Home 100 Năm Tin Lành VN 100 Năm Tin Lành Đến VN Kỳ 5: Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc Sau 1954

100 Năm Tin Lành Đến VN Kỳ 5: Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc Sau 1954

by Ban Biên Tập
30 đọc

Miền Bắc Sau Năm 1954

Hiệp Ðịnh Genève chia Việt Nam thành hai nước, ranh giới là vĩ tuyến 17. Lào và Cam-Pu-Chia được độc lập. Thời điểm này có 860.000 người di cư vào miền Nam, trong đó có 676.348 tín đồ Công Giáo, 182.817 tín đồ Phật Giáo, 1.041 tín đồ Tin Lành (cùng 10 Mục Sư Truyền đạo).

Miền Bắc bước vào một thời kỳ mới và Tin Lành gặp phải nhiều khó khăn.

Ngày 10-12 tháng Tư năm 1955, Tổng Hội Hội Thánh Tin Lành miền Bắc thành lập trong Đại Hội đồng của HTTL miền Bắc.

Mãi đến 8 năm sau, năm 1963, Bản Điều Lệ của Hội Thánh gồm 12 phần, 28 điều được nhà nước công nhận cùng với tư cách pháp nhân.

Từ năm 1955-1966 MS Dương Tự Ap là Hội Trưởng

Từ năm 1966-1992 MS Hoàng Kim Phúc Hội Trưởng,

Từ năm 1972-1996 MS Bùi Hoành Thử Phó HT & Tổng thư Ký.

Sau khi Ms Bùi Hoành Thử về nước Chúa (1996) và MS Hoàng Kim Phúc cũng ra đi (2000) thì HT Miền Bắc chỉ còn một Ban Thường Vụ.

Hội thánh nói chung gặp cảnh phân biệt đối xử, tín đồ sa sút nhiều.  Nhà nước hoàn toàn kiểm soát mọi hoạt động và cấp lương cho Mục Sư, Truyền đạo (từ 1960). Thời kỳ này Hội Thánh không được phép tổ chức truyền giảng.

Hội thánh Miền Bắc có 3 mục sư và 12 truyền đạo (1955) cai quản 13 chi hội. Năm 1958 phong chức 9 truyền đạo. Năm 1966 MS Hội Trưởng Dương Tự Ap qua đời, ba vị khác cũng lần lượt nằm xuống. Giới lãnh đạo còn 11 vị, đa số đến tuổi hưu trí.

MS Hoàng Kim Phúc là đại biểu quốc hội và Ủy Viên Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc, MS Bùi Hoành Thử là đại biểu Quốc Hội (3,4 và 5) Ủy Viên Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc.

Bốn Hội Thánh tự trị: Hà Nội, Hoành Nhị, Khả Cảnh, Thượng Trang.  Các Hội Thánh khác thành phần tín hữu rất ít.

Khóa đào tạo giảng sư: 1962-1964 học tập trung mỗi năm 3-4 tháng. Giáo sư là Ms Bùi Hoành Thử và Ms Lê Khắc Lưu. Chương trình gồm Giáo Lý và Chính Trị. Học viên có hai cụ già và ba thanh niên. Kết quả, 5 người tốt nghiệp,  hai người tuổi già không hoạt động. Ba người bị động viên đi nhập ngũ, một người tử trận, hai người giải ngũ, một người bỏ cuộc, chỉ còn lại MS Phùng Quang Huyến (Hoành Nhị).

Miền Bắc Từ 1981-1996

WCC (World Council of Churches) – Hội Đồng Các Hội Thánh Thế Giới – giúp tái thiết các nhà thờ miền Bắc, nhưng ngân sách đều không đến được với Hội thánh mà bị giữ bởi nhà cầm quyền, chỉ cho khoảng 1/5 tới 1/10 (trong số 700 nghìn đôla). Các khoản viện trợ của Các cơ quan như WV (World Vision), Uc (8000) và Hội Thánh Canada (12000) đều bị nhà nước sung công cả. Ngoài ra địa phương còn làm khó dễ nhiều vấn đề, được phép hoạt động 1981 nhưng mãi đến năm 1989 mới thực sự thi hành.

Năm 1981 Hội Thánh Tây Đức giúp 20 nghìn Thánh ca; Hội Thánh Đông Đức giúp 20 nghìn Kinh Thánh toàn bộ.  Nhưng Hội Thánh chỉ được nhận mỗi thứ 3000 quyển. Số tồn kho tại bến cảng Hải Phòng về sau bị cháy. Trong thời gian này thêm 4 vị lãnh đạo Hội Thánh qua đời và hai vị nghỉ hưu.

