để đảm bảo sự chính xác. Dịch thuật viên của Wycliffe cũng thường xuyên phải mạo hiểm tính mạng để đem Kinh Thánh đến cho những khu vực khó tiếp cận trên thế giới. Gần đây nhất vào hồi đầu năm, nhiều nhân viên của hiệp hội này đã bị sát hại khi đang làm việc trong một văn phòng tại khu vực Trung Đông.

“Sự việc này thực sự xảy ra khá thường xuyên. Cơ Đốc nhân bị tấn công, họ bị đánh đập, bị giết hại, bị bỏ tù, họ bị tra tấn và khủng bố rất thường xuyên nếu sinh sống ở khu vực này”, ông Bruce Smith từng nói.

Mặc cho những khó khăn, các nhà dịch thuật vẫn có “sự khát khao và kết ước để đem lời Chúa đến với người khác mặc cho những rủi ro”. “Nó cũng làm tăng niềm hạnh phúc bội phần khi được thấy Lời Chúa đến với những tấm lòng bị kẹt lại giữ vòng bạo lực hay vô vọng này”.

Được biết, Wycliffe Associates gần đây còn tổ chức những khoá huấn luyện di động để giúp đỡ các nhà dịch thuật đang làm việc tại các vùng đất nguy hiểm. Khoá huấn luyện này đem đến phương thức dịch thuật mới nhằm thu ngắn thời gian dịch thuật, kết quả đem lại chỉ trong nhiều tuần hay nhiều tháng thay vì nhiều năm như trước kia.

“Những ngày tháng tiếp cận với khu vực dễ dàng đã ở phía sau”, ông Bruce Smith nói. “Đem lời Chúa đến với phần còn lại trên đất là một thách thức chúng tôi đối mặt, thử thách mà chính Chúa đã kêu gọi chúng tôi”.

Bình Luận:

You may also like