Home Tôi Viết Lời Nguyện Trọn Lành

Lời Nguyện Trọn Lành

by Ban Biên Tập
30 đọc

Bài viết dự thi “Tôi viết mừng Chúa Giáng Sinh 2015”

Nhấp vào đây để gởi bài dự thi

——–

Vừa tốt nghiệp tú tài toàn phần thì cũng là lúc kết thúc biến cố tết Mậu thân năm 1968. Lnh đng viên được ban bố cục bộ. Việt Huân may mắn nộp đơn vào Trưng Không quân và được nhận gọi nhập học

.…Một buổi chiều đy thơ mộng tại tiền sảnh khách sạn Dạ Lan bên cạnh sông Hàn Thành phố Đà Nẵng có cặp tình nhân đang rót bầu tâm sự. Mấy chậu lan khoe sắc tím trong gió nhẹ mang hơi nước từ sông Hàn bay lên. Thật thi vị nhưng ai có biết đâu h đang mang trong mình nhiều ưu tư, sau cuộc chiến tàn khốc để lại nhiều vết thương trong lòng Dân tộc. Ở Miền Nam Việt Nam Chính phủ đang phi đương đầu với hậu sự sau cuộc chiến.

– Việt Huân: Hay là em chuyển trường vào Sài gòn, để học tại Trung học nữ Gia Long.

Băng Cơ nhíu mày:

Để em suy nghĩ thêm.

Việt Huân nắm tay nàng từ tốn:

– Anh thấy lúc nầy pháo kích từ phía bên kia vào Thành phố khá nhiều, trong khi nhà em lại ở gần sân bay Đà Nẵng.

Băng Cơ: Thế còn mẹ và thằng cu Tín thì sao?

– Việt Huân: Để anh xem thử có cách nào tốt nhất.

Họ tâm sự trong lo âu và còn hơn thế nữa, đây là buổi chiều cuối cùng họ bên nhau rồi ngày mai họ chia tay. Việt Huân sẽ vào Nha Trang nhập học tại Trường Không quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong cuộc chiến có mấy ngưi đi trở lại. Cô học trò lớp 11 của Trường Trung học Diên Hồng Đà Nẵng vẫn hiểu ra điu đó, nhưng cô hãy còn phân tâm, có nên vào Sài gòn hay không, ít ra là phải quyết định trong lúc nầy. Tiễn Việt Huân lên tàu với bài thơ cô cm xúc đêm qua:

“… Mình thu cả không gian vào khóe mắt

Bóng hình người muôn kiếp chẳng hề phai

Mai ngưi đi vì sao hiền vụt tắt

Mai ngưi đi tình nước nặng bờ vai.

Chiến tranh vẫn phủ tang lòng đất mẹ

Quê hương mình còn nức nỡ thương đau

Hồn tìm nhau hai đứa cùng lặng lẽ

Tay trong tay môi mấp máy nghẹn ngào.

Hoàng hôn tím khẽ hôn tà áo tím

Người thở dài mình nhẹ thoáng bâng khuâng

Rồi hai đứa chợt nhìn nhau âu yếm

Phút cuối cùng chiều tím gợi sầu dâng.”

Băng Cơ trở về với đời học sinh, trong buồn nhớ vu vơ. Cô vn đến nhà thờ Tin Lành Đà Nẵng mỗi sớm mai dành thời gian tĩnh nguyện cho chàng. Sau khi được học tập huấn luyện tại Trường Không quân Nha Trang một thời gian ngắn. Việt Huân đưc đưa đi đào tạo Phi công lái máy bay tiêm kích lẫn cường kích tại các bang Texas, Louisianes và Missisippis. Anh đã đỗ thứ hạng cao trong tóp 10. Khóa đó đào tạo 500 học viên vì nhu cầu khẩn cấp cho chiến sự tại chiến trường Nam Việt Nam.

Cuối năm 1970 Việt Huân vềc và được biên chế vào Sư đoàn 3 Không quân Phi đoàn 540 Thần Hổ, đóng quân ở Sân bay Biên Hòa.