Trường Kinh Thánh Hà Nội được phép mở khóa thứ hai 1988-1993 với sự trợ giúp của Hội Bread for the Hungry Tây Đức. Có 15 học viên và 10 người vợ của học viên với 5 học viên dự thính. Thành phần giáo sư: Ms Hoàng Kim Phúc, Bùi Hoành Thử, Đào Xuân Minh tại miền Bắc và Ms Nguyễn Hậu Nhương và GS Phạm Xuân Thiều từ miền Nam. Ms Phúc và Minh chỉ dạy hai năm đầu rồi nghỉ vì già yếu. Học viên Trường Kinh Thánh  đã thực tập giảng Đạo tại các nhà thờ miền Bắc và gần 1000 người tin Chúa trong thời gian này.

100 4a giao su va sinh vien tg kinh thanh 89-93

Giáo sư và sinh viên trường Kinh thánh Hà Nội từ năm 1989-1993

100 4a nha tho kha canh thai binh 1988

Nhà thờ Khả Cảnh Thái Bình năm 1988

100 4a nha tho khai canh 2001

100 4a nha tho kha canh thai binh 2001

Nhà thờ Khả Cảnh Thái Bình năm 2001

100 4a nha tho kha canh thai binh 2004

Nhà thờ Khả Cảnh Thái Bình Năm 2004

Miền Bắc 1996-2004

Sau khi MS Bùi Hoành Thử và Hoàng Kim Phúc ra đi, Hội Thánh Miền Bắc không có lãnh đạo. Tổng hội Miền Bắc từ 2002 chỉ có:Giảng sư Lý Tiến Lưu quyền Hội Trưởng. Các ủy viên là:  Đào Ngọc Huệ, Lê Văn Dược. Nhà nước đề nghị Hội Thánh tổ chức Hội Đồng thứ 32, nhưng Hội Thánh không chấp nhận.

Các Hội Đồng Miền Bắc:

Từ 1955-1988 có 31 kỳ Đại Hội Đồng Miền Bắc.

Năm 1988 Đại Hội đồng lần cuối cùng.

Năm 2004 sau khi nhà nước bằng lòng giải quyết những vấn đề bổ nhiệm các truyền đạo về các nơi đã có cơ sở như Hải Phòng, Phúc Yên, Sở Thượng, Hội Thánh đã tổ chức Hội Đồng thứ 32.

Nhà nước vẫn chủ trương hai Giáo Hội Tin Lành Bắc và Nam với hai hiến chương khác nhau cho đến 2007.

Các đòi hỏi của HT Miền Bắc:

  • 1.Bổ nhiệm Gs Nguyễn Gia Huấn về Hải Phòng.
  • 2. Chính thức công nhận các chức truyền đạo cho ba giảng sư
  • 3. Phục chức cho Gs Bùi văn Triệu
  • 4. Tái thiết nhà thờ Hà-nội

Nhà nước thực hiện các điều 1-3.  Điều 4 còn xét lại.  Tổng Hội bằng lòng họp Hội Đồng 32. Sau nhiều năm thương thảo, ngày 1 và 2 tháng 12, 2004, tổng hội Miền Bắc tổ chức Hội đồng lần thứ 32.

Kết quả bầu cử:

Hội Trưởng:Ms Phùng quang Huyến

Phó Hội Trưởng: Gs Nguyễn Gia Huấn

Tổng thư ký:Gs Âu Quang Vinh

Thủ quỹ: Gs Nguyễn Đức Đồng

Ban Trị sự gồm 9 vị.

Thành phần Mục Sư Giảng sư Miền Bắc:

