Home Quốc Tế Bùng Nổ Hội Thánh Tư Gia Tại Cuba

Bùng Nổ Hội Thánh Tư Gia Tại Cuba

by GodReports
30 đọc

Nếu có dịp ngang qua quốc đảo Cuba vào một sáng Chúa Nhật, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp tại bất kỳ đâu hình ảnh những hội thánh đầy ắp con dân Chúa cùng nhau thờ phượng ngay tại nhà. Việc gặp gỡ nhau để cùng thờ phượng tại những địa điểm nhỏ đã trở nên một phần rất quen thuộc tại đất nước Bắc Mỹ này. Một phần của sự bùng nổ này cũng nhờ vào những biến chuyển của nền không khi chính trị.

Tại Cuba, không gian thờ phượng chính là thử thách lớn nhất đối với các hội thánh. Theo luật pháp của nhà nước, các hội thánh không được phép mua đất hay mở rộng diện tích. Cớ vì đó mà có nhiều hội thánh thì tìm cách mở rộng bằng cách xây dựng thêm tầng lầu, có hội thánh thì chuyển dần sang các nhóm thờ phượng tại nhà riêng rồi từ từ nhân rộng mô hình này mỗi khi trở nên quá đông người.

Mục sư “Miguel” là người quản lý một hội thánh thường thờ phượng tại một căn hộ chung cư, hiện tại họ phải chuyển sang một cái sân rộng hơn ở khu gần đó.

“Khi bạn có 80 đến 100 người cùng thờ phượng trong một ngôi nhà, điều đó thật sự rất khó vì hàng xóm sẽ rất khó chịu”, mục sư Miguel chia sẻ.

Đây là một viễn cảnh rất quen thuộc đối với các hội thánh tại Cuba, tuy nhiên nó cũng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hội thánh nơi đây. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hơn 16.000 hội thánh Tin Lành tại Cuba đã được mở ra.

1

Mục sư “Nestor” và vợ “Rosa” sống trong một căn phòng ở phía trên của một nhà thờ nhỏ. “Một trong những điều giúp đức tin chúng tôi phát triển mạnh mẽ đó chính là những hạn chế và khó khăn”, ông Nestor chia sẻ.

Vào mỗi sáng Chúa nhật hay vào đêm thờ phượng hàng tuần, sẽ không thể nào đủ ghế ngồi cho tất cả mọi người.

“Mọi người ở đây không quan tâm đến sự thoải mái bản thân”, bà Rosa nói. “Họ có thể mệt mỏi vì làm việc cả ngày và phải ngồi trên một cái túi chất đầy đá hoặc những chiếc ghế cũ dán đầy keo, hoặc thậm chí là đứng suốt buổi thờ phượng, nhưng họ đều cảm thấy vui vẻ với điều đó”.

Các mục sư lãnh đạo hội thánh tại Cuba đều cho rằng những cột mốc kéo theo sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết vào những năm 1990 chính là sự đánh dấu cho làn sóng bùng nổ các hội thánh tại Cuba.

“Khi chính quyền Liên Bang Xô Viết sụp đổ, Cuba đã phải trả qua rất nhiều thử thách, nhiều người sau đó tìm đến các hội thánh để tìm kiếm hi vọng”, mục sư “Julio” nói.

Cũng trong khoảng thời gian đó, chính quyền đã từ bỏ triết lý vô thần chối bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, thay vào đó họ lại tiếp tục tuyên bố rằng mình là một quốc gia thế tục, điều này làm tất cả mọi người trở nên bối rối và bắt đầu thắc mắc về niềm tin của chính đất nước mình. Trong khoảng thời gian đó, các hội thánh tại đây không được phép mở rộng xây dựng nhưng được phép thờ phượng tại gia.

Chính sự thay đổi này đã đánh dấu sự lớn mạnh trong phong trào hội thánh tư gia. Nó được nhiều người so sánh với lịch sử hội thánh được ghi chép trong sách Công Vụ.

2

Mục sư “Francisco” là một trong hàng ngàn mục sư đi theo con đường phát triển hội thánh tư gia. Ông tin Chúa sau khi có một giấc mơ về Chúa Giêxu và hiện tại Chúa đã biến đổi ông thành một người dẫn đầu hội thánh trong khu vực, gặp gỡ thờ phượng 3 lần mỗi tuần.

“Chúng tôi rao giảng Phúc Âm với bất kì ai trong khu vực này, Kinh Thánh Tân Ước được đem tới mọi nhà”, ông nói. “Chúng tôi không thể dừng lại, chúng tôi sẽ không dừng lại, bởi vì thậm chí nếu họ không chấp nhận Chúa trong lần đầu, lần thứ hai, lần thứ ba hay thứ tư, thậm chí hơn nữa thì chúng tôi cũng không thể dừng lại một khi họ tin nhận Chúa”.

3

Vinh quang nhờ vào thử thách

Sự phát triển của hội thánh Chúa tại Cuba thật diệu kỳ đối với một quốc gia còn nghèo khó như thế. Mức lương trung bình một tháng của một công chức chính phủ là khoảng 20USD, những chuyên viên thì cũng chỉ nhận được ít hơn 50USD mỗi tháng.

Nhưng, các hội thánh tại Cuba vẫn được biết đến với sự giàu có và tấm lòng sẵn sàng hi sinh vì sự phát triển của Tin Lành.

“Chúng tôi muốn chia sẻ với người khác những gì chúng tôi có”, ông Francisco nói. “Cái chúng tôi có, chứ không phải cái chúng tôi còn lại”.

4

Một trăn trở khác đối với con cái Chúa nơi đây nằm trên mặt trận thuộc linh có tên gọi “Santeria”. Đây là một hệ thống niềm tin bị ảnh hưởng lai tạp giữa các tín ngưỡng Tây Phi và Thiên Chúa giáo. Santeria được biết đến rất nhiều với những nghi lễ và hình thức thờ phượng của nó.

Mục sư Nestor từng hứng chịu nhiều sự phản kháng từ phía những người hàng xóm tin theo Santaria. Trong một buổi thờ phượng vào sáng Chúa nhật, một nhóm người theo tín ngưỡng Santaria đã đứng ngay ngoài chỗ nhóm và thi nhau đánh trống thổi kèn.

“Nó giống như cuộc chiến thuộc linh vậy. Hội thánh chúng tôi chỉ cầu nguyện, đột nhiên sấm chớp ập đến làm họ sợ hãi phải rời đi”.

Con dân Chúa nơi đây đang dần cảm thụ một “mùa mới” thoải mái hơn xét về khía cạnh những luật lệ cấm đoán. Hiện tại đã dễ dàng hơn để truyền giáo bên ngoài hội thánh và họ được phép tổ chức các sự kiện đặc biệt nhiều hơn.

Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn là các hội thánh không được mở rộng hoặc mua đất và họ cũng không được sản xuất các chương trình Cơ Đốc. Ngoài ra, mọi người còn phải sống trong một nền kinh tế bất ổn. Tuy nhiên mọi người đều có cho mình một niềm tin về tương lai tươi sáng.

Đôi khi, thiếu đi sự khó khăn thì sẽ không có chỗ cho sự thử thách để phát triển và cũng sẽ chẳng có được vinh quang nào.

Bình Luận:

You may also like