…Việc xin chuyển vào Trường Trung học Gia Long Sài Gòn không được thực hiện sớm hơn vì Băng Cơ còn lưu luyến với mẹ và em. Nhưng mt năm sau đó, Băng Cơ cũng tốt nghiệp Trung học toàn phần. Vì muốn gần Việt Huân nên cô thi vào Trưng Đại học Sư phm Văn khoa Sài gòn. Thế rồi mọi sự diễn ra suông sẻ. Băng Cơ vào Sài gòn Thành phố hoa lệ, nó được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông. Họ lại được gần nhau sau một tuần học tập công tác. Tình yêu như đưc thăng hoa đã chắp cánh ưc mơ cho đôi trai tài gái sắc trong thời chiến loạn nầy.

Có lần Băng Cơ cùng Việt Huân về lại Nha Trang thăm trường cũ, họ đến thăm Cô nhi viện Tin Lành Hòn Chồng Nha Trang, thăm Thánh kinh Thần học viện nữa.

Việt Huân nói:

Sau khi hết đời binh ngũ anh muốn vào học tại Viện đ đi hầu việc Chúa. Băng Cơ cm động và nói:

– Em sẵn sàng ủng hộ anh.

Một chiều thứ bảy, tại phòng đợi của nhà khách Quân đi, Băng Cơ đến thăm Việt Huân với bó hoa hồng thật tươi. Họ gặp nhau trong niềm hạnh phúc vô biên. Bỗng không gian như ngừng lại sau khi Băng Cơ nói với anh:

Em muốn đêm nay chúng mình về gấp Đà Nẵng vì mẹ ốm.

Việt Huân lo lắng cho sức khỏe mẹ nên nắm hai bờ vai nàng hỏi dồn dập: — Mẹ ốm ra sao nói cho anh biết?

Băng Cơ:

– Mẹ cao huyết áp đó mà, nhưng bây gi có đỡ rồi. Anh cố liên hệ thử có chuyến bay nào đêm nay không?

Việt Huân đã nhanh nhảu liên hệ với Huy Bình. Và rồi cậu nói cho Băng Cơ biết tin vui là có chuyến bay rồi em ơi! Lúc 22 giờ sẽ có một chuyên cơ sẽ cất cánh về Đà Nẵng.

Huy Bình một Cơ trưởng là bạn cùng học với anh khi ở Mỹ đó. Huy Bình học lái máy bay quân sự vận tải loại C130 và các loại trực thăng khác. Thế là chuyến bay mang hàng tiếp liệu cho sân bay nước mặn Non Nước, một sân bay quân sự nhỏ hơn nằm gần Cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Chiếc UH1A mang theo Việt Huân và Băng Cơ hạ cánh xuống phi trường an toàn. Sáng mai họ đi nhà th Tin Lành Đà Nẵng.

Trong chương trình thờ phượng, Băng Cơ được ngồi vào bàn đờn Piano cho Việt Huân hát bài Đấng nắm giữ tương lai. Thật cảm động. Việt Huân vẫn mặc bộ quân phục Sĩ quan Không quân với hàm Trung úy hai mai vàng trên ve áo và phù hiệu Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Băng Cơ vẫn tà áo dài trắng tinh khôi như ngày nào. Trưa hôm đó họ vội vàng thuê một chiếc Taxi đi Huế ngay để còn dự buổi thờ phượng Chúa tại Nha Tuyên úy Tin Lành Sư đoàn 1 Bộ binh.

Vì trong chuyến đi đột xuất nầy, Nha Tuyên úy Tin Lành có nhã ý mời họ làm chứng những ơn phưc Chúa để khích lệ Binh sĩ trong đời sống tâm linh. Thế rồi Việt Huân được vị Chủ chăn tinh thn Đi úy Dương Đình Nguyện cho cậu làm chứng mưi lăm phút. Tiếp theo Băng Cơ hát một bài Thánh ca mà Việt Huân là ngưi đm đàn Guitar. Bài Thánh ca 206 Gp được thiết hữu do Geo. C. Stebbis dịch lời của S. G. Small 1817-1888:

“…Gặp được thiết hữu thỏa thích tôi thay

Khi chưa nhn Ngài, Ngài đà thương;

Lòng lành hấp dẫn tôi đến gần Ngài

Jêsus buộc tôi vào Ngài luôn

Lòng vẫn kết liên cùng Chúa tôi nay

Dây buộc kia không dứt mối liên;

Lòng nầy của Chúa, Chúa của lòng nầy,

Muôn đời Jêsus hằng còn nguyên…”

Lời bài hát cùng giai điệu thật ngọt ngào. Chúa ban cho một buổi thờ phượng ngập chìm trong phước hạnh. Họ quay về trong đêm tâm sự với mẹ và em. Việt Huân mua nhiều thuốc bổ cho mẹ và quà cho cu Tín. Ngày mai họ vào lại Sài Gòn  học tập và công tác.

