Home Dưỡng Linh Ngày 25 – Một Người Cầm Quyền Công Bằng

Ngày 25 – Một Người Cầm Quyền Công Bằng

by SU Việt Nam
30 đọc

Những câu châm ngôn ngày hôm nay, nhìn chung, cung cấp những chỉ dẫn về những người cầm quyền, nhưng trước hết, chúng mô tả một người cầm quyền làm gương cho những người khác, thực thi công lý, và là một người cầm quyền tốt, không áp đặt thuế má quá mức.

Châm Ngôn 29:1-14 

1 Người thường xuyên bị quở trách mà lại cứng cổ, sẽ bị sụp đổ thình lình, không phương cứu chữa. 2 Khi người công chính gia tăng thì dân chúng vui mừng, nhưng khi kẻ ác cai trị, dân chúng lại rên xiết. 3 Người yêu mến sự khôn ngoan làm cho cha vui thỏa, còn kẻ kết bạn với phường kỹ nữ, phá tan của cải. 4 Nhờ công lý, vua làm cho đất nước bền vững, nhưng ai đòi hối lộ, làm cho đất nước suy vong. 5 Kẻ nào xu nịnh người lân cận, là giăng lưới dưới chân người. 6 Trong tội lỗi của kẻ ác có một cái bẫy, nhưng người công chính ca hát mừng rỡ. 7 Người công chính biết quyền lợi của người nghèo khổ, còn kẻ ác không hiểu điều tri thức ấy. 8 Kẻ nhạo báng châm lửa cho thành bị thiêu hủy, nhưng người khôn ngoan làm nguôi cơn giận. 9 Nếu người khôn ngoan tranh luận với kẻ ngu dại, dù người giận hay cười cũng chẳng được yên. 10 Kẻ khát máu ghét người trọn vẹn, nhưng người ngay thẳng bảo tồn mạng sống người ấy. 11 Kẻ ngu dại bộc lộ cơn giận dữ của mình, còn người khôn ngoan kiên nhẫn kiềm chế nó. 12 Nếu người cai trị lắng nghe lời giả dối, thì cả bầy tôi trở nên gian ác. 13 Người nghèo và kẻ áp bức gặp nhau ở điểm nầy: Đức Giê-hô-va ban ánh sáng cho đôi mắt của cả hai. 14 Vua nào phân xử công minh cho người nghèo thì ngôi vua sẽ được vững bền mãi mãi.

Suy ngẫm và hiểu

Một người cầm quyền gian ác tiếp tục làm việc sai trái, lạm dụng quyền lực của mình và sống một đời sống bại hoại, bất chấp sự quở trách. Ông ta thích của hối lộ và sử dụng sự xu nịnh, và không kiểm tra tình cảnh của những người nghèo hoặc bày tỏ lòng trắc ẩn. Hơn nữa, vì ông ta ngu dại, ông ta không thể kiềm chế chính mình trong mọi việc, và qua việc bày tỏ sự giận dữ của mình, ông ta khiêu khích những người khác và gây ra những nan đề và những sự nổi loạn. Tuy nhiên, một vị vua công bình yêu thích sự khôn ngoan và công bằng; ông tôn trọng các cá tính thậm chí của cả những người nghèo. Ông thực hành sự tự kiềm chế trong mọi việc, làm nguôi cơn giận của những người khác, và có thể giải quyết hiệu quả mọi nan đề. Thêm vào đó, ông thiết lập trật tự của vương quốc và ngôi của mình một cách vững vàng, qua sự cai trị công bằng và công chính (c.8-14).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.13 Đức Chúa Trời ban ánh mặt trời công bằng cho tất cả mọi người: cho người nghèo và cho những người bóc lột người nghèo. Vì thế, những người bóc lột và áp bức người nghèo phải kính sợ Đức Chúa Trời, Đấng bảo vệ cuộc sống của những người nghèo.

Ngài ban cho tôi bài học gì?               

C.2, 4 Hạnh phúc gia tăng ở những quốc gia, nơi có nhiều người công bình, nhưng sự than khóc gia tăng ở những nước, nơi kẻ ác cai trị. Hãy đừng tìm kiếm một người cầm quyền, người có thể mang đến của cải, nhưng thay vào đó, hãy tìm kiếm một người cầm quyền công bằng, người mơ ước một vùng đất, nơi cái thiện và cái ác được phán xét một cách công bình và là nơi không ai bị lờ đi hoặc bị phân biệt đối xử.

Tham khảo

29:5-6 Ẩn dụ về cái lưới và việc giăng bẫy ai đó kết nối hai câu châm ngôn này với nhau. Mỗi câu châm ngôn tự nó đã rõ ràng, cùng với nhau chúng gợi ý rằng người tìm cách bẫy những người khác cuối cùng sẽ giăng bẫy cho chính mình (so sánh với 1:17-19).

29:7 Một kẻ gian ác không hiểu tri thức như thế này bởi vì hắn ta không thực sự quan tâm đến người nghèo, nhưng chỉ cho chính mình, và bất cứ công việc quan tâm nào cho người nghèo có thể có những động cơ kín đáo (xem 28:5).

Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con trở nên là một cộng đồng có sáng kiến trong những công việc bảo vệ quyền lợi của những người yếu đuối.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Thi Thiên 95-97

Bình Luận:

You may also like