Home Dưỡng Linh Ngày 20 – Na-Ô-Mi Và Ru-Tơ Trở Về Tay Không

Ngày 20 – Na-Ô-Mi Và Ru-Tơ Trở Về Tay Không

by SU Việt Nam
30 đọc

Dù rằng Na-ô-mi bảo cô trở về ba lần, Ru-tơ vẫn quyết định đi với Na-ô-mi và hứa với bà, cô sẽ tận hiến cho Na-ô-mi và Đức Chúa Trời của Na-ô-mi cho đến chết. Na-ô-mi, đang bảo cô quay về quê hương, đã than khóc cho cuộc đời cay đắng của bà.

Ru-tơ 1:15-22 

15 Na-ô-mi nói với Ru-tơ: “Nầy, chị con đã trở về quê hương và các thần của nó. Con hãy theo nó mà về đi!” 16 Nhưng Ru-tơ thưa: “Xin đừng ép con lìa bỏ mẹ hoặc quay trở về! Mẹ đi đâu con sẽ đi theo đó; mẹ ở nơi nào con sẽ ở nơi đó. Dân tộc của mẹ là dân tộc của con; Đức Chúa Trời của mẹ là Đức Chúa Trời của con. 17 Mẹ chết nơi nào, con cũng muốn chết và được chôn nơi đó.

Trừ cái chết ra, nếu vì lý do nào khác khiến con lìa bỏ mẹ, nguyện Đức Giê-hô-va giáng họa trên con! 18 Na-ô-mi thấy nàng cương quyết đi theo mình thì không nói nữa. 19 Vậy hai người đi đến Bết-lê-hem. Khi họ đến Bết-lê-hem, cả thành đều xôn xao. Các phụ nữ hỏi: “Có phải Na-ô-mi đấy không?” 20 Bà trả lời họ: “Đừng gọi tôi là Na-ô-miMà hãy gọi tôi là Ma-ra, vì Đấng Toàn Năng đã khiến tôi chịu nhiều cay đắng. 21 Tôi ra đi với của cải dư đầy, nhưng Đức Giê-hô-va dắt tôi về tay không. Đức Giê-hô-va đã lên án tôi và Đấng Toàn Năng khiến tôi chịu nhiều khốn khổ.Sao còn gọi tôi là Na-ô-mi làm gì?” 22 Thế là Na-ô-mi cùng với con dâu là Ru-tơ, người Mô-áp, từ xứ Mô-áp trở về. Hai người đến Bết-lê-hem vào đầu mùa gặt lúa mạch. 

Suy ngẫm và hiểu

Ru-tơ đã bỏ những người đồng hương của mình và các thần của mình và chọn sống một cuộc sống mệt mỏi, là một góa phụ nghèo ở một đất nước ngoại bang. Cô đã đi xa tới mức trở thành đồng hương của Na-ô-mi, phục vụ Đức Chúa Trời mà Na-ô-mi tin, và cam kết sống với Na-ô-mi cho đến chết. Đây là tình yêu thương vô điều kiện (c.15-18). Người dân Bết-lê-hem đã chào mừng sự trở về của Na-ô-mi, người quay trở lại nơi sinh của mình, với nhiều sự chấn động. Tuy vậy, Na-ô-mi không che giấu tình trạng không may và đau khổ của mình, và đã giãi bày sự việc như nó vốn có. Từ đó, sự chữa lành của Na-ô-mi bắt đầu (c.19-22).

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.15 Chị dâu của Ru-tơ, Ọt-ba, chấp nhận sự khẩn khoản mạnh mẽ nói tới hai lần quay trở về quê hương cô và bắt đầu một cuộc sống mới. Đây là một hành động rất tự nhiên và hợp lý mà không ai có thể lên án. Dầu vậy, tình yêu thương là sự tận hiến và hy sinh, điều vượt quá lẽ thường tình. Nó không chỉ đơn giản là ban cho nhiều, hoặc giữ khoảng cách xa tới mức có thể không cảm thấy gánh nặng. Nếu Đức Chúa Trời chỉ yêu thương chúng ta một cách hợp lý, thì sẽ không có sự nhập thể và thập tự giá.

C.20-21 Mặc dù Na-ô-mi không biết nguyên nhân của sự không may của bà, bà biết Đấng tể trị sự không may này. Vì thế, bà không bỏ qua hoàn cảnh đáng sợ của cuộc đời bà như một cơ hội, nhưng đã xác định nó là một hành động của “Đức Chúa Trời Toàn Năng”. Sự thật thì có sự oán giận và đau buồn trong sự xưng nhận của Na-ô-mi. Dầu vậy, qua sự xưng nhận của bà, Na-ô-mi đã đi đến với Đức Chúa Trời Toàn Năng.

Tham khảo   

1:16 Quyết định của Ru-tơ có những gợi ý về mặt thuộc linh sâu rộng (2:12; Mác 10:29-31). Việc xưng nhận đức tin của cô, dân sự của mẹ… Đức Chúa Trời của con, gợi nhớ lời hứa theo giao ước căn bản: “Ta sẽ là Đức Chúa Trời của các ngươi và các ngươi sẽ là dân Ta” (Sáng Thế Ký 17:7-8; Ê-xê-chi-ên 6:7; Phục Truyền 29:13; Giê-rê-mi 24:7; 31:33; Ô-sê 2:23; Xa-cha-ri 8:8; 2 Cô-rinh-tô 6:16; Khải Huyền 21:7).

1:22 Ru-tơ người Mô-áp. Sự xuất thân của cô được đề cập đến vài lần (c.4, 22; 2:2, 6, 21; 4:5, 10; so sánh với 2:10). Trước giả nhấn mạnh cách nào sự nhân từ của Đức Chúa Trời mở rộng ra xa, nhưng chỉ qua dân Y-sơ-ra-ên (2:20), và cách nào nó dư dật đối với họ qua một người ngoại quốc (3:10; 4:13 kế tiếp). đầu mùa gặt lúa mạch. Trong tháng Tư/Năm, vài tuần trước vụ thu hoạch lúa mì (xem 2:23).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, cho dù một hoàn cảnh có thể tuyệt vọng đến mức nào, xin hãy giúp con không nghi ngờ quyền năng sáng tạo và phục hồi của Ngài.

Đọc Kinh Thánh trong năm: 1 Phi-e-rơ 1-5

Bình Luận:

You may also like