Đu tháng ba năm 1971 chiến sự tại Nam Việt Nam càng khốc liêt. Trong những chuyến bay phi vụ công tác và tác chiến Việt Huân là một phi công giỏi có số giờ bay trên hai nghìn nghìn giờ bay an toàn. Chiến dịch Hạ Lào Hành quân Lam Sơn 719 đã cuốn hút các đơn v trong Sư đoàn 3 Không lc Phi đoàn 540 Thần Hổ vào cuộc.

Việt Huân đã từng tâm sự cùng Băng Cơ là trong cuộc chiến nầy, cuộc sống của anh chỉ còn biết nằm trong tay Chúa mà thôi. Lời tâm sự đó dưng như để lại trong lòng Băng Cơ nhng điều chẳng lành. Cô vẫn hằng đêm cầu nguyện Chúa gìn giữ anh. Có lần lên thăm Băng Cơ sân trưng Đại học Sư phm Văn khoa Sài gòn, không hiểu sao anh buộc miệng nói:

– Anh có mệnh hệ gì em cũng đừng buồn nhiều. Vì mình có Chúa.

– Nếu… nếu anh… còn có Huy Bình gửi trọn cho em. Cậu ấy cũng là Cơ-đốc-nhân yêu mến Chúa. Quê cậu ta ở Pleiku, dù sao cậu ta cũng là Pilot loại vận tải ít nguy hiểm hơn anh. Băng Cơ giơ tay bịt miệng cậu và nói anh đừng có nói bậy.

Như linh cm điều gì đó trước giờ xuất kích. Việt Huân đin đàm với Huy Bình:

– “… Nếu mình có mệnh hệ gì trong chuyến bay đêm nay, thì cậu phải là người duy nhất nâng đBăng Cơ đó nhé…”

… Và rồi chuyến bay định mệnh đã đến. Vừa cắt loạt bom thì máy bay cậu mất thăng bằng, cậu nhìn phía sau đuôi máy bay đã bốc cháy. Cậu chỉ còn kịp đánh tín hiệu khẩn cấp S.O.S về Trung tâm tác chiến điều hành bay. Cậu bung dù, Cơ phó còn kẹt trong khoan lái. Một trụ lửa bốc cháy giữa không gian lửa đn ngút ngàn. Nhưng rồi, cậu đã phải hy sinh vì lưi đạn từ phía đi phương dày đc. Đạn phòng không 37 ly hai nòng và các loại tên lửa đt đối không, hỏa tiển H12 và 122 ly bắn xối xả lên bầu trời đêm trong thung lũng Alưới, Lao Bảo, Khe Sanh…

Băng Cơ nhn được tờ điện tín báo tử trong một buổi chiều mưa tầm tả trên phố Sài Gòn. Cả khung trời yêu dưng như sp đổ hoàn toàn. Trong giờ lên lớp sáng nay, vị Giáo sư thỉnh giảng điều gì dưng như Băng Cơ không hay biết gì cả. Khi ngưi ta đau khổ tột cùng thì cũng là lúc những vần thơ xuất thần trên nhật ký:

“… Tờ điện tín mang màu xanh biển cả

Màu trời đêm trong những chuyến bay đêm

Dòng chữ nghiêng nguệch ngoạc vẫn im lìm

Trung úy H. đã đền xong nợớc.

Mình đau đớn nghẹn ngào nhưng chẳng nói

Nắng chợt buồn nghiêng đổ mảnh trời tang

Vòng tay non không giữ nổi Thiên đàng

Ngưi đi mãi chẳng bao giờ trở lại…”

Tháng ngày còn lại của năm cui Trưng Đại học văn khoa Sài Gòn dưng như vô nghĩa với Băng Cơ. Nàng đau kh vô cùng. Người ta chỉ thấy một Băng Cơ với nét buồn cố hữu. Trong nhật ký nàng có ghi mấy dòng:

“ Hè… 1971 Việt Huân ơi! Anh có thật hay chỉ là một ảo ảnh trong đời em. Và vùng trời bình yên của em có thật hay chỉ là một ảo tưng như trăm nghìn ảo tưởng khác làm nên giấc mộng cuộc đời. Và tình yêu… Tình yêu chỉ đến với những đi tưng ngàn đời xa hun hút ngoài tầm tay của mỗi người. Anh không về và đi gia yêu thương ca mùa phượng nở. Trái tim chợt nhói đau trong vùng bình yên nhất. Và tình yêu không đoạn kết Việt Huân ơi! Chúa ơi…!

