Home Chuyên Đề Tại Sao Lại Quá Nghiêm Trọng Về Sự Cám Dỗ Như Vậy – Phần 3

Tại Sao Lại Quá Nghiêm Trọng Về Sự Cám Dỗ Như Vậy – Phần 3

by Ban Biên Tập
30 đọc

Lý do 1:

Chúa Giê-xu dạy chúng ta những điều cần cầu nguyện mỗi ngày. Trong bài cầu nguyện này có một lời khẩn nguyện là ‘xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác’ (Ma-thi-ơ 6:13). Lời khẩn nguyện này có thể được diễn dịch như sau: ‘xin ban ơn giải chúng con cứu chúng con khỏi điều ác (kẻ ác) vì chúng luôn quyết tâm làm cho chúng con sa vào cám dỗ’. Cứu Chúa của chúng ta biết rằng sự cám dỗ là rất nguy hiểm và thể nào chúng ta cần sự giúp đỡ của Ngài để giữ chúng ta khỏi sa vào cám dỗ. Chúng ta tin cậy nơi sự khôn ngoan, tình yêu thương và sự chăm sóc mà Chúa Giê-xu dành cho con cái Ngài. Vì Chúa nhấn mạnh đến trách nhiệm của chúng ta trong việc chống lại sự cám dỗ nên chúng ta phải nghiêm túc với nó.

Lý do 2:

Chúa Giê-xu hứa ban một phần thưởng lớn cho hội thánh Phi-la-đen-phia (Khải huyền 3:10). Phần thưởng đó là sự giải cứu khỏi hoạn nạn thử thách sẽ xảy đến cho toàn thế gian. Bạn có khao khát ơn phước này không? Nếu có thì bạn phải nghiêm túc với nhiệm vụ mà Chúa Giê-xu Christ đã giao cho như là một phương tiện để giữ gìn chúng ta trong lúc thử thách đó hoặc giữ chúng ta thoát khỏi sự cám dỗ.

Lý do 3:

Khi chúng ta nhìn thấy những hậu quả kinh khiếp của những người sa vào sự cám dỗ thì chúng ta cần phải hết sức nghiêm túc với trách nhiệm của mình. Những hậu quả kinh khiếp khi sa vào sự cám dỗ có thể được nhận thấy thông qua hai nhóm người rất khác nhau:

  1. Những người mang danh là cơ đốc nhân nhưng thực ra là họ chưa kinh nghiệm sự tái sanh.

Trong thí dụ về người gieo giống Chúa Jesus mô tả những người chỉ mang danh là Cơ đốc nhân là những người có lòng cứng cỏi. Họ vui mừng khi nghe lời Chúa, nhưng lời đó không thể đâm rễ trong lòng. Họ chỉ tin một thời gian nhưng khi thử thách đến thì họ lui đi (Lu-ca 8:13). Luôn luôn có những người như thế trong mọi thời đại. Họ có khởi đầu tốt trong đời sống đức tin nhưng khi cám dỗ đến họ vội bỏ đức tin. Chúa Jesus cũng mô tả những người này như là người dại xây nhà mình trên cát. Căn nhà loại này có ích lợi gì? Nó là nơi trú ẩn cho họ trong một thời gian, nhưng khi sự cám dỗ và phong ba nổi lên thì nó sụp đổ (Ma-thi-ơ 7:26-27).

Chúng ta biết Giu-đa đi theo Chúa Jesus trong ba năm. Chỉ có Chúa Jesus nhìn thấy sự khác nhau giữa Giu-đa và mười một sứ đồ khác. Giu-đa đã thất bại không lâu sau khi ông  sa vào sự cám dỗ, và không bao giờ đứng lên trở lại. Đê-ma tự xem mình như là người cùng chia sẽ khải tượng với Phao-lô cho đến khi lòng đam mê thế gian chiếm lấy lòng ông và Đê-ma rời bỏ Phao-lô (2 Ti-mô-thê 4:10). Những người như thế sa vào sự cám dỗ cũng có nghĩa là họ chối bỏ đức tin. Trong nhiều trường hợp, mọi người đều có thể nhận biết là họ chối bỏ đức tin, nhưng trong những trường hợp khác thì chúng ta chỉ có thể nhận biết sự bội đạo của họ trong ngày phán xét cuối cùng.

Tinh Thuc Moi Ngay

Hãy tỉnh thức mỗi ngày vì cám dỗ luôn ở bên cạnh bạn luôn luôn

  1. Cơ đốc nhân thật.

Kinh thánh ghi chép lại những hậu quả kinh khiếp khi các thánh đồ sa vào sự cám dỗ. Chúng ta chỉ đề cập đến một vài người điển hình:

A-đam: Ông được tạo dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, có bản chất thánh khiết, và vì thế ông không bị cai trị ở dưới những ham muốn tội lỗi như tình trạng của loài người sau khi sa ngã. Tuy nhiên ông đã nhanh chóng bị sự cám dỗ đánh bại khi ông sa vào cạm bẫy của nó. Hậu quả là ông và cả hậu tự của mình đều bại hoại. Nếu một người trong tình trạng hoàn hảo như thế mà còn dễ dàng bị sự cám dỗ đánh gục thì có hy vọng gì cho hậu tự của A-đam? Chúng ta không phải chỉ chiến đấu với satan mà còn với thế gian đã bị Đức Chúa Trời rủa sả cộng với những đam mê tội lỗi trong lòng do sự sa ngã của A-đam truyền lại.

Áp-ra-ham: Ông tổ của đức tin, đã hai lần sa vào cùng một loại cám dỗ. Ông lo sợ cho sự an toàn của tính mạng mình đã khiến ông nói dối. Đức Chúa Trời bị xúc phạm và dĩ nhiên là Áp-ra-ham đã hối tiếc, đau buồn (Sáng 12:10-20; 20:2).

Đa-vít: Ông được gọi là ‘người làm theo lòng Chúa’, nhưng khi ông sa vào sự cám dỗ ông đã thất bại. Ông phạm tội tà dâm và tội giết người, thậm chí là giết một người trung thành.

Nhiều người khác: Kinh thánh ghi chép lại việc một số người sa  vào sự cám dỗ và bị nó đánh gục như trường hợp của Lót, Ê-xê-chia và Phi-e-rơ để dạy dỗ chúng ta. Những trường hợp này cho thấy thế nào các thánh đồ dễ dàng phạm nhựng tội kinh khiếp khi họ sa vào sự cám dỗ. Trong ánh sáng của những trường hợp cụ thể trên mỗi người chúng ta cần khẩn nguyện: ‘Chúa ơi, nếu những thánh đồ như họ mà đã phạm tội khi họ sa vào sự cám dỗ, thì làm thế nào con có thể đứng nổi trong giờ phút như thế? Ôi, xin cứu con khỏi những loại cám dỗ đó!’

Đức Chúa Trời đã cảnh cáo chúng ta nhiều lần về sự cám dỗ, và cho chúng ta nhìn sự thất bại của nhiều người khác khi họ bị cám dỗ. Bất chấp điều này, nhiều Cơ đốc nhân vẫn liều lĩnh đi vào con đường của sự cám dỗ. Đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn cảnh giác cao độ và tỉnh thức mỗi ngày.

Bình Luận:

You may also like