Home Quốc Tế Học Cách Chia Sẻ Đức Tin Từ Vị Phó Hiệu Trưởng Từng Là Người Hồi Giáo

Học Cách Chia Sẻ Đức Tin Từ Vị Phó Hiệu Trưởng Từng Là Người Hồi Giáo

by Ban Biên Tập
30 đọc

Với một người giữ chức vụ Phó hiệu trưởng tại một trường đại học danh tiếng, chắc hẳn người đó phải có cuộc sống rất bận rộn. Tuy nhiên, Phó hiệu trưởng David Nasser của trường đại học Liberty University lại không quản ngại điều đó mà ngược lại rất tích cực trong công tác truyền rao Tìn Lành Cứu Chúa ra xung quanh.

Khi xảy ra cuộc cách mạng tại Iran, lúc bấy giờ David Nasser mới chỉ là một cậu bé, ông cùng với gia đình theo Hồi giáo truyền thống của mình đã rời bỏ quê hương Iran đến Mỹ sinh sống.

Vài năm sau đó, cha mẹ ông trở thành chủ của một nhà hàng tại thành phố Birmingham, bang Alabama. Các thành viên trong hội thánh địa phương đã ghé thăm nhà hàng của gia đình ông và nhận thấy rằng nhà hàng này đang rất thiếu hụt nhân viên. Họ đã sẵn sàng xắn tay áo lên và đứng phục vụ bàn như những người làm đích thực.

Một trong số những người đó là người hát dẫn tại nhà thờ, anh ta đã dẫn cha của Nasser đến với buổi luyện tập cho dàn hợp xướng. Cha của Nasser đã trình bày về nhu cầu người làm tại nhà hàng và mạnh dạn yêu cầu giúp đỡ, ông nói rằng bất kì ai trong dàn hợp xướng cũng có thể đăng kí làm theo ca tại nhà hàng của ông.

Đây là một phần trong chuỗi sự kiện đã dẫn dắt cả nhà Nasser đến với Chúa.

Gia đình David Nasser xuất thân từ Hồi giáo nên ông rất thấu hiểu cách đem Tin Lành đến với cộng đồng người đạo Hồi.

Gia đình David Nasser xuất thân từ Hồi giáo nên ông rất thấu hiểu cách đem Tin Lành đến với cộng đồng người theo đạo Hồi.

Và đó cũng chính là điều mà Nasser tin rằng rất cần thiết để đem Phúc Âm tiếp cận những người theo Hồi giáo. Qua những chia sẻ của ông, chúng ta có thể học hỏi nhiều điều để đem Phúc Âm rao ra, đến gần hơn với những người xung quanh mình chứ không phải chỉ là người Hồi giáo.

“Khi mà chúng ta nói về việc ‘tiếp cận một ai đó’, đó mới chỉ dừng ở trí tưởng tượng trừ khi chúng ta thực sự bước ra,” ông nói. “Nhưng một khi bạn nhìn ra và nhận thấy rằng bạn có những người bạn Hồi giáo đang làm việc quanh mình, hay những gia đình Pakistan vừa chuyển đến khu bạn sinh sống. Đó chính là điều mà những người trong hội thánh Báp-tít ở Birmingham đã làm cho gia đình tôi.”

Trong trường hợp của gia đình ông, các thành viên trong hội thánh đã tìm kiếm sự tương đồng và gây dựng mối quan hệ tốt.

David Nasser giải thích rằng: “Nếu bạn có những người hàng xóm Hồi giáo, hãy bỏ ra thời gian ghi nhớ tên của họ. Có thể họ sẽ có con cái cùng tuổi với con cái bạn. Bắt đầu chơi cùng nhau. Xuất hiện và giúp họ cắt cỏ. Hoặc ra tay giúp đỡ nếu họ vừa chuyển đến. Khi bạn hiểu rõ họ, giúp họ trông nom con cái hoặc nhiều việc khác. Đơn giản là xây dựng một tình bạn dựa trên sự phục vụ lẫn nhau.”

Một điều quan trọng nữa nên nhớ khi làm bạn với những người Hồi giáo đó là phải cực kì nhạy cảm với những vấn đề văn hoá. “Cho phép văn hoá của họ xâm nhập vào đời sống của bạn. Hãy thử thức ăn của họ, tìm hiểu xem cuộc sống ở quê hương họ như thế nào. Dành thời gian tìm hiểu về văn hoá của họ.”

“Chúng ta phải thích ứng bản thân với đức tin của họ. Một phần quan trọng của điều đó chính là nhìn vào cuộc sống của người đó. Sẽ thật tuyệt vời nếu như bạn bắt đầu hỏi họ về đức tin của họ,” ông nói.

“Nó cho thấy bạn cảm thấy điều thú vị từ họ. Chúng ta nên sẵn sàng học hỏi.”

Xây dựng mối quan hệ là một nền tảng tốt cho việc chia sẻ Phúc Âm nhưng không phải là điều quan trọng nhất...

Xây dựng mối quan hệ là một nền tảng tốt cho việc chia sẻ Phúc Âm nhưng không phải là điều quan trọng nhất…

Mặc dù việc có mối quan hệ tốt là một nền tảng để bắt đầu đưa những người xung quanh về với Vương Quốc Đức Chúa Trời, nhưng nó là không đủ.

Chúng ta phải chia sẻ Phúc Âm bằng lời nói, nhưng phải làm đúng cách.

“Có người vừa mới nhảy vào đã lập tức cuộc trò chuyện. Chúng ta nên bắt đầu mọi thứ với lòng trắc ẩn. Tìm kiếm sự tương đồng, sau đó chia sẻ về Đấng Christ,” ông giải thích. “Đó là điều Chúa Giêxu đã làm. Ví dụ như với người đàn bà tại giếng nước. Trước khi Chúa nói bà không còn tội lỗi nữa, Ngài đã tiến đến và ngồi cùng bà.”

Giống như Chúa Giêxu, động lực chia sẻ Phúc Âm của chúng ta không nên đem ra sự sợ hãi nhưng là đem ra tình yêu.

“Việc muốn đưa ai đó về với Chúa vì người đó có ý muốn giết bạn không phải là một động lực quá tệ nhưng luôn còn một động lực tốt hơn thế. Thay vì tìm kiếm sự an toàn cho bản thân, chúng ta nên đem đến sự an toàn cho những người bạn của mình,” lời khuyên của David Nasser.

Nếu mục tiêu cuối cùng đó là việc đưa người bạn đó về với Chúa chứ không phải là tìm kiếm sự an toàn cho bản thân [như kiểu cứu người khác vì sợ họ làm hại mình] thì bạn sẽ có được cả hai điều đó; người đó không còn là kẻ thù nữa, nhưng là anh chị em mình.”

“Người Hồi giáo không phải là kẻ thù; họ là phần thưởng. Chúng ta là một phần của Vương Quốc duy nhất nơi mà Chúa của nơi đó thậm chí đã chết cho kẻ thù của mình. Đó là chúng ta vì họ, không phải là chúng ta đối nghịch họ. Chúng ta muốn nhìn thấy họ quay đầu về với Đấng Christ. Và chúng ta cần có lòng trắc ẩn dành cho những con người mà mình nên đứng dậy vì họ.”

Theo CharismaNews
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like