Home Dưỡng Linh Ngày 17 – Luật Về Sự Bồi Thường

Ngày 17 – Luật Về Sự Bồi Thường

by SU Việt Nam
30 đọc

Phân đoạn ngày hôm nay giải quyết việc xử phạt mà một người gây ra tổn hại cho con vật hoặc tài sản của một người khác phải chịu, cũng như việc bồi thường mà họ phải trả vì nó.

Xuất Ai Cập Ký 22:1-15 

1 Nếu ai bắt trộm một con bò hay một con chiên rồi giết hoặc bán đi, thì phải đền gấp năm lần cho mỗi con bò và gấp bốn lần cho mỗi con chiên. 2 Nếu kẻ trộm bị bắt quả tang đang lúc cạy cửa và bị đánh chết thì kẻ đánh chết không mắc tội làm đổ máu; 3 nhưng nếu việc xảy ra sau khi mặt trời mọc thì kẻ đánh chết người sẽ mắc tội làm đổ máu. Kẻ trộm phải bồi thường; nếu kẻ trộm không có gì để bồi thường thì sẽ bị bán vì tội trộm cắp. 4 Nếu tìm thấy trong tay kẻ trộm vật mà nó đã lấy, hoặc bò, lừa hay chiên còn sống thì kẻ trộm đó phải bồi thường gấp đôi. 5 Nếu ai gây hư hại cho ruộng hay vườn nho, hoặc thả súc vật mình vào cắn phá ruộng người khác thì người ấy phải lấy hoa lợi tốt nhất của ruộng hay là vườn nho mình mà bồi thường. 6 Nếu lửa bùng phát và bắt sang bụi gai rồi thiêu hủy các bó lúa, lúa chưa gặt, hay là đồng ruộng thì kẻ gây hỏa hoạn đó phải bồi thường toàn bộ mọi vật đã bị cháy. 7 Khi ai giao tiền bạc hay đồ vật cho người lân cận mình giữ, chẳng may bị mất trộm trong nhà người đó; nếu tên trộm bị bắt thì nó phải đền gấp đôi. 8 Còn nếu tên trộm không bị bắt thì chủ nhà sẽ bị đem đến trước mặt Đức Chúa Trời để xác định là mình có lấy tài vật của người lân cận mình hay không. 9 Trong mọi việc tranh tụng liên quan đến tài sản, hoặc bò, lừa, chiên, áo xống hay bất cứ vật gì bị mất, mà có người nói: “vật nầy là của tôi” thì cả hai bên phải đến trước mặt Đức Chúa Trời. Bên nào bị kết án sẽ phải bồi thường gấp đôi cho người lân cận mình. 10 Nếu người nào giao lừa, bò, chiên, hoặc súc vật nào khác cho người lân cận mình giữ, và nó bị chết, bị thương hay bị bắt mất mà không ai thấy 11 thì hai bên phải nhân danh Đức Giê-hô-va mà thề để xác định rằng người giữ súc vật không hề lấy tài vật của người lân cận mình. Người chủ phải chấp nhận lời thề, và người kia không phải bồi thường gì hết. 12 Nhưng nếu con vật bị người đó bắt trộm thì phải bồi thường cho chủ nó. 13 Nếu con vật bị thú rừng xé ra từng mảnh, người giữ con vật đưa ra được bằng chứng thì sẽ không phải bồi thường con vật bị xé đó. 14 Nếu ai mượn người lân cận mình một con vật, rồi nó bị thương hay bị chết trong lúc chủ không có mặt, thì người đó phải bồi thường. 15 Nhưng, nếu chủ có mặt tại đó thì không phải bồi thường. Nếu con vật đã cho thuê thì giá thuê thế cho tiền bồi thường. 

Suy ngẫm và hiểu

Đức Chúa Trời phán rằng tội trộm cắp phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, hình thức của sự trừng phạt khác nhau tùy theo những tình huống khác nhau. Ví dụ, tên trộm càng có thói quen và ít sợ hãi hơn, thì sự trừng phạt càng nghiêm khắc hơn (c.1-4).

Nếu một người phải chịu trách nhiệm về sự tổn hại của một người khác, họ phải bồi thường cho sự mất mát đó. Dầu vậy, nếu một người quản lý tài sản đã cố gắng hết sức, thì không cần phải bồi thường, cho dù có sự tổn hại. Một người chủ không quản lý tốt tài sản mà Đức Chúa Trời ban cho, và giao nó một cách thiếu suy nghĩ cho một người khác, thì phải chịu trách nhiệm (c.5-15).

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.7-15 Một người phải chịu trách nhiệm đối với tài sản của một người khác, mà lại làm mất số tài sản đó vì lầm lỗi của chính mình, thì phải bồi thường. Tuy vậy, nếu người này đến trước một quan tòa và xác quyết, bằng một lời thề nhân danh Đức Chúa Trời, rằng họ không có lỗi, thì người bị tổn hại phải tin cậy lời thề này và tha thứ cho người kia. Điều này là bởi vì luật coi một mối quan hệ có sự tin cậy quý giá hơn bất cứ thứ gì khác. Cho dù chúng ta bị tổn hại, chúng ta không được để mất lòng tin vào mọi người. Thay vì nghi ngờ, trước tiên phải xem xét tình huống của một người, sau đó phải khoan dung đối với họ. Dẫu rằng chúng ta mất một tài sản, nhưng chúng ta sẽ có được một con người.

Tham khảo   

22:7-13 Thêm vào luật giải quyết sự tổn hại hoặc việc trộm cắp tài sản một người sở hữu, phần này mô tả những bối cảnh, trong đó một người được một người khác giao cho hoặc là tài sản hoặc là con vật nhờ trông giữ, và vật giao cho người này bị ăn trộm (c.7-9) hoặc bị làm tổn hại (c.10-13).

22:9 Trong trường hợp này, việc nói dối là nạn nhân của một vụ trộm là phương kế qua đó một người hành động như là một tên trộm và lấy tài sản của người lân cận (cả trong c.12). Như vậy, người này phải bồi thường gấp hai cho người lân cận, đó chính là sự bồi thường đối với một tên trộm cắp (xem c.4). Người này phải nói “đây là nó” để chỉ ra”, đây là vật đang bị tranh chấp”.

Cầu nguyệnXin hãy giúp chúng con cân nhắc những mối quan hệ của chúng con với những người khác quý giá hơn so với những lợi ích của chúng con.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Châm Ngôn 16-18

Bình Luận:

You may also like