  • MS. Phùng Quang Huyến, Hội Trưởng, Hà Nội
  • MS. Vũ Hùng Cường, Hải Dương.
  • GS. Nguyễn Hữu Mạc, Giao Thủy, Nam Định
  • MS Vũ Quang Huyên, Nam Định
  • GS Âu Quang Vinh, Hà Nội kiêm Tổng Thư Ký
  • Gs Nguyễn Gia Huấn, Hải Phòng  kiêm Phó Hội Trưởng
  • GS Bùi Văn Triệu,  Khả Cảnh – Thái Bình
  • GS Hoàng Đức Luân, Hoàn dương – Nam Hà
  • GS Bùi Văn Sản, Kiến An
  • GS Bùi Văn Nghĩa, Thượng Trang – Hải Phòng
  • GS Nguyễn Đức Đồng, Phúc Yên kiêm Thủ Quỹ Tổng Hội
  • GS Lý Tiến Lưu, Lạng Sơn
  • GS Hoa Xuân Trực, Nghệ An
100 4a nha tho hoanh nhi 1994
Nhà thờ Hoành Nhị năm 1994
100 4a nha tho hoanh nhi 2001
Nhà thờ Hoành Nhị năm 2001
100 4a giang sinh hoanh nhi 2001 2
Giáng sinh năm 2001, Nhà thờ Hoành Nhị Giao Thủy
100 4a ban hat le hoanh nhi giao thuy
Ban hát lễ Hành Nhị -Giao Thủy
100 4a giang sinh hoanh nhi 2001
Nhà thờ Giao Thủy – Nam Định năm 2001
100 4a nha tho hanoi2
Hội Thánh Tin Lành Hà Nội
100 4a hoi thanh ha noi
Các tín hữu Hội thánh Tin Lành Hà Nội
100 4a nha tho hai phong 2004
Nhà thờ Tin Lành Hải Phòng năm 2004

Tổng quát về Miền Bắc

Số nhà thờ và người lãnh đạo:

  • Người Kinh 14 nhà thờ với 14 Mục Sư và Giảng sư
  • Người sắc tộc 981 điểm nhóm và 981 quản nhiệm.
  • Số tín đồ: Người Kinh 6500, Người Sắc tộc 116.000. Như vậy  tòan miền Bắc có 200.000 tín đồ.
  • Số điểm nhóm chưa có phép: 2000
  • Người Hmong tin Chúa qua Ðài Nguồn Sống khoảng từ 150 nghìn đến 200 nghìn, hiện có gần 1200 điểm nhóm nhưng cho đến 2007 nhà nước mới cho phép chính thức 16 điểm. Họ sống tại: Lào Cai, Yên Bái, Hoàng Liên Sơn v.v…
  • Người Sắc Tộc Dao ở Lạng Sơn vốn là người Mán,  đã có ông cha tin Chúa từ năm 1930.  Sau 1975 tìm nghe Đài Nguồn Sống tiếng Việt đã tin Chúa đông đảo.  Hiện có 9 nơi nhóm họp do chín nhân sự quản nhiệm.  GS Lý Tiến Lưu là người quản nhiệm tổng quát. Hội Thánh người Dao đã được nhà nước công nhận nên dễ dàng hơn người H’mong. Họ thường xuống Hà nội chịu báp tem mỗi năm một lần. Tín đồ Dao hiện hơn 2000.

100 4a tin huu hmong tin chua qua dai nguon song 2

Tín hữu người Hmong tin Chúa qua Đài Nguồn Sống

100 4a tin huu hmong tin chua qua dai nguon song

Tín hữu Hmong tin Chúa qua Đài Nguồn Sống

100 4a lop hmong

Lớp đào tạo nhân sự người H’mong tại Hà Nội năm 2006

100 4a tin huu nguoi dao o bac son

Tín hữu người Dao ở Bắc Sơn

100 4a nha nguyen tin huu dao

Nhà nguyện của tín đồ Dao tạo Bắc Sơn

100 4a nha nguyen tin huu dao 2

100 4a nha nguyen tin huu dao 3

Tín đồ Dao ở Bắc Sơn

Hội thánh Miền Bắc sau 1954 là giai đoạn gặp nhiều khó khăn, dầu vậy Hội thánh vẫn tồn tại và tìm cách phát triển. Mời quí vị tiếp tục theo dõi kỳ thiếp theo: “Tin Lành Miền Nam Sau Năm 1954”.

Còn tiếp…

Các bài liên quan:

Kỳ 1 – Công Cuộc Truyền Giáo Của Công Giáo La Mã Vào Việt Nam

Kỳ 2 – Giai Đoạn Chuẩn Bị Trước Khi Truyền Giáo Tin Lành Cho Việt Nam

Kỳ 3 – Tin Lành Đến Việt Nam & Giai Đoạn Thành Lập Hội Thánh Sơ Khai (1911-1927)

Kỳ 4 – Hội Thánh Tự Chủ Và Phát Triển Trong Khó Khăn (1927 – 1954)

Tác giả: Nguyễn Sinh

Biên tập: Lê Tuấn – Linh Ân

Nguồn Tài Liệu tham khảo:
Lê Hoàng Phu Thesis
Reg Reimer Thesis
Catholic Encyclopedia
With Christ In Indochina
CMA Archives
Và các nguồn tài liệu sau đây:
100 1 cac tai lieu tham khao

Bình Luận:

You may also like