Home Tin tức Công Nhân Việt Nam Tại Malay – Bước Đường Cùng Gặp Chúa

Công Nhân Việt Nam Tại Malay – Bước Đường Cùng Gặp Chúa

by Ban Biên Tập
30 đọc

Bức Tranh Xám Xịt Của Công Nhân Việt Nam Ở Malaysia

“Đất khô tưới nước cũng khô
Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo ‘’

Một anh em công nhân Việt Nam ngậm ngùi đọc lên hai câu thơ trong một lần chúng tôi tiếp xúc. Người công nhân như buộc lòng nói ra để rủa sả cho chính cuộc sống nghèo túng khốn khổ của mình, một số phận cho cuộc đời mà họ phải mỉm cười nhận lấy .

Là một sinh viên có cơ hội được đi du học ở Singapore là một điều khá may mắn cho bản thân tôi, nếu như ở Singapore , hiện nay cả ngàn học sinh Việt Nam qua du học , du học một cách đúng nghĩa và du học vì để được nghĩ dưỡng và tiêu tiền thì đối với công nhân ở đây , Malaysia là một vùng đất hứa. Đó là nơi mà họ có thể kiếm ra được tiền để trang trải cho cuộc sống tại quê nhà , để gửi về giúp đỡ cho gia đình, vợ, chồng , con cái đi học, trả nợ… mong cho gia đình mình qua cơn khốn khó

Qua các phương tiện truyền thông thì chúng ta cũng có biết nhiều về công nhân Việt Nam đi xuất khẩu lao động . Nhưng khi gặp thực tế, có những chuyện làm tôi không thể chạnh lòng . Chạnh lòng về sự thật thà chất phát, về những khó khăn mà ở một nước giàu, kể cả ở Việt Nam không thể tưởng tượng nổi . Không đơn giản là đi xuất khẩu lao động , thực tế có nhiều điều hoàn toàn khác biệt với những người lao động Việt Nam ở Malaysia. Những công nhân Việt Nam khi rời xa quê hương là một chàng trai khỏe mạnh, một cô gái hiền lành đáng yêu nhưng chưa đến ngày trở về thì phải nằm trong quan tài vì bị đột tử, vì tai nạn lao động, tai nạn giao thông , vì bị bọn cướp giết … Lại có người mang theo bệnh tật , mất đi một phần thân thể … đau đớn hơn có nhiều anh em đánh mất bản thân mình vì vướng chân vào những việc làm xấu xa như quan hệ tình dục bừa bãi, bài bạc ,rượu chè ,trộm cướp… Để rồi có người bị bắt , bị giam cầm trong tù tha phương , không biết ngày nào gặp lại cha mẹ.

cnvnmalaysinhviensing

cnvnmalaysvvnsing2

Nhóm du học sinh Việt Nam trong chuyến Mision trip tại Malay.
Ảnh chụp tại nhà Gia đình Việt Nam – là một tổ chức – nhà thờ Tin lành cưu mang anh em công nhân Việt Nam

Các trường hợp bị đột tử bị đột tử làm cho người ở quê nhà lo sợ , không còn muốn cho người thân đi lao động ở Malay. Một số bác sĩ ở Singapore nghiên cứu  về vấn đề đột tử của công nhân ở Malay cho biết lý do chỉ vì anh em ăn uống thiếu chất dinh dưỡng , đặc biệt là thiếu vitamin B1.

Môi trường người lao động ở Malaysia khá lộn xộn, có khá nhiều thanh niên từ khắp nơi đến để lao động, từ Indonesia , Myanmar, India , nhiều nhất có thể nói là Việt Nam và Nepal. Nói ra thì ai cũng khổ mới đi đến nước này để kiếm tiền. Thế nhưng, trong bước đường cùng, họ lại cướp bóc, chém giết lẫn nhau. Công nhân Việt Nam thường bị người nước ngoài ăn hiếp. Những công nhân Nepal trấn lột người Việt ngay trên ngoài đường. Cảnh sát Malaysia thì bó tay, thậm chí đến mức chúng ăn chia với bọn cướp.  Trên cầu bọn cướp đang chặn đường cướp thì ở dưới cầu, cảnh sát đứng nhìn chờ chực chia chiến lợi phẩm. Anh Hồng Phước (quê ở Bến Tre ) cho biết : “nhiều lúc tụi em ra đường còn phải tìm mọi cách để giấu tiền nữa, không dám bỏ vào bóp , không dám bỏ vào túi quần…”