Từ đó Băng Cơ với chuỗi ngày đau khổ cho mối tình đầu với Việt Huân. Huy Bình luôn tìm cách an ủi và cầu nguyện cho cô mỗi ngày. Chỉ có Chúa mới là Đấng hàn gắn vết thương lòng cho Băng Cơ trong lúc vô vọng nầy mà thôi.

Một lần trong lễ tốt nghiệp của Băng Cơ, Huy Bình đến chúc mừng với bó hoa tươi thắm. Một cánh thiệp chúc mừng với một câu Kinh Thánh Tin Lành Giăng 6:63:

“Thần Linh truyền sức sống, xác thịt chẳng làm chi được. Lời ta dạy biểu hiện Thánh Linh và đầy sức sống…”

Trong lúc Băng Cơ tuyệt vọng Huy Bình ôn tồn:

– Khi lời Chúa được trồng (Tháp/ghép) vào tâm linh của Băng Cơ, li đó trở thành một phần của bạn, và không thể tách rời bạn được. Nó không những chỉ là điều bạn suy nghĩ và xác quyết. Lời đó trở nên chính bạn vì lời đã trở nên xác thịt. Khi lời Chúa liên quan đến sự chữa lành đâm rễ sâu trong tâm linh và thể xác bạn, lời ấy sẽ lớn hơn các bệnh mà bạn đang mang, kể cả sự buồn chán và thất vọng…

Ba năm sau…

Cũng vào một buổi chiều…

Trời tím giăng mây, những hạt mưa bay lất phất. Huy Bình và Băng Cơ trên đường Quang Trung rợp bóng cây xanh. Họ đi bên nhau. Băng Cơ vẫn tà áo dài trắng như trên bục giảng. Lúc nầy cô đã tốt nghiệp Đại học văn khoa và trở về dạy học tại Trường Trung học Diên Hồng Đà Nẵng. Cô dạy lớp 11 và 12 môn Quốc văn. Huy Bình vẫn bộ đồ lính Không quân, quân hàm Đại úy trên ve áo lấp lánh. Hai ngưi đi bên nhau nhưng không ai nói với nhau một lời. Học song hành bên nhau mà như cách mấy quan san. Huy Bình nghe như tim mình đp mau hơn, có lúc tưởng chừng như đang vỡ tan lồng ngực. Băng Cơ bước nhẹ mà mỗi c chân nàng như kim châm vào trái tim tan nát ca chàng. Để phá tan bầu không khí ngột ngạt đó Huy Bình khẽ hát:

“… Em khóc đi em, khóc na đi em! Khóc để rồi quên một cuộc tình buồn…”

Băng Cơ bỗng nhìn Huy Bình:

– Sao anh lại hát bài nầy? Nghe bài hát nầy em buồn nhiều hơn anh có biết không?

Huy Bình bỗng gào lên:

– Em buồn còn tôi vui lắm chắc… Em có biết không, tôi còn đau hơn em nhiều lắm, em có biết không? Em có biết không?

Băng Cơ nhìn sâu vào mắt Huy Bình:

– Anh sao vậy? Băng Cơ vừa nói vừa nắm chặt tay Huy Bình.

Huy Bình thầm nghĩ:

– Lạy Chúa trên Trời, đây có phải là sự thật không?

Bàn tay nàng truyền tình yêu ấm áp cho Huy Bình. Bỗng dưng anh nhìn thẳng vào mắt nàng, đôi mt như hớp hồn anh. Băng Cơ nàng vn như Công chúa đã ngủ ngàn năm trong rừng bỗng dưng thức dậy. Đôi mắt ấy, linh hồn ấy là một phần không thể thiếu trong xương thịt anh. Một nụời rất tươi như đóa hoa vừa nở trên môi và mấy giọt nước mắt lăn xuống trên má mỗi người…

Sau biến cố ba mươi tháng tư năm 1975. Trong thể chế mới, Huy Bình phải đi cải tạo trên ba năm. Trong hơn ba năm ấy, Huy Bình là một Sĩ quan mẫu mực, cải tạo tốt vì cậu quan niệm đúng như lời Chúa dạy trong thư tín 1Phi-e-rơ 2:13-15 “Vì cớ Chúa, hãy thuận phục mọi thể chế của loài người hoặc đối với vua là người có quyền hành tối cao, hoặc đối với các thống đốc là những ngưi vua sai đến để trừng phạt những kẻ làm ác và khen thưởng những ngưi làm điều thiện. Vì ý muốn của Đức Chúa Trời cho anh chị em là làm điều thiện, để làm im lặng lời ngu dốt của những kẻ điên dại.”

