Home Quốc Tế Những Sự Việc Bắt Bớ, Bạo Lực Nhắm Vào Cơ Đốc Nhân Nổi Bật Nhất 2013

Những Sự Việc Bắt Bớ, Bạo Lực Nhắm Vào Cơ Đốc Nhân Nổi Bật Nhất 2013

by Ban Biên Tập
30 đọc

Mặc dù trên thực tế, Cơ đốc nhân là thành phần chiếm khoảng một phần ba dân số thế giới nhưng vẫn có rất nhiều nơi trên thế giới mà Cơ đốc nhân trở thành mục tiêu săn đuổi và bắt bớ chỉ đơn giản bởi vì đức tin của họ vào Đấng Christ.

Cùng nhìn lại 6 vấn đề nổi cộm trong số rất nhiều sự bắt bớ gây xôn xao đã xảy ra trên toàn cầu trong suốt một năm 2013 đầy bạo lực và đau đớn.

1. Boko Haram và những người chăn gia súc Fulani giết hại 1200 Cơ đốc nhân Nigeria.

“Nếu nhìn vào các bảng thống kê, chúng ta sẽ thấy có khoảng 60% những Cơ đốc nhân bị giết hại năm vừa qua đều sống tại miền bắc Nigeria” – trích lời Ann Buwalda, giám đốc điều hành chiến dịch Julibee Campaign.

Nhóm khủng bố gần đây được thêm vào danh sách khủng bố đáng chú ý của Hoa Kỳ – Boko Haram đã tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại Cơ đốc nhân Nigeria sống tại phía bắc đất nước với ý định đẩy họ dần xuống phía Nam – nơi mà cộng đồng Cơ đốc đã được hình thành từ lâu. (Phần lớn người Hồi giáo sống chủ yếu ở phía Bắc). Để đạt được mục đích của mình, nhóm khủng bố này cùng với những người chăn nuôi gia súc Fulani đã thực hiện các vụ tấn công bằng bom, súng đạn và bắt cóc, để lại nỗi sợ hãi vô cùng to lớn trong lòng Cơ đốc nhân tại đây. Chính phủ Nigeria cũng đã nỗ lực làm giảm nạn bạo lực bằng cách đảm bảo sự ân xá cho nhóm khủng bố này vào tháng 4 nhưng nỗ lực này đã bị từ chối. Tuy nhiên, bắt đầu có những tín hiệu đáng hi vọng khi những nhóm du kích tinh vi hiện tại đã giảm bớt phần nào bạo lực.


Những người đàn ông đi lại giữa đống đổ nát sau cuộc càn quét của nhóm khủng bố vũ trang Boko Haram vào ngày 19/9/2013 tại Benisheik, Đông Bắc Nigeria. Nhóm vũ trang Hồi giáo đã tiến hành cuộc nổi dậy mạnh mẽ ở Miền Bắc và Miền Trung Nigeria trong vòng 4 năm qua và gần đây đã chính thức được Hoa Kỳ xếp vào danh sách các nhóm khủng bố nguy hiểm nhất.

2. Vụ tấn công lớn nhất nhắm vào Cơ đốc nhân Pakistan – 82 người thiệt mạng

“Mỗi gia đình đều có từ 2-3 người bị giết, làm sao mà chúng tôi có thể còn ăn mừng Giáng Sinh nữa? Sẽ chẳng còn niềm vui nào nữa.” – Nasreen, 35 tuổi, vụ đánh bom đã cướp đi đứa con gái 14 tuổi và làm bị thương nghiêm trọng đứa con gái 9 tuổi của cô.

82 người chết sau vụ đánh bom kép xảy ra sau một giờ nhóm tại nhà thờ All Saints Church ở Peshawar vào ngày 22 tháng 9. Ở giữa cộng đồng nhỏ bé này, gần như không có gia đình nào không chịu ảnh hưởng của cuộc tấn công. Vụ đánh bom được lên kế hoạch để có thể làm hại nhiều người nhất có thể, nhiều mảnh kim loại nhỏ được thêm vào trên quả bom để có thể tăng thêm tối đa mức sát thương.

