Home Quốc Tế Nạn Buôn Bán Người: Nô Lệ Cacao

Nạn Buôn Bán Người: Nô Lệ Cacao

by Ban Biên Tập
30 đọc

Nạn buôn bán người là một vấn nạn chưa bao giờ có dấu hiệu chấm dứt. Các số liệu thông kê cho thấy có khoảng 27 triệu người hiện phải sống với các điều kiện sống nô lệ – lao động cưỡng bức hoặc bóc lột tình dục – hiện nay trên thế giới. Một cách đáng kinh hoàng, có khoảng từ 300.000 đến một triệu người trong số đó là trẻ em làm việc tại các cánh đồng thu hoạch cacao ở Châu Phi.

Gần 40% lượng Cacao được dùng để làm Chocolate đến từ Bờ Biển Ngà – nơi mà hàng ngàn trẻ em từ chỉ nhỏ từ 10 tuổi đã phải làm việc trong các điều kiện làm việc khủng khiếp, các em bị gia đình mình bán đi, tất cả chi để thỏa mãn cơn khát cacao trên thế giới.

Các cậu bé, phần lớn trong số chúng gần như chưa bao giờ được nếm thử mùi vị chocolate, bị ép buộc rời bỏ sự giáo dục, rời bỏ sách vở, lớp học để đến với các trại lao động cưỡng bức. Tại đó, các em bị buộc phải thu hoạch cacao mà không được trả lương, ngoài ra còn phải chịu những trận đòn và làm việc với những điều kiện lao động nguy hiểm.

nô lệ cacao

Một tổ chức từ thiện Cơ đốc đến từ Anh Quốc Stop the Traffik kêu gọi những nhà sản xuất chocolate hàng đầu thế giới thực hiện lời cam kết làm giảm nguy cơ buôn bán trẻ em trong dây chuyền cung cấp cacao của mình cũng như giải quyết sự thiếu minh bạch hiện đang cho phép tình trạng buôn bán trẻ em này tiếp diễn.

Mặc dù có đến 4 trong số 5 công ty sản xuất chocolate lớn nhất trên thế giới đã cam kết sử dụng 100% cacao được chứng nhận không có sử dụng lao động trẻ em trong dây chuyền trước năm 2020, tuy nhiên một điều đáng buồn rằng công ty lớn nhất trong lĩnh vực này trên thế giới là Mondeléz – công ty mẹ của Cadbury, Green & Blacks và Milka – lại chưa muốn cam kết chắc chắn điều này.

Chính vì thế mà chiến dịch kêu gọi online được thực hiện gần đây để kêu gọi Mendeléz tham gia vào chiến dịch chống lại sử dụng lao động trẻ em trong khai thác cacao. Stop the Traffik cũng kêu gọi người dùng để hạn chế sử dụng sản phẩm không được chứng nhận đến từ các hãng thứ ba.

“6 năm trước, Stop the Traffik kêu gọi người dùng khắp thế giới để thách thức ngành công nghiệp chocolate trên toàn thế giới đảm bảo ngưng lại việc sử dụng và buôn bán lao động trẻ em trong dây chuyền của mình”, Ruth Dearnley – CEO của tổ chức từ thiện này cho biết.

“Sự kêu gọi của chúng tôi ngày hôm nay vẫn giữ nguyên như thế. Công việc của chúng tôi sẽ chưa hoàn thành chừng nào người dùng sản phẩm còn chưa đảm bảo được rằng sản phẩm họ dùng là hoàn toàn không có liên quan đến buôn bán lao động trẻ em.”

Tổ chức từ thiện này từng nhấn mạnh trong chiến dịch của mình rằng: “Các công ty chỉ thay đổi một khi họ bị đặt dưới áp lực của người dùng. Một điều quan trọng là chúng ta phải không ngừng duy trì áp lựcChúng ta đã dần thấy được sự thay đổi từ họ nhưng thực sự họ chỉ phản ứng khi bị đặt dưới sức ép phải làm như vậy của cộng đồng.”

“Chúng ta muốn các nguyên liệu như ‘bạo lực’ và ‘lạm dụng’ bị loại khỏi chocolate.” – lời khẳng định mang đầy ý nghĩa của Stop the Trafiik.

Nguồn ChristianToday
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like