Băng Cơ tháng nào cũng đến thăm nuôi cu đu đặn. Mặc cho kinh tế lúc đó còn quá khó khăn với nàng. Huy Bình trong trại cải tạo vẫn tiếp tục là chứng nhân cho Chúa. Anh đã đem được một số Sĩ quan trở về tin nhận Chúa. Trong điều kiện khắc nghiệt của trại giam, ấy thế mà Huy Bình cũng làm lễ Báp tem được cho một số bạn đồng lao bằng một bi đông nưc rưi lên đầu với lời công bố Danh Chúa Cứu Thế đóng n trên người tin nhận. Cảm tạ ơn Chúa. Sau hơn ba năm cải tạo trở về đoàn t gia đình. Huy Bình và gia đình được Chính phủ Mỹ bảo lãnh diện H.O sang Hoa Kỳ đnh cư.

Trên xứ người, Huy Bình cùng Băng Cơ vào Trường Thần học để học lời Chúa. Họ hứa nguyện sau khi tốt nghiệp ra trường họ sẽ về quê hương Việt Nam truyền giáo. Thời gian trôi qua, cả hai cùng tốt nghiệp chương trình Cao học mục vụ của Viện Thần học Baptist Việt Nam. Huy Bình và Băng Cơ dành một tuần lễ đi thăm bạn bè và làm Visa về Việt Nam trong mùa Giáng sinh năm nay. Huy Bình dẫn Băng Cơ đến thăm Texas, Louisianas và Missisippis nơi mà anh cùng Việt Huân những năm tháng huấn luyện bay ở đó. Chiu đông tím trên x người hoa bằng lăng vẫn nở những nụ tím biếc. Lời Việt Huân vẫn còn đâu đó, đang sống dậy trong lòng hai ngưi. Bài thơ nht ký năm xưa Băng Cơ viết vẫn còn đó, nhưng đưc đổi một vài từ, vài ý cho hôm nay:

“Hoàng hôn tím khẽ hôn tà áo tím

Em lặng thầm, tôi nhẹ thoáng bâng khuâng

Rồi hai đứa dìu nhau thăm lối cũ

Phút cuối cùng chiều tím nhớ ngưi xưa.

Suốt hơn hai mươi hai giờ bay, họ đã đưc đáp xuống sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh, họ nhanh chóng chuyển chuyến bay Vietnam Airlines Booing để về Đà Nẵng. Dòng sông Hàn thơ mộng êm ả, nơi quê hương chào đời của Băng Cơ, đón chào h như một lữ thứ trở về cố hương trong miền cảm xúc nao nao. Cầu Thuận Phưc lung linh trước gió, biển đông lanh lảnh với những tiếng sóng vỗ rì rầm. Không khí mùa Giáng sinh rộn ràng đây đó. Nhc Thánh du dương khp các quán cà phê ven đường vang ra.

Nhóm Sinh viên Tin Lành Campus Crusade For Christ (CCC Đà Nẵng) Tổ chức một đêm Truyền giảng Giáng sinh lộ thiên cùng sự hỗ trợ của các Hội Thánh trong Thành phố. Một đa điểm khá lý tưng, đó là một sân bê tông khá rộng, ven bờ sông Hàn.

Diễn giả chính không ai xa lạ đó là Mc sư Nguyễn Huy Bình với Chủ đề: Quà Tặng Của Chúa. Câu gốc ở Tin Lành Giăng đoạn 3 câu 16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mt mà được sự sống đi đi.” Anh lướt nhanh phần một:

Đấng tặng quà là: “Đức Chúa Trời”.

Phần hai: “Chúa Cứu Thế Giê xu là: Món quà ban tặng.”