Vụ tấn công này phần nào nhấn mạnh các mối nguy hiểm nhắm vào cộng đồng Cơ đốc nhỏ bé ở Pakistan, với chỉ 1.6% dân số trên tổng số 179 triệu dân. Ngoài các vụ đánh bom, cơ đốc nhân còn phải đối mặt với nhiều bắt bớ khác như “đạo luật báng bổ” – đạo luật cho phép người Hồi giáo đối nghịch có thể tố cáo hoặc truy tố Cơ đốc nhân chỉ dựa vào những căn cứ mỏng manh, vô ly nhằm bôi xấu đức tin của họ.

thế giới 2013, nổi bật, tin lành, cơ đốc, bắt bớ
Những thành viên cộng đồng Cơ đốc Pakistan đốt nến trong một cuộc biểu tình lên án diễn ra vào ngày 23/9/2013 tại Lahore.
Vụ đánh bom tự sát nhắm vào một nhà thờ ở Peshawar đã giết hại gần 100 người vào ngày 22/9/2013.

3. “Ngọn Đuốc Hồi Giáo” (Islamists Torch) phá hoại hơn 70 nhà thờ và tổ chức Cơ đốc.

“Trong nhiều tuần liền, mọi người có thể cảm thấy rằng những cuộc tấn công sẽ đến sớm khi các cáo buộc của nhóm Hồi giáo Muslim Brotherhood nhắm vào giới Cơ đốc, cho rằng giới Cơ đốc có tham gia vào việc lật đổ ông Mohammad Morsi. Giới chức chính quyền thì lại gần như không có hành động gì để ngăn cản họ” – Joe Stork, giám đốc điều hành của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch khu vực Trung Đông nói lên quan điểm sau những vụ tàn phá nhắm vào Cơ đốc nhân diễn ra vào tháng 8.

Năm 2013 là một năm đáng để nhớ đối với mỗi người Ai Cập, sự kiện nổi bật nhất có lẽ là việc quân đội lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi vào tháng 6/2013 – người được hậu thuẫn bởi nhóm Hồi giáo Brotherhood. Tuy nhiên, có lẽ các cơ đốc nhân tại đây lại nhớ đến năm 2013 với những ký ức rõ ràng hơn nhiều, họ sẽ nhìn lại con số những nhà thờ bị tấn công (79 nhà thờ bị tấn công chỉ trong tháng 8), vụ bắn giết tại một đám cưới Cơ đốc ở Cairo vào tháng 10 làm thiệt 4 người thiệt mạng, ngoài ra còn có sự nắm quyền trong nhiều tháng liền của Hồi giáo tại Dalga. Tại Dalga, những người không chạy trốn sẽ phải chịu rất nhiều bắt bớ, buộc phải đóng nhiều loại thuế cho chính quyền Hồi giáo.

Cơ đốc nhân chiếm 10% dân số Ai Cập, họ là một phần của đất nước này trong rất nhiều năm, và đó cũng là rất nhiều năm của sự bắt bớ. Cộng đồng này vẫn đang phải lo lắng cho tình trạng của mình, không rõ tương lai của họ sẽ như thế nào khi nạn bạo lực gia tăng

thế giới 2013, nổi bật, tin lành, cơ đốc, bắt bớ
Đống đổ nát tại nhà thờ Evangelical Church ở Minya, phía Nam thủ đô Cairo, Ai Cập vào ngày 26/8/2013

4. Nội chiến Syria và sự đe dọa gia tăng của các nhóm nổi dậy nhắm vào Cơ đốc nhân

Một vài trong số các cộng đồng Cơ đốc tại Syria đã tồn tại từ rất lâu đời, họ thậm chí còn dùng ngôn ngữ Aramaic – thứ tiếng được cho rằng từng được Đấng Christ sử dụng. Tuy nhiên, cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011 đang đe dọa sự tồn tại của những cộng đồng có bề dày lịch sự to lớn này.

