Home Dưỡng Linh Ngày 08 – Si-Mê-Ôn Và An-Ne – Những Tiên Tri Chờ Đợi Đấng Mê-Si-A

Ngày 08 – Si-Mê-Ôn Và An-Ne – Những Tiên Tri Chờ Đợi Đấng Mê-Si-A

by SU Việt Nam
30 đọc

Đức Chúa Jêsus, Đấng đã giáng thế là Đấng Mê-si-a của Đức Chúa Trời, là ánh sáng cho người ngoại và sự vinh quang của dân Y-sơ-ra-ên.

Lu-ca 2:21-38 

21 Khi được trọn tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì họ đặt tên là Jêsus, là tên thiên sứ đã đặt trước khi con trẻ được thai dựng trong bụng mẹ. 22 Khi những ngày thanh tẩy theo luật Môi-se đã mãn, cha mẹ đem con trẻ lên thành Giê-ru-sa-lem để dâng cho Chúa, 23 như đã chép trong luật pháp của Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải biệt ra thánh cho Chúa”, 24 và dâng một cặp chim gáy, hoặc chim bồ câu con, như luật pháp của Chúa đã truyền. 25 Lúc ấy, tại thành Giê-ru-sa-lem có một người công chính và đạo đức, tên là Si-mê-ôn. Ông trông đợi sự an ủi của dân Y-sơ-ra-ên, và Đức Thánh Linh ngự trên ông. 26 Đức Thánh Linh đã cho ông biết trước rằng ông sẽ không chết trước khi thấy Đấng Christ của Chúa. 27 Được Thánh Linh cảm thúc, ông vào đền thờ đúng lúc cha mẹ đem con trẻ là Jêsus đến để làm cho Ngài các thủ tục theo luật pháp. 28 Ông bồng ẵm con trẻ và ca ngợi Đức Chúa Trời rằng: 29 “Lạy Chúa, bây giờ xin Chúa cho đầy tớ Chúa qua đời bình an, theo như lời Ngài;30vì mắt con đã thấy sự cứu rỗi của Ngài,31mà Ngài đã chuẩn bị trước mặt muôn dân,32là ánh sáng soi đường cho các dân ngoại, và là vinh quang của Y-sơ-ra-ên, tức dân Ngài. 33 Cha mẹ con trẻ ngạc nhiên về những lời Si-mê-ôn nói về con trẻ. 34 Si-mê-ôn chúc phước cho hai vợ chồng và nói với Ma-ri, mẹ con trẻ rằng: “Con trẻ nầy đã được chỉ định để làm cho nhiều người trong Y-sơ-ra-ên vấp ngã hoặc trỗi dậy, và là một dấu hiệu gây nên sự chống đối. 35 Còn cô, một thanh gươm cũng sẽ đâm thấu tâm hồn cô, để tư tưởng sâu kín của nhiều người phải lộ ra.”36 Cũng có nữ tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về bộ tộc A-se, tuổi đã cao. Sau khi kết hôn, bà đã sống với chồng được bảy năm, 37 rồi ở góa, đến nay đã tám mươi bốn tuổi. Bà chẳng hề rời khỏi đền thờ, cứ đêm ngày phục vụ Chúa, kiêng ăn và cầu nguyện. 38 Vào giờ ấy, bà cũng đến đó, ca ngợi Đức Chúa Trời và nói về con trẻ cho mọi người đang trông đợi sự giải cứu thành Giê-ru-sa-lem.

Suy ngẫm và hiểu

Phép cắt bì, việc đặt tên và nghi lễ thanh tẩy của Đức Chúa Jêsus được thực hiện theo Luật Môi-se (c.22-24). Điều này là vì Đức Chúa Jêsus cũng là một phần của đức tin và truyền thống của người Do Thái, những người đang chờ đợi Đấng Mê-si-a vì họ đã giữ Luật Môi-se (c.22-27).

Như Si-mê-ôn đã xưng nhận, Đức Chúa Jêsus là ánh sáng cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho dân ngoại và là vinh quang của dân sự Đức Chúa Trời. Nhưng điều này không đúng với tất cả mọi người. Một số người như An-ne chẳng hạn, sẽ trỗi dậy vì ánh sáng, nhưng với những người khác thì sẽ bị sa ngã vì điều đó. Và Đức Chúa Jêsus sẽ là mục tiêu của sự vu khống (c.28-38).

Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?

C.21-24 Cũng giống như Giăng (1:59), Đức Chúa Jêsus đã bị ràng buộc về mặt con người theo giao ước (phép cắt bì và lễ thanh tẩy). Nhưng việc thực hiện giao ước qua sự hy sinh cao cả của Ngài, đã cứu chúng ta khỏi sự đoán xét.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.25-29 Si-mê-ôn đã hy vọng được thấy sự an ủi của Y-sơ-ra-ên, nhưng khi ông gặp Đức Chúa Jêsus, Đấng ông đã hoàn toàn hiểu, sẽ mang đến niềm an ủi (sự cứu rỗi), khi đó ông xưng nhận rằng ông có thể qua đời trong bình an, mà không hối tiếc về điều gì. Si-mê-ôn đã không muốn sống cách tốt đẹp và thấy các con của ông thịnh vượng theo cách của thế gian. Trên hết, linh hồn của ông sốt sắng được thấy sự an ủi mà Đấng Christ sẽ mang tới. Rốt cục, có phải những hy vọng của chúng ta là để sống cho Chúa, và nhận được sự an ủi mà Chúa sẽ ban cho chúng ta vào ngày đó, hay không?

Tham khảo   

2:30-32 muôn dân. Cả dân Y-sơ-ra-ên lẫn người ngoại (c.10). Ánh sáng (c.32) là tương đương với sự cứu rỗi của Ngài trong c.30-31 (so sánh, Ê-sai 49:6). Trong khi đó sự cứu rỗi này mang đến ánh sáng soi rạng cho dân ngoại (so sánh với Công Vụ Các Sứ Đồ 26:17-18), thì nó cũng mang đến vinh quang cho dân Y-sơ-ra-ên, những người đã có sự mặc khải của Đức Chúa Trời và là những người qua đó Đấng Cứu Chuộc đã đến.

2:34-35 vấp ngã liên quan đến sự đoán xét của những kẻ kiêu căng và ngạo mạn (so sánh với 1:50-53; 6:24-26); trỗi dậy nhắc đến sự cứu chuộc của những người thấp hèn và khiêm nhường(4:18-19; 6:20-23). một dấu hiệu gây nên sự chống đối báo trước sự chống đối trong tương lai đối với Đức Chúa Jêsus. một thanh gươm nhắc đến sự đau buồn trong tương lai của Ma-ri vào lúc Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh (Giăng 19:25).

Cầu nguyệnĐức Chúa Trời ôi, xin hãy giúp chúng con sống đời sống mình theo cách mà chúng con thực sự mong ước nước của Ngài.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Sáng Thế Ký 24-26

Bình Luận:

You may also like