Home Bài Viết Bạn Làm Gì Khi Chúa Dường Như Không Ở Đó?

Bạn Làm Gì Khi Chúa Dường Như Không Ở Đó?

by ChristianToday
30 đọc

“Con gái ông đã chết rồi; còn phiền Thầy làm chi?” – Mark 5:35

Bạn sẽ làm gì khi mọi thứ dường như đến bước đường cùng mà Chúa vẫn không xuất hiện?

Có thể bạn đang cầu nguyện tha thiết cho một điều gì đó và tình hình rõ ràng trở nên tốt hơn, nhưng đột nhiên vài chuyện lại chuyển hướng, dần trở nên tồi tệ hơn.

Hoặc có thể bạn đã có một sự gặp gỡ mạnh mẽ với Chúa bằng một cách nào đó – nhưng sau đó, “cuộc sống thực tại” trở nên xấu xí và vùi dập bạn một cách tàn bạo.

Khi chúng ta tiếp tục cuộc hành trình trong sách Phúc Âm Mác, chúng ta sẽ tìm thấy 2 người cũng vật lộn với thực tế nghiệt ngã như thế.

Đầu tiên là người cai nhà hội với cái tên cụ thể là Giai-ru (Mác 5:22) nhắc nhở chúng ta rằng ông là một người thật với cuộc đời thật và một nan đề thật: đứa con gái 12 tuổi của ông bị bệnh nặng. Giai-ru gieo mình nơi chân Chúa Giê-xu, cầu xin giúp đỡ – và chắc hẳn rất vui mừng khi Chúa Giê-xu đồng ý đi cùng ông về nhà.

Và sau đó là thảm họa. Chúa Giê-xu bị phân tâm trên đường. Một nhu cầu khẩn cấp khác xuất hiện – và Chúa Giê-xu dừng lại để giúp đỡ. Khi chuyện đó đang xảy ra, một người đưa tin tới và nói với Giai-ru rằng “Con gái ông đã chết, còn phiền Thầy làm chi?”. Tại sao thực sự sau cùng Chúa Giê-xu chẳng giúp được gì. Chỉ trong một khoảnh khắc, Chúa dường như hành động nhưng giờ đây hóa ra câu chuyện hoàn toàn vô vọng.

looking-at-clouds

Hãy nói về việc gián đoạn! Đó là người phụ nữ bị bệnh mất huyến đã 12 năm. Hãy dừng lại một chút và suy nghĩ: trong suốt 12 năm, biết bao lần bạn đã khóc với Chúa xin giúp đỡ mà dường như không có kết quả. 12 năm trước, bạn ở đâu và bạn đang làm gì? Đó là một khoảng thời gian dài đối với cuộc đời một con người – đặc biệt là khi những lời cầu nguyện không được đáp lời.

Bạn đã biết (hoặc bạn có thể đọc trong sách Mác 5) rằng người phụ nữ bị mất huyết đã được chữa lành khi bà đụng vào áo choàng của Chúa Giê-xu. Và thật kì diệu, cô bé 12 tuổi đã sống lại ngay khi Chúa Giê-xu nói “Ta-li-tha Cu-mi”(câu 41).

Tất cả những điều này nhắc nhở chúng ta rằng:

Sự chậm trễ là một phần cố ý trong kế hoạch của Chúa. Điều này được nhìn thấy trong suốt Kinh Thánh: Chúa Giê-xu nghe tin người bạn Lazarus bị bệnh nặng – nhưng Ngài chờ vài ngày sau mới đến thăm ông, trong thời gian đó Lazarus đã chết (Giăng 11:6). Một người phụ nữa khóc xin Chúa Giê-xu giúp đỡ nhưng Ngài chẳng đáp một lời (Ma-thi-ơ 15:23)

Sự chậm trễ dường như là một cách mà Chúa mở rộng giới hạn của chúng ta và mang sự vinh quang lớn hơn cho Danh Ngài. Một lúc nào đó thật quá đau đớn bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy kết quả và phải trưởng thành trong đức tin.

Cái chết không phải là sự cuối cùng. Cuối cùng, những khó khăn nhắc nhở chúng ta về thẩm quyền của Chúa Giê-xu trên bệnh tật và cái chết. Điều đó không có nghĩa là Ngài luôn tự động chữa lành chúng ta hoặc khiến chúng ta không chết, Ngài không như thế. Nhưng nó có nghĩa là trong cuộc sống, trong sự chậm trễ, trong hoạn nạn và thậm chí trong cả cái chết, Chúa Giê-xu là Đấng có thể tin tưởng hoàn toàn.

Đức tin là thuốc giải trừ sự sợ hãi. Lời của Chúa Giê-xu với Giai-ru cũng là lời của Ngài với chúng ta: “Đừng sợ, chỉ tin mà thôi”. Như Donald English từng nói “Nếu Chúa Giê-xu vẫn còn bên bạn, không có đất cho sự sợ hãi. Hãy tin Ngài chứ không phải là tin vào hoàn cảnh.”

Một ví dụ cho cuộc đời đức tin đó là Elizabeth Goldsmith. Cô được nuôi dưỡng bởi một cặp vợ chồng giáo sĩ tại Trung Quốc, bị chia cách khỏi họ suốt 5 năm bởi Thế Chiến II, cô còn mất đi người mẹ trong một cuộc xung đột. Sau đó, Elizabeth Goldsmith bước vào lĩnh vực truyền giáo. Cuốn tự truyện của cô với tên gọi “God can be trusted” (tạm dịch “Chúa có thể tin được”) đã tóm tắt cách mà cô trải nghiệm những lẽ thật này trong chính cuộc đời mình.

[contact-form-7 id=”20937″ title=”contact tin nhận Chúa”]

Theo ChristianToday
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like