Home Dưỡng Linh Ngày 29 – Sự Bảo Vệ Lần Thứ Hai Của Chúa

Ngày 29 – Sự Bảo Vệ Lần Thứ Hai Của Chúa

by Ban Biên Tập
30 đọc

Gióp 40:1-24

1Từ giữa cơn lốc Đức Giê-hô-va phán với Gióp 2 “Hãy thắt lưng như một dũng sĩ, Ta sẽ hỏi con và con sẽ trả lời Ta. 3 Con thật sự muốn phủ nhận công lý của Ta, lên án Ta để biện minh cho chính mình sao? 4 Con có cánh tay mạnh như tay Đức Chúa Trời chăng? Có thể cất tiếng vang rền như giọng Ngài sao? 5Hãy trang sức bằng uy nghi và danh giá; mặc trên mình sự lộng lẫy và vinh quang. 6 Hãy trút đổ cơn giận của con ra, nhìn thẳng vào mọi kẻ kiêu ngạo và hạ nhục chúng. 7 Hãy nhìn thẳng vào mọi kẻ kiêu ngạo và hạ chúng xuống; giày đạp tại chỗ bọn gian ác. 8 Chôn vùi cả bọn chúng trong cát bụi che khuất mặt chúng trong nơi kín đáo. 9(14) Bấy giờ, Ta sẽ khen ngợi con rằng chính tay phải con mang chiến thắng về cho con!” 10(15) “Hãy nhìn con Bê-hê-mốtmà Ta đã dựng nên như dựng nên con; nó ăn cỏ như bò. 11 Hãy xem, đôi hông nó đầy sức mạnh, cơ bụng nó thật rắn chắc. 12 Đuôi nó giống như cây bá hương; gân đùi đan với nhau chằng chịt. 13 Các xương nó như ống đồng, tứ chi nó như những thanh sắt. 14Nó là tạo vật hàng đầu của Đức Chúa Trời; chỉ có Đấng dựng nên nó mới giết được nó.15 Núi đồi sinh cỏ cho nó ăn, các thú hoang chơi đùa nơi đó.16(21) Nó nằm dưới đám sen, trong các bụi lau sậy và chỗ đầm lầy. 17 Vì bông sen lấy bóng che nó, cây liễu bên bờ khe vây bọc nó. 18 Kìa, dù sông có hung hãn tràn bờ, nó vẫn không sợ hãi; dù sông Giô-đanh có ngập tới miệng, nó vẫn thản nhiên. 19 Có ai bắt được nó bằng móc không? Hay gài bẫy để đâm vào mũi 20“Con có thể bắt Lê-vi-a-than với lưỡi câu. Hay dùng dây buộc lưỡi nó được không? 21 Có thể xỏ một sợi dây qua mũi nó, và xâu hàm nó bằng một cái móc ư? 22Liệu nó có tha thiết van nài con, dùng lời ngọt dịu mà năn nỉ con không? 23 Nó sẽ lập giao ước với con, để con nhận nó làm nô lệ suốt đời không? 24 Con có dám chơi với nó như với một con chim, hay cột nó lại cho các cô gái đùa giỡn?

Suy ngẫm và hiểu

Đức Chúa Trời hỏi liệu Gióp có còn muốn tranh luận nữa hay không. Nhưng bây giờ Gióp nhận biết qua những câu hỏi của Đức Chúa Trời rằng ông không dám tranh luận với Ngài. Vì thế, ông xưng nhận ông thực sự là một tạo vật vô nghĩa như thế nào (c.1-5).

Đức Chúa Trời tiếp tục phán với Gióp. Đức Chúa Trời, Đấng hỏi những câu hỏi về thế giới các vật và các con vật, bây giờ nói về một con vật đặc biệt gọi là Bê-hê-mốt. Con vật to lớn này, danh tính chính xác của nó được biết, là một biểu tượng bày tỏ sự toàn năng của Đức Chúa Trời (c.6-24).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.6-14 Đức Chúa Trời chất vấn Gióp lần thứ hai. Những câu hỏi trước đó liên quan đến tính lô-gic của sự sáng tạo của Đức Chúa Trời (38:2).Bây giờ Ngài hỏi về sự công bình (“sự phán xét”) của Đức Chúa Trời. Thực sự thì Gióp gặp phải nguy hiểm khi hỏi quyền tối cao của Đức Chúa Trời, Đấng tể trị vũ trụ, để bảo vệ sự vô tội của ông.

Vì thế Đức Chúa Trời trước tiên hỏi Gióp liệu ông có thể làm được những công việc như Đức Chúa Trời làm hay không. Nếu Gióp không thể trả lời được, thì ông không nên đánh giá sự tể trị của Đức Chúa Trời chỉ bởi vì sự đau khổ (sự đau đớn) của ông. Liệu có phải những sự đau đớn của chúng ta dường như diễn ra quá lâu hay không? Có phải mọi thứ xung quanh chúng ta dường như không công bằng hay không? Nếu chúng ta không thể sánh được Đức Chúa Trời, thì chúng ta không được nghi ngờ sự tể trị của Ngài. Chúng ta phải có đức tin nơi quyền tối cao công bằng của Ngài.

Tham khảo

40:6–14 Chúa phán với Gióp (c.7) và hỏi ông một cách cụ thể về việc làm thế nào ông tìm kiếm việc bảo vệ sự trọn vẹn của mình bằng cách ông dường như ngụ ý rằng chính Đức Chúa Trời, Đấng hành động không phù hợp với tính cách của chính ông (c.8). Khi làm điều  này Gióp đã nói vượt xa hơn sự hiểu biết hoặc khả năng hành động một cách công bằng của mình (c.9–14).

40:15 Bê-hê-mốt thường được nói đến một loài thú, nhưng trong ít nhất một sự chú giải lẫn nhau nó dường như có nghĩa là con trâu nước. Nhìn chung nó được giải thích như vậy trong phân đoạn này, lấy sự mô tả của c.16–18 như một sự nói quá lên mang tính thi ca. Tuy nhiên, một số người cho rằng sự mô tả cần một loại thú nào đó trong huyền thoại quan sát được, cũng giống như con Lê-vi-a-than (41:1); sự lựa chọn thứ nhất đơn giản hơn.

Cầu nguyện: Xin hãy giúp đỡ chúng con trở nên một cộng đồng xưng nhận quyền tối cao của Ngài, hỡi Đức Chúa Trời, thậm chí ngay trong giữa những sự đau đớn và đau khổ của chúng con.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Giê-rê-mi 35-37

Được Sự Cho Phép Của Liên Đoàn Đọc Kinh Thánh Su Việt Nam

Bình Luận:

You may also like