Home Dưỡng Linh Ngày 13 – Hãy Chấp Nhận Sự Khôn Ngoan, Hãy Chấp Nhận Kỷ Luật

Ngày 13 – Hãy Chấp Nhận Sự Khôn Ngoan, Hãy Chấp Nhận Kỷ Luật

by SU Việt Nam
30 đọc

Những châm ngôn ngày hôm nay dạy chúng ta rằng chúng ta phải kiềm chế những ham muốn của mình và những sự ưa thích của thế gian, và rằng cha mẹ phải kỷ luật con cái.

Châm Ngôn 23:1-14 

1 Khi con ngồi ăn với người có chức quyền, hãy để ý kỹ người ở trước mặt con;2 nếu con vốn tham ăn, hãy để con dao nơi cổ họng con.3 Chớ thèm món ăn ngon của người, vì đó là thức ăn phỉnh gạt.4 Con đừng nhọc công để làm giàu; hãy thôi nhờ cậy sự thông sáng của con.5 Khi con liếc mắt vào sự giàu sang, có phải nó đã bay mất rồi không?Chắc chắn nó mọc cánh như chim đại bàng, và tung cánh bay lên trời cao.6 Đừng ăn bánh của kẻ có mắt gian ác, cũng đừng tham muốn những món ngon của hắn.7 Vì điều hắn nghĩ trong lòng mới chính là con người hắn.Hắn nói với con: “Hãy ăn uống đi!”Nhưng hắn không thật lòng với con.8 Miếng ăn mà con đã ăn, con sẽ mửa ra, và uổng phí những lời tốt đẹp của con.9 Đừng nói vào tai kẻ ngu dại, vì nó sẽ coi khinh lời lẽ khôn ngoan của con.10 Đừng dời cột mốc ranh giới xưa, và đừng xâm phạm cánh đồng của kẻ mồ côi;11 vì Đấng cứu chuộc của họ là Đấng quyền năng, sẽ bênh vực sự kiện tụng của họ chống lại con.12 Hãy chuyên tâm về lời khuyên dạy, và lắng tai nghe các lời tri thức.13 Đừng bỏ qua việc răn dạy trẻ thơ; dù đánh nó bằng roi, nó sẽ chẳng chết đâu.14 Khi con đánh nó bằng roi, là giải cứu linh hồn nó khỏi âm phủ. 

Suy ngẫm và hiểu

Nếu chúng ta không kiềm chế những ham muốn của mình, chúng ta rất khó chống cự lại sự cám dỗ. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những sự ưa thích của thế gian. Của cải vật chất của thế gian có thể đến rồi lại mất đi, và vì vậy, những người không thể kiềm chế được những ham mê theo thế gian, sẽ nhận cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vì tìm kiếm quá mức của cải vật chất của thế gian (c.1-11). Các bậc cha mẹ phải quở trách con cái mình vì những việc làm sai trái, và con cái phải chịu sự kỷ luật này cho tấm lòng của mình (c.12-14)

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.10-11 Đức Chúa Trời chống cự những kẻ cố chiếm lấy đất đai và tài sản của người yếu đuối, và Ngài trở nên Đấng bảo vệ người yếu đuối. Đức Chúa Trời là Cha của những trẻ mồ côi và Đấng bảo vệ những góa phụ (Thi Thiên 68:5). Cho dù chúng ta có thể trực tiếp chiếm lấy tài sản của ai đó, những hành động như những sự đầu cơ tích trữ điền sản hoặc việc đòi giá thuê quá cao là những hành vi đi theo cơ cấu bất hợp lý của thế giới này và bóc lột người yếu đuối. “Tôi làm điều này vì tất cả mọi người đều làm” không phải là một thái độ thích hợp đối với một Cơ Đốc nhân.    

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.4-5 Hãy đừng để bị ảnh hưởng bởi văn hóa theo chủ nghĩa vật chất, trong đó “việc trở nên giàu có” trở thành một nhận xét rất mong muốn. Cũng giống như sự nghèo khó tự nó không phải là một phẩm hạnh, thì sự giàu có cũng vậy. Trong khi tiền bạc là phù phiếm và có thể biến mất trong tích tắc, tình yêu thương của Đấng Christ tồn tại mãi mãi. Chúng ta phải được đo lường chỉ bằng điều này mà thôi.

Tham khảo

23:4-5 Người làm việc quá sức được hô hào phải biết nhận ra để chừa đi việc theo đuổi sự giàu có của mình. bỗng nhiên nó mọc cánh. Sự giàu có sẽ thoáng qua; phải có một điểm, khi một người quyết định là anh ta đã có đủ rồi, và anh ta sẽ dành một ít thời gian và sức lực của mình cho những hoạt động có giá trị, không mang lại phần thưởng là tiền bạc.

23:6-8 Con sẽ mửa ra miếng con đã ăn, có thể có ý nghĩa sự thay đổi và nuối tiếc cuối cùng về phía người khách, khi anh ta nhận ra anh ta đã ngu ngốc như thế nào.

23:9 Nan đề không phải là sự thiếu hiểu biết của người ngu muội, mà là sự bướng bỉnh của anh ta.

Cầu nguyệnXin hãy giúp con trở nên một người không ưa thích đồ ăn không công bình, nhưng thay vào đó dọn bàn cho người nghèo.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Thi Thiên 58-61

Bình Luận:

You may also like