Một sự thật không thể ngờ là tại Malaysia , anh em công nhân bị chính đồng hương đến trấn lột , cướp bóc làm cho nhiều công nhân Việt Nam lo sợ. Anh Nam, một công nhân ở Johor Bahru, quê ở Việt Trì kể : “lúc đó tụi tui đang ở trong phòng 10 người, một nhóm công nhân Việt Nam kéo đến gồm 12 người , cầm theo dao và mã tấu, xông vào trấn lột, lấy hết tiền trong người, trong túi , những gì có giá trị kể cả xe đạp, đầu đĩa , bọn họ cũng lấy đi … ‘’ Cuộc sống ở quê đã nghèo khổ, tưởng chừng qua đây làm sẽ có thể dành dụm gửi về, song rồi họ cũng bị cướp sạch. Có trường hợp còn đáng buồn hơn, anh Sơn ở Tuy Hòa kể : “ngoài tiền gởi về cho gia đình hàng tháng, tui còn dành dụm tiết kiệm cũng được 3 năm rồi. Dự định để về nhà mở quán ăn gì đó kiếm tiền rồi cưới vợ, ai ngờ tụi nó vô gom sạch, không ngờ lại là người Việt, giờ tui còn có một năm ở lại đây, coi như trắng tay , bắt đầu lại từ đầu…”

cnvnmalaycongnhantrenduongpho

Hai công nhân Việt Nam chụp chung bức ảnh với các sinh viên trên đường phố Mã Lay

Việc các công ty môi giới xuất khẩu lao động lừa gạt công nhân là một chuyện cũng khá phổ biến cho anh em công nhân Việt Nam tại Malay. Vì trả lương quá thấp, vì bị bốc lột sức lao động, bắt làm việc quá giờ … dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy đình công đã diễn ra. Người công nhân phán đối vì mức lương quá rẻ mạt, theo tìm hiểu , tôi thấy đông lương thực sự rất rất thấp . Mức trung bình công nhân Việt Nam ở đây nhận được là 1000 Ringgit cho một tháng , tương đương khoảng 300$ Mỹ. Nó còn ít hơn phân nữa tiền của một người làm bồi bàn ngoài giờ cho một nhà hàng ở Singapore. Tệ hơn họ cho biết mỗi tháng sau khi trừ hết khoảng chi phí và tiền môi giới, họ chỉ nhận được 30 Ringgit , tương đương khoảng 9$ Mỹ . Thường thì thời gian đầu công ty có việc làm, chỉ được bài ba tháng, công việc bắc đầu ít dần, đi làm thì mệt mỏi từ 10 đến 12 tiếng 1 ngày , Tiền lương thì ít , có tháng làm không đủ ăn nữa . Anh em đành đứng dậy , đình công, không đi làm, đâp phá công xưởng … Một số nơi anh em chịu không nổi đến mức phải nghỉ làm,  vì thế mới dẫn đến việc cướp bóc lẫn nhau vì miếng sống cho qua ngày, chờ tới đâu thì tới.

Chỗ ở của anh em ở đây quá nhỏ và phức tạp.  Cứ tưởng một kí túc cho công nhân là tạm được , nhưng không thể tưởng tượng được, một gian phòng nhỏ chừng 5 người ở là cùng thì họ được nhét vào 20 người. Sau mỗi giờ làm, họ được phát cho 1 tấm ván để đem về nhà ngủ. Có một vài cặp yêu nhau thì họ xin thêm ván, tự dựng nên một gian phòng nhỏ, đủ cho họ có chốn riêng tư… (???)
Một vài trường hợp các lao động nữ bị giới chủ hãm hiếp, có một số trong họ đành cam chịu số phận ở lại, tiếp tục làm việc mong tìm được miếng cơm, nếu không làm bỏ về thì tay trắng, tiền đâu ra trả nợ. “Rồi có một số cùng nhau bỏ trốn về Việt Nam”, anh Trung , công nhân ở Malacca cho biết . Họ bị công ty môi giới giữ hết giấy thông hành. Gom góp chút tiền rồi trốn qua biên giới bằng đường bộ,  sau đó tìm mọi cách ráng đi về Việt Nam. Anh Trung kể về hành trình dài đó: “thường tụi nó bắt xe buýt đi lên Kuala Lumpur, rồi đi xe buýt lên Bangkok Thai Lan, rồi về Phnom Pênh , rồi về tới Tây Ninh.”

Tôi hỏi , làm sao các anh có thể đi được trong khi không có giấy tờ tùy thân trong người. Anh Trung cho biết: “Tụi nó cũng liều thôi , chứ bây giờ ở đây thì cũng chết, ở nhà còn chết hơn khi không có tiền trả cho ngân hàng, mà tiền lãi mỗi tháng mỗi lên, tụi nó chỉ biết nhắm mắt mà đi, trời thương thì cho nó sống…”

