Home Bài Viết Môi-Se Lãnh Đạo Cuộc Giải Thoát Vĩ Đại

Môi-Se Lãnh Đạo Cuộc Giải Thoát Vĩ Đại

by Ban Biên Tập
30 đọc

Đây không phải là một cảnh đuổi bắt khiến dựng tóc gáy, bao trùm lên một vài trong số những phép lạ ngoạn mục nhất trong Kinh Thánh. Nếu bạn dừng cảnh lịch sử này lại, bạn chớp được thời điểm của sự ra đời của Y-sơ-ra-ên. Bởi vì dẫu rằng Đức Chúa Trời đã hứa hàng trăm năm trước khiến Áp-ra-ham thành một dân, đây là thời điểm để lời hứa đó trở thành thực tiễn có hơi thở, sống động.

Một gia đình Hê-bơ-rơ, tìm kiếm sự cứu trợ khỏi nạn đói và được Gia-cốp dẫn dắt, đã đến Ai Cập. Ra khỏi Ai Cập là một dân Hê-bơ-rơ tìm kiếm sự giải phóng khỏi sự nô lệ và do Môi-se dẫn dắt.

Trong suốt hành trình họ đi về nhà, đến nơi mà ngày nay là đất nước Y-sơ-ra-ên, họ chấp nhận vai trò của họ là con cháu của Áp-ra-ham, và họ thề vâng theo Đức Chúa Trời. Vì thế Đức Chúa Trời, thông qua Môi-se, đã thiết lập những luật lệ để chỉ dẫn cho dân sự. Trung tâm của những luật lệ này là Mười Điều Răn.

Câu chuyện là một tác phẩm kinh điển – phần nhiều không phải những gì nó bày tỏ về người Giu-đa, nhưng bởi vì những gì nó bày tỏ về Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Giải Phóng vĩ đại, Đấng có thể và sẽ xâm chiếm thế giới thuộc thể để cứu những người kêu cầu Ngài giúp đỡ.

Những Người Có Ảnh Hưởng

Môi-se, người dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập (2:10).

Vua Ai Cập, được biết đến là Pha-ra-ôn, người sử dụng dân Y-sơ-ra-ên cho việc lao động của nô lệ (1:11).

A-rôn, anh của Môi-se và là người làm tượng bò con vàng (4:14). 

Chủ Đề

Để thoát khỏi nạn đói mà Y-sơ-ra-ên đang lâm vào, Gia-cốp đưa gia đình mình xuống Ai Cập. Họ ở đó khoảng 400 năm. Vào lúc nào đó trong khoảng thời gian cuộc viếng thăm kéo dài này, con cháu của Gia-cốp tăng lên đông đúc đến mức người Ai Cập sợ người Hê-bơ-rơ có thể vượt hơn. Vì thế một vị vua Ai Cập đã quyết định biến tất cả họ thành nô lệ. Ông ta bắt họ làm gạch cho những công trình xây dựng lớn của ông ta – bao gồm cả những thành phố. Dân sự cầu xin Đức Chúa Trời giải phóng họ. Và Đức Chúa Trời đã sai Môi-se làm chính việc này.

Những Điểm Đáng Chú Ý

Đức Chúa Trời dự phần tham gia. Hãy chú ý rằng Đức Chúa Trời không nghỉ ngơi trong sự thoải mái của thiên đàng, trong khi mong đợi con người giải quyết các nan đề của họ. Ngài là một Đức Chúa Trời tham gia tích cực. Ngài tạo nên một người lãnh đạo từ một con người, người muốn ở lại với những con chiên của mình. Ngài đã tạo ra những phép lạ gây sững sờ để bẻ gãy ý muốn bướng bỉnh của Pha-ra-ôn.  Và Ngài đã thổi một con đường khô qua một khối nước thẳng đứng khi dân Y-sơ-ra-ên đang chạy trốn bị kẹt giữa một đội quân đang tấn công và biển xanh sâu thẳm.

Hai phần. Phần thứ nhất của sách là câu chuyện thiên sử thi về dân Y-sơ-ra-ên đang chạy trốn khỏi Ai Cập. Phần sau, bắt đầu từ chương 19, bao gồm các luật và sự hướng dẫn thờ phượng cho dân Y-sơ-ra-ên. 

Trước Giả Và Niên Đại

Có thể là Môi-se, mặc dù sách không chỉ ra người viết. Tuy nhiên, các sách Kinh Thánh khác lại nói về Môi-se là trước giả (Giô-suê 8:31; Mác 12:26). Và Xuất Ai Cập Ký 17:14 nói Môi-se đã viết ở phần nhỏ nhất của sách. Các nhà phê bình có lần nói rằng không thể là Môi-se viết nó, do bảng chữ cái chưa được phát minh. Nhưng các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều bản văn có dùng các chữ cái từ khoảng 1500 TCN  ở nơi ngày nay là Y-sơ-ra-ên, cũng như bán đảo Si-nai, nơi dân Y-sơ-ra-ên đã sống 40 năm.

Giống như các sách khác trong năm sách đầu của Kinh Thánh, có lẽ Môi-se viết sách Xuất Ai Cập Ký trong thời gian ra khỏi Ai Cập. Điều đó có thể là lúc nào đó trong hành trình 40-năm đi tới Y-sơ-ra-ên, khoảng vào năm 1400 TCN.

Địa Điểm

Việc làm phu tù của người Hê-bơ-rơ và việc đối diện giữa Môi-se và Pha-ra-ôn diễn ra ở đồng bằng sông Nin ở phía bắc Ai Cập. Việc ra khỏi Ai Cập và bốn mươi năm lang thang trong hoang mạc diễn ra ở bán đảo Si-nai, một vùng khô cằn nhô ra giữa Ai Cập và Ca-na-an, ngay phía bắc Biển Đỏ. Bản đồ chỉ ra những khả năng các tuyến đường ra khỏi Ai Cập.

Bình Luận:

You may also like