Home Dưỡng Linh Ngày 14 – Của Cúng Thần Tượng

Ngày 14 – Của Cúng Thần Tượng

by SU Việt Nam
30 đọc

Trong chương 8-10, chúng ta thấy sự trả lời của Phao-lô cho câu hỏi về việc liệu các Cơ Đốc nhân có được ăn của cúng thần tượng hay không, và sự giải thích của ông về mối quan hệ giữa tự do và tình yêu thương.

1 Cô-rinh-tô 8:1-13 

1 Liên quan đến vấn đề của cúng thần tượng, chúng ta biết rằng “tất cả chúng ta đều hiểu biết cả.” Nhưng sự hiểu biết sinh kiêu căng, còn tình yêu thương thì xây dựng. 2 Nếu có ai tưởng rằng mình biết điều gì thì người ấy chưa thật sự biết như cần phải biết. 3 Nhưng nếu ai yêu mến Đức Chúa Trời thì Ngài biết người ấy. 4 Vậy, về vấn đề của cúng thần tượng, chúng ta biết thần tượng trong thế gian không thật sự hiện hữu, chỉ có một Đức Chúa Trời chứ không có thần nào khác. 5 Mặc dù người ta cho rằng có các thần ở trên trời hay dưới đất — họ tin có nhiều “thần”, nhiều “chúa” — 6 nhưng với chúng ta thì chỉ có một Đức Chúa Trời là Cha, Đấng tạo dựng muôn vật, và chúng ta sống vì Ngài; cũng chỉ có một Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ, muôn vật nhờ Ngài mà có, chúng ta cũng nhờ Ngài mà hiện hữu. 7 Nhưng không phải mọi người đều có sự hiểu biết nầy. Một số người do quá quen thuộc với thần tượng nên khi ăn của cúng tế đó, thì xem như đã thật sự cúng cho thần tượng, và lương tâm yếu đuối của họ bị ô uế. 8 Thức ăn không làm cho chúng ta gần Đức Chúa Trời hơn; nếu không ăn cũng chẳng xấu, còn ăn cũng chẳng tốt hơn. 9 Nhưng phải thận trọng, kẻo quyền tự do của anh em gây cớ cho người yếu đuối vấp ngã. 10 Nếu một người có lương tâm yếu đuối thấy bạn, là người hiểu biết, ngồi ăn trong đền miếu thần tượng thì chẳng phải người ấy được khuyến khích ăn của cúng thần tượng sao? 11 Thế thì sự hiểu biết của bạn đã làm hư mất người yếu đuối ấy, là người anh em mà Đấng Christ đã chết thay cho. 12 Như vậy, khi phạm tội đối với anh em, làm tổn thương lương tâm yếu đuối của họ là bạn đã phạm tội với Đấng Christ. 13 Cho nên, nếu thức ăn tạo cớ vấp phạm cho anh em, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt, để khỏi tạo cớ vấp phạm cho anh em tôi. 

 Suy ngẫm và hiểu

Ở Cô-rinh-tô, vào lúc Phao-lô viết bức thư này, của cúng thần tượng trên bàn thờ của người ngoại được bán ở ngoài chợ sau khi cúng. Vì điều này, có sự tranh cãi xảy ra ở Hội Thánh Cô-rinh-tô giữa những người lập luận rằng không được ăn đồ ăn như thế, và những người cho rằng họ có thể ăn đồ ăn ấy một cách tự do. Phao-lô yêu cầu họ giải quyết vấn đề này không phải từ quan điểm của sự hiểu biết (riêng) mà từ quan điểm của tình yêu thương (chung). Điều này là vì tình yêu thương chứ không phải tri thức, sẽ bảo vệ các thành viên của Hội Thánh, những người có đức tin yếu đuối, khỏi việc hiểu sai những nguyên tắc đằng sau việc ăn của cúng thần tượng (c.1-13).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.4-6 Đức Chúa Trời là chân thần duy nhất. Nhiều thần tượng của đời này mà được thể hiện là thần, là chúa, đều là sai trật. Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên toàn thế gian, bao gồm cả chúng ta, vì chính Ngài. Cho nên, đời sống của chúng ta phải được dâng cho Đức Chúa Trời, Chúa của sự sáng tạo.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.1-3, 10 Mặc dù “những người mạnh mẽ”, những người tự hào về tri thức của mình, cho rằng bằng việc dạy dỗ “những người yếu đuối”, họ đã giúp đỡ đức tin của người yếu đuối bị rúng động trong nỗi sợ hãi trước các thần tượng, Phao-lô quả quyết rằng thực tế, sự dạy dỗ của họ đã khiến cho những thành viên yếu đuối của Hội Thánh đến chỗ bị hủy hoại. Cộng đồng của các tín hữu được nuôi dưỡng bởi mối thông công hòa thuận khi đức tin được gây dựng bởi tình yêu thương, chứ không phải bởi tri thức. Nếu chúng ta không có mối tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời, và nhận biết tình yêu thương của Ngài và tình yêu thương của người khác, thì tri thức của chúng ta chỉ là sự ngu dại nguy hiểm mà thôi.

Tham khảo   

8: 7 Vào thời của Phao-lô, người ngoại sợ điều mà các thần có thể làm cho những người bỏ bê thờ lạy họ. Một số Cơ Đốc nhân ở Cô-rinh-tô có lẽ đã thấy đó là một cuộc đấu tranh liên tục khi chỉ đặt niềm tin của họ nơi Đấng Christ, thay vì cố gắng xoa dịu các thần mà trước đây họ đã thờ lạy.

8:10-11 Ở chỗ khác Phao-lô dùng từ hư mất (tiếng Hy Lạp là apollymi) có nghĩa là sự hủy diệt đời đời (Rô-ma 2:12; 1 Cô-rinh-tô 1:18; 15:18; 2 Cô-rinh-tô 2:15; 4:3; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:10), và một số người thông dịch đã xem cách dùng thuật ngữ của Phao-lô ở đây có nghĩa tương tự. Những người khác thấy điều này là một sự nhắc đến sự tổn hại về đạo đức gây ra cho các anh em yếu đuối hơn (lương tâm người đó “bị ô uế”, 1 Cô-rinh-tô 8:7).

Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con yêu Ngài nhiều hơn tri thức của chúng con và suy nghĩ và hành động bằng tấm lòng yêu thương.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Công Vụ 24-26

Bình Luận:

You may also like