Sau khi lật đổ tổng thống Bashar Al-assad khỏi chiếc ghế quyền lực, các nhóm nổi dậy đứng đầu bởi những người Hồi giáo gia tăng dần các bắt bớ nhắm vào Cơ đốc nhân thông qua các vụ bắt cóc hay nhiều loại hình bắt bớ khác. Cơ đốc nhân chiếm 10% dân số của đất nước 22 triệu dân này. Cộng đồng Cơ đốc dần dần trở thành trung tâm của các cuộc chiến. Lấy ví dụ, vào mùa thu vừa qua tại Maaloula, một ngọn đồi nhỏ nơi sinh sống của một ngôi làng Cơ đốc, cuộc chiến nổ ra giữa các nhóm nổi dậy và quân đội Syria đã buộc dân cư sinh sống tại đây phải bỏ chạy.

Cuộc chiến tại Syria đã làm cho hơn 2 triệu dân trở thành người tị nạn, và dường như số lượng này sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2014. Số người tị nạn này dần trở thành làn sóng suy giảm trong dân số của những người theo Chúa.

thế giới 2013, nổi bật, tin lành, cơ đốc, bắt bớ
Thành phố Cơ đốc cổ Maaloula trở thành địa điểm chiến tranh giữa các lực lượng khủng bố có liên quan đến Al-Qaeda và lính chính phủ Syria.

5. Mục sư Saeed Abedini bị giam giữ tại Iran – Một ví dụ nổi bật trong rất nhiều vụ bắt giữ.

Mục sư Saeed Abedini bị bắt giữ kể từ tháng 9 năm 2012 khi các thành viên của nhóm tự vệ cách mạng Iran Revolutionary Guard bắt bớ đức tin của ông. Lúc bị bắt, ông trở lại Iran để thăm gia đình và tiến đến thành lập một trại trẻ mồ côi.

Kể từ khi bị bắt giữ, rất nhiều lo ngại về sức khỏe của Mục sư Saeed Abedini được dấy lên sau đợt thẩm vấn ban đầu đầy bạo lực dành cho ông. Và cũng rất khó khăn để ông nhận được sự chăm sóc y tế từ các nhân viên nhà giam. Đã phải mất rất nhiều đấu tranh để ông có thể nhận được sự giúp đỡ y tế từ bên ngoài vào năm nay. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực được tiến hành từ phía ngoại trưởng John Kerry và Nhà Trắng nhưng Iran vẫn chưa có vẻ nào là nhượng bộ. Hiện tại số phận của Abedini nằm hoàn toàn trong tay của chính quyền của tổng thống Hassan Rouhani.

Đây chỉ là một sự việc nổi bật và Saeed Abedini chỉ là một trong số rất nhiều người bị giam giữ tại Iran hay trên thế giới vì niềm tin của mình.

thế giới 2013, nổi bật, tin lành, cơ đốc, bắt bớ
Tại một phiên họp báo cáo tình hình của Mục sư Saeed Abedini
tổ chức tại tòa nhà Rayburn House Office Building ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ vào thứ 5 ngày 12/12/2013.

6. Khó khăn không ngừng tại Triều Tiên

Trong khi không có bất kỳ một tin tức nào liên quan đến tình trạng khó khăn của Cơ đốc nhân tại Triều Tiên được đề cập đến trong các bản tin quốc tế trong năm vừa qua, điều này có vẻ giống như sự bí mật của chế độ được tăng cường triệt để hơn là bước đột phá trong việc chống lại bắt bớ ở đất nước này. Triều Tiên được xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng các quốc gia bắt bớ nhất trên thế giới của tổ chức World Watch List với ghi chú: Cơ đốc nhân có thể bị “bắt bớ, giam giữ, tra tấn, thậm chí hành hình ở nơi công cộng”.

Triều Tiên còn xua đuổi Cơ đốc nhân đến các trại lao động, một trong số những nơi này được tin rằng là nơi cư trú của 6000 cơ đốc nhân. Mặc dù những khó khăn nhắm vào người theo Chúa tại Triều Tiên là vô cùng to lớn, tổ chức Open Doors ước tính có khoảng 400.000 Cơ đốc nhân sinh sống tại quốc gia 25 triệu người này.

 thế giới 2013, nổi bật, tin lành, cơ đốc, bắt bớ
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì một cuộc gặp khẩn cấp với các tướng lĩnh quân đội nhân dân Triều Tiên vào ngày 29/3/2013.
Bản đồ chiến lược bên trái có ghi: “Kế hoạch chiến lược đánh vào đất liền Hoa Kỳ”.

Theo ChristianPost
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like