Anh nhấn mạnh nội dung chính phần ba:

Con ngưi là: Đi tượng nhận quà”:

… Mỗi dịp Giáng sinh về nhiều cánh thiệp đp đẽ, nhiều gói quà quí giá, những lời chúc hay nhất đưc trao đi. Đây là mt cơ hi để hàng tỷ người trên Thế giới gởi quà tặng cho nhau. Vì sao mùa Giáng sinh lại là mùa trao và nhận quà. Vì mùa Giáng sinh là mùa của Tình Yêu. Đức Chúa Trời vì quá yêu con ngưi nên đã ban cho con ngưi món quà Thiên thưng. Con người có thể nhận rất nhiều quà, tuy nhiên món quà hoàn hảo nhất cách đây 2015 năm vẫn là Chúa Cứu Thế Giê xu giáng sinh. Món quà nhân loại đã được nhận. Món quà thể hiện được tình yêu và sự tha thứ, sự cứu vớt và biến đổi cuộc đời. Tình yêu Giáng sinh đưc Tin Lành Giăng 3:16 bày tỏ cách Đức Chúa Trời tặng quà cho nhân loại. Ngài yêu con người nên Ngài lập một kế hoạch cứu rỗi. 1Giăng 4:9 “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống.”

Từ ngữ đặc biệt, hành động cao cả, mỗi một phương tin đu đưc huy đng để lột tả phần nào tình yêu của Đức Chúa Trời. Tình yêu Ngài là tình yêu mặc dầu, chúng ta yêu nhau tình yêu có điều kiện… tôi yêu anh vì… tôi yêu cô… vì… Nhưng Ngài yêu chúng ta mặc dầu. Mặc dầu chúng ta tội lỗi đáng chết Ngài vẫn yêu. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương.” Vì thế cho nên Chúa Con ngôi hai nhập thể thành ngưi trong đêm Giáng sinh mi ngưi đều nhận được sự vui mừng. Bình an dưới thế ân trạch cho loài người. Có còn vinh dự nào hơn, căn bn nào hơn ý niệm Em-ma-nu-ên, Đức Chúa Trời ở với chúng ta.

Chúng ta tặng quà cho nhau vì nhiều lý do, trong đó có lý do “nếu” trong đó có lý do “vì”. Nếu anh tốt thì tôi tặng cho anh. Em tặng cho anh vì… anh… Chúng ta tặng quà để tạo nên tình cảm, có khi đn ơn đáp nghĩa, có khi tặng quà để hợp phép xã giao. Chúa tặng quà cho chúng ta chỉ một lý do duy nhất, đó là Tình Yêu. Giăng 3:16 – 1Giăng 4:10 “Nầy sự yêu thương tai đây. Ấy chẳng phải chúng ta yêu Đức Chúa Trời nhưng Ngài đã yêu chúng ta, đã sai Con Ngài đến làm của lễ chuộc tội chúng ta.” Đức Chúa Trời không cần chiếm tình cảm của một ai và Ngài cũng chẳng mắc nợ một ai cả. Chúng ta cũng chẳng xứng đáng đ đưc Ngài yêu thương. Nhưng Ngài li yêu thương chúng ta vì Ngài là Tình yêu. God is Love. Vì Thưng Đế là Tình Yêu. “Nếu một ngưi được cả thiên hạ mất linh hồn có ích chi. Vậy người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại.” Mác 16:6.

Linh hồn cao quý, không có gì đánh đi đưc. Chúng ta đánh giá món quà ở giá trị nầy: Mục đích cứu cánh của Món quà mà Thánh kinh ghi rõ trong đêm Giáng sinh: “Vì Con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.” Ma-thi-ơ 1:21b. Tại sao phải cần đến sự sống? Vì sự sống mới cứu được sự chết. Quy luật bất di dịch của luật pháp đòi hỏi mắt đền mắt… răng đn răng đã nói lên vấn đ tương ứng. Ở đây Chúa Cứu Thế đã trả giá đắt cho sự sống đó là mạng sống của Ngài, món quà nầy quý giá vì: Đến nỗi đã ban Con một của Ngài, là Chúa của vũ trụ càng khôn, Ngài có thể cho chúng ta của cải giàu sang nếu Ngài muốn… Vì Ngài là Vua trên muôn Vua, Chúa trên muôn Chúa. Ngài có thể cho chúng ta uy quyền. Chính Chúa Jêsus khi thi hành chức vụ trên đt Ngài đã ban uy quyền cho môn đệ Ngài: “Nầy ta ban quyền cho các ngươi giày đạp rắn bò cạp và mọi quyền của kẻ nghịch dưi chơn không gì làm hại các ngươi được.” Lu-ca 10:19.

