Home Dưỡng Linh Ngày 13 – Con Đường Vào Nơi Thánh

Ngày 13 – Con Đường Vào Nơi Thánh

by Ban Biên Tập
30 đọc

Hê-bơ-rơ 9:1-10

1 Vậy, giao ước thứ nhất cũng có những quy định về việc thờ phượng và một Nơi Thánh dưới đất. 2 Vì một đền tạm đã được dựng lên thì trong phần thứ nhất gọi là nơi thánh có chân đèn, bàn và bánh cung hiến. 3 Phía sau bức màn thứ hai, có một lều gọi là Nơi Chí Thánh, 4 gồm có bàn thờ dâng hương bằng vàng và Hòm Giao Ước, bọc toàn bằng vàng. Trong hòm có một chiếc bình bằng vàng đựng ma-na, cây gậy trổ hoa của A-rôn, và các bảng giao ước. 5 Phía trên Hòm Giao Ước có các chê-ru-bim vinh quang che phủ nắp thi ân. Nhưng bây giờ không thể kể chi tiết các vật đó. 6 Các vật ấy đã được sắp đặt như vậy, và hằng ngày các thầy tế lễ vào phần thứ nhất trong đền tạm để cử hành các nghi lễ thờ phượng. 7 Nhưng trong phần thứ hai thì chỉ một mình thầy tế lễ thượng phẩm vào đó mỗi năm một lần, và phải đem theo máu để dâng tế lễ chuộc tội cho chính mình và cho dân chúng. 8 Đức Thánh Linh dùng điều nầy để chỉ ra rằng một khi đền tạm thứ nhất vẫn còn thì đường vào Nơi Chí Thánh chưa được mở. 9 Điều nầy biểu tượng cho thời hiện tại, theo đó các lễ vật và sinh tế được dâng không có khả năng làm cho lương tâm của người thờ phượng toàn hảo được, 10 mà chỉ liên quan đến đồ ăn, thức uống và các lễ thanh tẩy khác nhau, là các luật lệ buộc xác thịt phải tuân thủ cho đến thời kỳ cải cách.

Suy ngẫm và hiểu

Đền tạm là nơi dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Đức Chúa Trời và những thầy tế lễ người Lê-vi thực hiện các chức việc của mình. Đền tạm có thể chia ra một cách khái quát thành Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Trong Nơi Chí Thánh có một cái rương có một bình vàng đựng ma-na, cây gậy trổ hoa của A-rôn, và hai bảng đá của giao ước cũ (c.1-5).

Mặc dù những thầy tế lễ vào Nơi Thánh hàng ngày để thờ phượng Đức Chúa Trời, chỉ có thầy tế lễ thượng phẩm mới được vào Nơi Chí Thánh. Đây là nơi vinh quang của Đức Chúa Trời ngự xuống. Thầy tế lễ thượng phẩm chỉ được vào một lần một năm, với huyết của một con vật. Những của lễ trong đền tạm, được những thầy tế lễ dâng hàng ngày, rất quý giá. Dầu vậy, chúng (những của lễ) không trọn vẹn và không khiến tấm lòng của người ta được sạch (c.6-10).        

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.6-8 Trong giao ước thứ nhất, cho dù những thầy tế lễ luôn luôn vào Nơi Thánh, chỉ có những thầy tế lễ thượng phẩm mới được vào Nơi Chí Thánh. Họ vào một lần một năm với huyết của một con vật. Điều này cho chúng ta thấy rằng đường vào Nơi Chí Thánh bị đóng chặt. Tuy vậy, trong giao ước mới cho chúng ta, đường đó đã được mở ra! Đức Chúa Jêsus đã trở thành con đường cho chúng ta đi thẳng đến trước Đức Chúa Trời bất kỳ lúc nào. Cầu mong chúng ta được vui hưởng ân điển này một cách đầy tràn, điều đã được đảm bảo cho chúng ta ngay ngày hôm nay.

C.9-10 Giao ước cũ không có khả năng khiến lương tâm người thờ phượng được trọn vẹn. Tuy nhiên, giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus Christ đã hoàn tất sẽ khiến chúng ta được hoàn toàn nên mới. Hôm nay, chúng ta hãy ngợi khen Chúa, Đấng khiến lương tâm chúng ta được trọn vẹn thông qua lời sự sống được ban cho chúng ta bởi Đức Thánh Linh.

Tham khảo

9:2–5 Đền tạm (một “cái lều” được làm công phu để thờ phượng, xem 8:2, 5; 13:10; và Xuất Ai Cập 25:9; 26:1–37; xem Lều Đền Tạm) được chia làm hai phần – Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh, nghĩa đen “Thánh của Các Sự Thánh Khiết” (chỉ ra “thánh khiết nhất”). Những vật dụng trong từng phần được đề cập đến liên quan đến Cựu Ước (ví dụ, Xuất Ai Cập 25; 30; 37).

9:9 không thể làm lương tâm được trọn vẹn. Hệ thống của lễ hy sinh theo Luật Môi-se không mang đến sự làm sạch linh hồn, mà cũng chẳng mang đến sự đầy trọn của sự bình an của Đức Chúa Trời trong sự sống bề trong của người thờ phượng (7:18–19; 10:1–2). Điều này đối lập lại với giao ước mới (8:10–12; 9:14; 10:22; và cả 10:14; 11:40; 12:23).

Cầu nguyện: Cám ơn Ngài vì ân điển của Ngài, điều đã mở ra một con đường mới và sống qua Đấng Christ, dành cho những tội nhân, những người không thể đến trước Đức Chúa Trời.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Hê-bơ-rơ 1-2

Được Sự Cho Phép Của Liên Đoàn Đọc Kinh Thánh Su Việt Nam

 

Bình Luận:

You may also like