Home Dưỡng Linh Ngày 08 – Trước Ngọn Lửa Của Sự Chịu Khổ

Ngày 08 – Trước Ngọn Lửa Của Sự Chịu Khổ

by SU Việt Nam
30 đọc

Là Cơ Đốc nhân, chúng ta cần tỉnh táo về ý muốn của Đức Chúa Trời ở giữa sự chịu khổ và phụ thuộc vào Đức Thánh Linh, Đấng ở với chúng ta trong sự chịu khổ đó và hãy để mọi sự cho Đức Chúa Trời.

1 Phi-e-rơ 4:12-19

12 Thưa anh em yêu dấu, khi lửa thử thách đến để thử nghiệm anh em thì đừng ngạc nhiên như mình gặp một việc khác thường. 13 Nhưng anh em dự phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu thì hãy vui mừng bấy nhiêu; để khi vinh quang của Ngài được bày tỏ, anh em cũng được vui mừng, hoan hỉ. 14 Nếu anh em bị sỉ nhục vì danh Đấng Christ thì anh em có phước, vì Thánh Linh vinh quang của Đức Chúa Trời ngự trên anh em. 15 Đừng có ai trong anh em chịu khổ như kẻ giết người, kẻ trộm cắp, kẻ phạm pháp, hoặc kẻ ưa xen vào chuyện người khác. 16 Trái lại, nếu có ai vì làm Cơ Đốc nhân mà chịu khổ thì đừng hổ thẹn; nhưng hãy vì danh ấy mà tôn vinh Đức Chúa Trời. 17 Vì thời kỳ phán xét đã đến, bắt đầu từ nhà Đức Chúa Trời; nếu bắt đầu từ chúng ta thì sự cuối cùng của những kẻ không vâng phục Tin Lành Đức Chúa Trời sẽ thế nào? 18 Và “nếu người công chính còn khó được cứu rỗi, thì những kẻ bất kính và kẻ có tội sẽ ra sao?” 19 Vậy, những người chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa Trời, hãy tiếp tục làm lành và phó thác linh hồn mình cho Đấng Tạo Hóa thành tín.

Suy ngẫm và hiểu

Đức Chúa Jêsus phải chịu khổ, cho nên không có gì ngạc nhiên khi chúng ta, những người theo Đức Chúa Jêsus, cũng phải chịu khổ. Sự chịu khổ và sự làm nhục mà chúng ta trải qua vì Đức Chúa Jêsus chỉ rõ sự dự phần của chúng ta trong vinh quang của Ngài, Đấng sẽ trở lại, và minh chứng rằng chúng ta là dân sự của Đức Chúa Trời (c.12-14). Vì vậy, chúng ta không được hổ thẹn về việc chịu khổ vì đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Jêsus, và thay vào đó, phải dâng mọi sự cho Đức Chúa Trời và tiếp tục sốt sắng vì việc lành (c.15-19).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.14-16 Đức Chúa Trời cho phép “Thần Linh của sự vinh quang” ở cùng với những người chịu khổ trong danh của Đấng Christ. Ngài cũng giúp đỡ họ không đưa sự chịu khổ đến cho chính mình vì việc phạm tội. Vì vậy, chúng ta đừng hổ thẹn khi chúng ta chịu khổ trong sự công chính cho Chúa, và hãy xem đó là một cơ hội để tận hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời nhiều hơn.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.18 Sự cứu rỗi không phải là điều gì đó rẻ mạt. Sự cứu rỗi là một món quà quý giá chỉ có thể nhận được khi chúng ta quăng xa những đam mê xác thịt của chúng ta và loại bỏ những thần tượng. Chúng ta hãy cảnh giác với nhữngphúc âm giả, những thứ chỉ nói về đặc quyền của thập tự giá. Phúc Âm thật không chỉ nói về ân điển của thập tự giá, mà còn thách thức chúng ta vác thập tự giá riêng của mình, nếu chúng ta đã nhận được ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta có phụ thuộc vào Phúc Âm thật hay không? Điều này sẽ được minh chứng qua sự chịu khổ của chúng ta vì Đức Chúa Jêsus.

Tham khảo   

4:12-13 Những anh em yêu dấu đánh dấu sự bắt đầu phần mới của bức thư (2:11). Đối với các Cơ Đốc nhân, sự chịu khổ là chuẩn mực, không có ngoại lệ đáng ngạc nhiên nào cả. Chịu khổlàm một Cơ Đốc nhân là một sự kêu gọi để vui mừng làm một môn đồ của Đấng Christ và niềm vui như thế là sự mở đầu cho sự vui mừng sắp đến vào thời điểm trở lại của Đấng Christ (khi vinh quang của Ngài được bày tỏ).

4:16 Thuật ngữ Cơ Đốc nhân trong Tân Ước luôn được những kẻ chống đối các tín hữu dùng (ngoại trừ trường hợp này). Thuật ngữ này được tạo ra ở An-ti-ốt (Công Vụ Các Sứ Đồ 11:26), và vua Ạc-ríp-ba đã dùng nó trong cuộc hội thoại của mình với Phao-lô (Công Vụ Các Sứ Đồ 26:28). Thuật ngữ này có nghĩa là “người đi theo Đấng Christ”. Các Cơ Đốc nhân phải chịu khổ theo cách như thế thì họ sẽ mang đến sự tôn quý cho Đức Chúa Trời thay vì làm ô danh Ngài.

 Cầu nguyệnLạy Đức Chúa Trời, cảm tạ Ngài vì ban cho chúng con lý do để vui mừng trong sự chịu khổ của mình.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Thi Thiên 139-141

Bình Luận:

You may also like