Tuy nhiên những điều ấy không thiết yếu bằng Món quà là: “Con một của Ngài”. Vì yêu chúng ta Thiên Chúa trở thành xác thịt. “Ngôi Lời trở nên xác thịt ở giữa chúng ta đy ơn và lẽ thật. Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài như Con một sống trong lòng Cha vậy.” Giăng 1:14. Món quà ấy trở thành vô giá bởi vì chính nó trở thành sinh tế chuộc tội cho chúng ta. “Mọi việc đã được trọn rồi Ngài gục đầu và trút linh hồn.” Giăng 19:30. Chúa chết trên Thập tự giá là Món quà cụ thể nhất xuyên suốt từ Giáng sinh đến thương khó, đến sự chết, không đổ huyết thì không có sự tha thứ. Không có một Giáo chủ nào trên thế gian nầy trả giá sinh mạng của mình đ đền tội cho tín hữu của họ. Chính sinh mạng của họ cũng có chỉ là một cá thể nhỏ nhoi làm sao đền tội muôn triệu ngưi trên đt, mà Đức Chúa Trời đòi hỏi sự công bình thánh khiết của Ngài. Ở đây Chúa Cứu Thế Ngài là món quà cho chúng ta.

Còn về phần người nhận quà là ai? Thái độ của người nhận quà ra sao? Món quà tặng không riêng cho một ai “Hầu cho hễ ai”. Ai cũng có quyền được nhận và món quà sẽ không thuộc về tôi… thuộc về Qúy vị nếu chúng ta không đưa tay ra đón nhận. Muốn nhận đưc món quà đó ta phải mở lòng mình ra tiếp nhận. Bằng cách là “TIN” là phải “TIN”. Tin Ngài là thừa nhận lai lịch của Ngài, để Ngài chiếm hữu tấm lòng của chúng ta. Ngài ngự trị và dẫn dắt cuộc đời ta. Món quà nầy chúng ta sử dụng không hết, không cạn vì đây là Món quà lâu bền. “Không bị hư mt mà được sự sống đi đi”. Giăng 3:16. Qùa cáp người khác ban cho chúng ta sử dụng được một thời gian, nếu không sử dụng sẽ hết hạn. Nhưng rồi phần lớn những món quà ấy bị hư cũ và đến lúc phải phế bỏ. Còn những Món quà tồn tại lâu dài như bt động sản… đt đai v.v… thì chúng ta không đủ thì giờ để tận dụng và ởng thụ nó. “Đêm nay linh hn ngươi b đòi lại thì của cải ngươi để cho ai?”. Lu-ca 12:20.

Thưa Qúy vị cùng các bạn Sinh viên yêu quý!

Nếu ai bằng lòng tiếp nhận món quà Giê xu ngay chính giờ nầy. Xin cứ mạnh dạng đứng tại nơi chỗ mình, hãy giơ tay cao lên, để chúng tôi nhìn thấy mà cầu nguyện dâng Linh hồn Qúy vị và các bạn, lên cho Đấng tặng quà là Đức Chúa Chúa Trời toàn năng ngay bây giờ. Vậy là có rất nhiều cánh tay giơ lên. H đã sẵn lòng tiếp nhận Chúa ngay trên chổ đứng của mình. Ha-lê-lu-gia cảm tạ Chúa.

Đêm sông Hàn gió se lạnh, bầu trời vẫn đy sao. Ngàn tinh tú như những linh hồn tội nhân, sáng lấp lánh khi họ được quay trở về tiếp nhận Chúa Giê xu. Thiên cung ấm áp, nhân thế giao hòa. Huy Bình nắm tay Băng Cơ trở về Khách sạn Dạ Lan ngày xưa, nơi Băng Cơ có mối tình đầu với Việt Huân thủa ấy. Một chút ngậm ngùi cho mối tình xưa. Họ nắm tay nhau và quỳ gối cầu nguyện tạ ơn Chúa. Bản nhạc trong phòng văng vẳng:

“… Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời.

Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa.

Trong hang Bê-lem, ánh sáng tỏa lan tưng bừng

Nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng…”

Hồ Thi Thơ – Giáng Sinh 2015

Bình Luận:

You may also like