Tôi lại hỏi, vậy đại sứ quán Việt Nam không giúp gì được mấy vụ này sao ??? anh Thành, một anh em đi cùng cho biết : “ai mà dám nhờ đến mấy ổng, tiền đâu mà lo cho nổi , đến chừng lên được tới đại sứ quán, mấy ổng cứ nói từ từ, từ từ rồi con người ta chết hết à? 5 tháng, 10 tháng thì còn bãi công làm chi nữa …” Có một số công nhân bỏ trốn bị bắt và giữ lại. Một mục sư người Việt có mục vụ ở đó hỏi tôi có muốn đi xem mấy anh em công nhân bị nhốt ở kí túc không. mình nghe chuyện công nhân bị nhốt nhiều mà chưa tận mắt thấy bao giờ nên cũng muốn đi để thấy tận mắt. Đến nơi thì đúng như là ở trong trại tù, mỗi ngày ngoài giờ đi làm các công nhận được ra ngoài 1 đến 2 tiếng (tối đa 3 tiếng), còn lại thì phải ở trong phòng. Một  phòng khoảng 2.5×4 m, chủ nhét từ 35 đến 40 người, không chống nóng, không TV, quạt chạy như đuổi muỗi. Ông bảo vệ người Hoa cùng với 3 người phiên dịch người việt của bên môi giới lao động được xem như “cha mẹ”, đi thưa về trình, không khai báo thì bị trừ lương. Phiên dịch bảo không được vào bên trong phòng ở của công nhân sợ gây rối loạn, muốn thăm hỏi gì thì phải chờ ở phòng ngoài. Sau một hồi đứng xin xỏ, năn nỉ mãi chúng tôi mới được vào nói chuyện cùng mấy anh em. Ông bảo vệ dặn trước: cấm nói chuyện về Chúa  hay đạo giáo, vì chủ là người Hoa, họ không thích công nhân theo đạo rồi sợ họ bỏ việc (???).

cnvnmalaygiaojpg

Tác giả bài viết chụp cùng một nữ giáo sĩ Việt Kiều Mỹ tại Malay

Và Những Điểm Sáng Của Tin Lành Ở Malaysia

Vì tình yêu thương người Việt đồng hương , có những tổ chức tôn giáo được lập ra để giúp đỡ các công nhân. Đó là những nơi để an ủi, khích lệ, nâng đỡ nhiều công nhân tại đây trong cuộc sống. “Đại sứ quán người Việt không giúp thì mình phải giúp thôi, chứ còn người Việt nào để giúp người Việt nữa …”, một nhân sự Việt Kiều Mỹ, được một nhà thờ Tin lành tại Mỹ gửi sang Malay nói. Cô kể , lúc đầu chỉ định ở 3 tháng theo một chương trình mission trip, nhưng thấy thương và tội các công nhân ở đây quá nên quyết định ở lại, đến nay cũng đã được 5 năm… Thường họ có những buổi nhóm họp với nhau, nấu đồ ăn Việt Nam, ca hát, văn nghệ , dạy cho các bạn về việc phòng chống bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, khuyên các bạn từ bỏ rượu chè , đánh chém, bài bạc, dành dụm tiền để còn gửi về cho gia đình theo như mục đích mà các bạn đã ra đi . Nhiều công nhân đã có sự thay đổi rất rõ rệt, họ trở nên ngoan hiền hơn , cố gắng làm việc , sống tốt và sống vui .

cnvnmalaygadinhvn

Gia đình Việt Nam của mục sư Đức tại Johor Bahru, Malay

cnvnmalaybuacomvn

Bữa cơm Việt Nam ấm cúng của các công nhân xa nhà

congnhanvnnucuoimoi

Những nụ cười đã nở trên môi của những người công nhân nhận biết Chúa tại Malaysia

truyengiangomalay

Một buổi truyền giảng cho công nhân người Việt ở Malaysia

Nhìn chung thì không phải ai đi lao động cũng bị tệ hại như vậy.  Tôi cũng gặp được vài anh em may mắn, họ vui vẻ kể về chuyện công ty, về ông chủ tốt. Có được tăng lương, được tiền thưởng, chỉ 1 năm 2 năm đầu đều đã trả hết được nợ ngân hàng, giờ chỉ cố gắng làm việc để về cưới vợ, lấy chồng, còn chút vốn thì làm ăn, mở tiệm may, quán ăn, quán nước …

congnhanvietnammalay

Một buổi sinh hoạt vui trung thu tại Sài Gòn vào ngày 2/10/2009 vừa qua của nhóm công nhân Việt Nam tin Chúa từ Malay trở về

Những năm gần đây thì số lao động Việt Nam sang Malay đã ít đi đáng kể . Hầu hết là họ đã về nước, người may mắn được ông chủ tốt thì kí hợp đồng ở lại tiếp tục. Vì đồng lương thấp, cuộc sống thì quá phức tạp, nhiềm hiểm nguy khó khăn, gian khổ nên không còn thu hút người lao động Việt Nam như những năm về trước … Những con người với cấp bậc lao động phổ thông, cuộc sống khó khăn nợ nần , thân phận nghèo từ những miền quê của đất nước … họ đành ngậm ngùi cam chịu lấy cái thân phận hẩm hiu của chính cuộc đời mang đến cho họ , để tiếp tục mưu sinh…

Đom Đóm – HOiThanh.Com

Quý vị có thể tìm hiểu thêm về cuộc sống và nhu cầu công việc Chúa tại Mã Lay trong một bài viết dưới đây tại trang web Cơ đốc của sinh viên Tin Lành: Tiếng kêu cứu từ Malay

Bình Luận:

You may also like