Home Quốc Tế Nhà Thờ Tại Đức Chào Đón Người Tị Nạn Hồi Giáo

Nhà Thờ Tại Đức Chào Đón Người Tị Nạn Hồi Giáo

by ChristianToday
30 đọc

Một nhà thờ tại Đức đã dành được cảm tình của cộng đồng sau khi quyết định tạm dừng các buổi nhóm chủ nhật để có chỗ ở giúp đỡ cho hơn 50 người tị nạn. Hội thánh này chính là nhà thờ đầu tiên tại nước Đức quyết định hành động một cách thiết thực kể từ khi dòng người tị nạn đổ vào quốc gia này với số lượng lên đến hàng ngàn người kể từ cuối mùa hè vừa qua.

Một ngày nọ, khi Daniela Handwerk nhìn ra khỏi cửa sổ, cô nhìn thấy hội thánh bên đường trở nên trống vắng và dần biến thành một nhà chứa người tị nạn, cô đã trở nên vô cùng hoảng hốt – và không chỉ mình bà có cảm giác này khi lần đầu nhìn thấy nó.

Tin tức rằng 50 người tị nạn sống trong nhà thờ được lan rộng khắp cộng đồng tại vùng Oberhausen, thung lũng Ruhr. Nhiều cư dân tỏ ra giận dữ và ép nhà thờ lẫn giới chức thành phố phải suy nghĩ lại. Nhiều người lo lắng về sự an ninh, một số khác thì lo lắng về sự tác động của sự việc này lên giá thuê nhà. Thậm chí, trong một buổi họp ngắn tổ chức tại nhà thờ trước khi người tị nạn đến nơi, đã có một người đàn ông phàn nàn rằng chiếc xe Mercedes mới của ông có thể sẽ bị cào xước.

Tuy nhiên, gần một tháng đã qua, sự rối loạn bắt đầu với những dòng tít trên phương tiện truyền thông đại chúng ở Đức đã dần tắt, người dân quanh đây cũng bắt đầu tỏ ra ấm áp với người tị nạn hơn. Trong số 50 người tị nạn này có khoảng 20 trẻ em, họ phải cắm trại bên trong nhà thờ.

“Ban đầu, khu vực xung quanh bị một cảm giác sợ hãi bao phủ và thậm chí nó cũng bao phủ lấy tôi,” cô Handwerk nói. “Tôi có hai con nhỏ và tất nhiên tôi lo lắng về chuyện sẽ xảy ra”.

Hiện tại, cô là một thành viên tích cực trong số 100 tình nguyện viên địa phương nhằm giúp đỡ người tị nạn. Họ dạy tiếng Đức, giúp đỡ nhiều thủ tục và chơi với các em nhỏ.

Đức sẽ đón chào khoảng một triệu người tị nạn trong năm nay, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào tại Châu Âu. Các chính trị gia Đức hiện đang bị đặt dưới áp lực cực kỳ nặng nề trong việc đẩy lui sự phản đối phần nào từ phía cộng đồng.

Tuy nhiên, câu chuyện của hội thánh Chúa ở Oberhausen đã cho thấy rằng văn hoá chào đón nồng hậu vẫn tồn tại trong một phần của đất nước này.

Một cư dân tên Sebastion Possner mới một tháng trước còn đấu tranh chống lại sự giúp đỡ của hội thánh đối với người tị nạn nhưng giờ đã thay đổi tâm ý của mình. Anh chia sẻ rằng các con anh rất vui thích khi chơi đùa cùng các em nhỏ tị nạn và anh còn quyên góp đồ chơi cùng xe đạp cho các em nhỏ.

“Một vài trong số chúng bây giờ đã có thể chào chúng tôi bằng tiếng Đức”, anh Possner nói.

Screen Shot 2015-11-28 at 12.12.16 AM

Nhà thờ được dọn dẹp để trở thành chỗ ở cho người tị nạn.

Có khoảng 140 người tị nạn tìm đến vùng Oberhausen mỗi tuần, điều này bắt buộc chính quyền phải liên tục tìm kiếm chỗ trú cho họ. Chính quyền nói rằng họ không có nhiều sự lựa chọn nên đã phối hợp cùng hội thánh địa phương để giúp đỡ.

Vào đầu tháng 11, nhiều người đã giúp tháo gỡ các hàng ghế trong nhà thờ và thay vào đó là giường sắt, chia ngăn phòng tạm bợ để làm chỗ trú cho người tị nạn. Mặc dù nhiều người trong số người tị nạn là người Hồi giáo, nhưng không hề có một lời phàn nàn nào về nơi ở này cũng như chiếc thập tự giá lớn nhất vẫn được treo trong nhà thờ. Họ tỏ ra rất vui vẻ và khiêm nhường.

“Ban đầu, nhiều thành viên lớn tuổi tại đây không thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra với nhà thờ mà họ đã tìm đến suốt bao năm, nhưng cuối cùng chúng tôi đã cùng thấu hiểu và trân trọng tầm quan trọng của một tổ chức Cơ đốc”, mục sư Stefanie Zuechner chia sẻ.

Theo kế hoạch, thành phố sẽ di dời người di cư ra khỏi nhà thờ đến một nơi ở mới vào khoảng cuối tháng Một. Nhà thờ sẽ trở lại hoạt động bình thường ngay sau đó, mặc dù vài tuần nay vẫn gây ra sự khó khăn cho nhiều người khi tìm đến thờ phượng Chúa.

Zabyl Olabi và chồng cô Mahmod, đến Đức cùng với người con trai 18 tuổi Humam, từng là chủ của một trang trại gà ở Alleppo. Họ đến Châu Âu 6 tháng trước sau khi nhà họ bị tàn phá bởi một trận không kích cũng như sự lớn mạnh của Nhà nước Hồi giáo đang gần tiến đến thành phố.

“Như bạn thấy đấy, tôi không phải là Cơ đốc nhân. Cho nên ban đầu nó trông có vẻ thật lạ để sống trong một nhà thờ. Hiện tại, chúng tôi vô cùng mệt mỏi và không biết điều gì sẽ đến”, Olabi chia sẻ.

Nơi ở của 50 người tị nạn.

Nơi ở của 50 người tị nạn.

Bình Luận:

You may also like