Home Dưỡng Linh Ngày 26 – Sự Giới Hạn Của Việc Nói Tiếng Lạ

Ngày 26 – Sự Giới Hạn Của Việc Nói Tiếng Lạ

by SU Việt Nam
30 đọc

Phao-lô cảnh báo vì ân tứ nói tiếng lạ mà không được thông dịch, không thể sinh trái trong lòng của người nói, và không có ích gì cho cộng đồng, việc sử dụng thiếu thận trọng ân tứ này có thể như là sự điên rồ đối với người không tin hoặc với những người ngoài Hội Thánh.

1 Cô-rinh-tô 14:13-25 

13 Vì thế, người nói tiếng lạ, hãy cầu nguyện để thông dịch được tiếng ấy. 14 Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì tâm linh tôi cầu nguyện, nhưng tâm trí tôi không nhận được kết quả gì. 15 Vậy tôi phải làm gì? Tôi sẽ cầu nguyện bằng tâm linh, nhưng cũng cầu nguyện bằng tâm trí; tôi sẽ hát bằng tâm linh, nhưng cũng hát bằng tâm trí. 16 Bằng không, nếu anh ca ngợi bằng tâm linh thì làm thế nào những người bình thường ngồi nghe có thể nói “A-men” với lời tạ ơn của anh được, nếu họ không hiểu anh nói gì? 17 Dù lời tạ ơn của anh thật tốt, nhưng không xây dựng cho người khác. 18 Cảm tạ Đức Chúa Trời, tôi nói được các thứ tiếng lạ nhiều hơn tất cả anh em. 19 Tuy nhiên, trong Hội Thánh, tôi thà nói năm lời bằng tâm trí để dạy dỗ người khác, hơn là cả vạn lời bằng tiếng lạ. 20 Thưa anh em, về sự hiểu biết, đừng nên như trẻ con; nhưng về điều ác, hãy nên như trẻ con. Về sự hiểu biết, hãy nên như người trưởng thành. 21 Trong luật pháp có chép: “Chúa phán: Ta sẽ phán với dân nầy qua những người nói tiếng khác, và môi miệng người ngoại quốc; dù vậy, chúng sẽ không chịu nghe Ta.” 22 Thế thì, các tiếng lạ không phải là dấu hiệu cho người tin, mà cho người không tin; nhưng lời tiên tri không phải là dấu hiệu cho người không tin, mà cho người tin. 23 Vậy, khi cả Hội Thánh cùng nhóm lại, tất cả đều nói tiếng lạ, mà có người bình thường và người chưa tin bước vào thì họ không nói rằng anh em điên sao? 24 Nhưng nếu tất cả đều nói tiên tri, mà có người không tin và người bình thường bước vào thì họ sẽ bị thuyết phục và phán xét bởi tất cả các lời tiên tri. 25 Những điều ẩn giấu trong lòng họ được phơi bày; họ sẽ sấp mình xuống thờ lạy Đức Chúa Trời, và tuyên bố rằng: “Đức Chúa Trời thật đang ở giữa anh em.” 

Suy ngẫm và hiểu 

Vì nói tiếng lạ là nói với Đức Chúa Trời trong Thánh Linh, soi sáng thuộc linh cho người nói, từ quan điểm của cộng đồng, nếu tiếng lạ không được thông dịch, thì nó không thể đem đến sự tốt lành nào cả. Vì vậy, việc nói tiếng lạ phải được nói ra trong lễ thờ phượng chung, nếu có ai ở đó có thể thông giải được tiếng đó. Ngoài ra, vì ân tứ nói tiếng lạ thuộc linh là một dấu hiệu được ban cho những người không tin (Ê-sai 28:11-12), việc sử dụng tiếng đó phải được tiết độ cho những người đó. Vì vậy, mặc dù Phao-lô cầu nguyện một cách cá nhân và hát bằng tiếng lạ, nhưng ông không làm thế trong lễ thờ phượng chung (c.13-25).

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.14-19 Mặc dù Phao-lô nói được các thứ tiếng lạ nhiều hơn tất cả những người tự hào về các tiếng lạ và phô trương về các ân tứ của họ, nhưng ông công bố rằng thà ông nói năm từ dễ hiểu, bằng tâm trí, để dạy dỗ người khác hơn là nói mười ngàn từ mà chẳng ai có thể hiểu được. Một Cơ Đốc nhân thật không phải là một người tri thức với một tấm lòng khô khan, hay một người quá đa cảm với cái đầu trống rỗng. Thế nên, chúng ta phải thận trọng trong việc tôn cao tiếng lạ như là một ân tứ tốt hơn hoặc sử dụng tiếng lạ một cách bừa bãi trong khi thờ phượng chung. Đồng thời, chúng ta không được chỉ nhấn mạnh về trí tuệ và giới hạn quyền tối thượng của Đức Thánh Linh. Mặc dù việc nói tiếng lạ là một ân tứ quan trọng, trong việc xem xét lợi ích đối với cộng đồng và nguyên tắc của tình yêu thương, nhưng đó chỉ là một ân tứ phải được tìm kiếm cuối cùng trong tất cả các ân tứ.

C.24-25 Không giống như các tiếng lạ, việc nói tiên tri khiến cho người ta ăn năn bằng cách phơi bày những tội lỗi kín dấu và dẫn họ đến xưng nhận rằng Đức Chúa Trời đang sống qua họ.

Tham khảo

14:14 Việc so sánh giữa tâm linh của tôi và tâm trí của tôi cho thấy rằng Phao-lô không nói về Đức Thánh Linh nhưng về tâm linh con người của riêng ông. Khi Phao-lô sử dụng cụm từ “tâm linh” của con người, ý ông là khả năng, vô hình ở bên trong có thể làm cho quen với những điều của Đức Chúa Trời (xem 2:10-15; 5:3-5; Rô-ma 1:9; 8:16). “Tâm trí” nhắc đến khả năng của con người kết nối với những sự hiểu biết thuộc tri thức (1 Cô-rinh-tô 14:19; 1:10).

14:16-17 bằng tâm linh. Đó là chỉ bằng tâm linh của bạn (trong các tiếng lạ), mà tâm trí không hiểu được. Người ngoài. Một người tìm hiểu quan tâm tới đạo Cơ Đốc (xem c.23-24). Các tiếng lạ không được thông dịch trong hội chúng chẳng gây dựng được người đó và vì thế không làm người ấy cảm động đối với một cam kết trọn vẹn cho Đấng Christ.

Cầu nguyện: Cảm tạ Ngài vì khiến con nhận thức về sự giới hạn của các tiếng lạ. Xin hãy để ân tứ này được sử dụng theo cách trật tự trong cộng đồng của chúng con.

Đọc Kinh Thánh trong năm: 1 Cô-rinh-tô 13-16

Bình Luận:

You may also like