Home Dưỡng Linh Cơ-đốc Nhân Cần Biết Gì Về Yoga?

Cơ-đốc Nhân Cần Biết Gì Về Yoga?

by Ban Biên Tập
30 đọc

 Yoga là gì?

 Hầu hết người phương Tây tưởng rằng yoga chỉ là một phương pháp giúp duy trì một thân thể khỏe đẹp được du nhập từ nước ngoài, nhưng thật ra trong yoga còn có nhiều điều khác nữa.  Yoga là một pháp môn trong Ấn-độ giáo, nhằm đạt đến tình trạng giải phóng bản ngã và kết hợp với Ðại Ngã (Atman hay Thực Tại Tối Thượng) qua nỗ lực tập trung tinh thần cao độ, tham thiền sâu lắng và quán định.  Từ “yoga” có nghĩa là kết hợp với Thượng Ðế.  Ngày nay, yoga được biết đến rất nhiều trong thế giới Tây Phương cùng với những yếu tố khác trong Phong Trào Thời Ðại Mới (New Age).  Hầu hết mọi người không biết rằng New Age chính là triết lý Ấn-độ giáo bọc sô-cô-la dành cho phương Tây. 

 So sánh những lời dạy trong thuật yoga với Kinh Thánh 

Một trong những nguyên tắc nền tảng của Ấn-độ giáo là chủ nghĩa phiếm thần– cho rằng con người là sự tiếp nối của Thượng Ðế.  Cho nên, nếu cứ luyện yoga, một ngày kia bạn sẽ nhận ra chính mình là Thượng Ðế.   Nhưng theo Kinh Thánh, Ðức Chúa Trời là Ðấng Tạo Hóa, còn con người chỉ là tạo vật.  Dù Kinh Thánh dạy rằng chúng ta có thể được kéo đến gần Ðức Chúa Trời nhưng không hề nói rằng chúng ta có thể trở thành Ðức Chúa Trời nhờ tập luyện một phương pháp tâm linh nào.  Trong Ấn độ giáo hay trong triết lý yoga không hề có một khái niệm nào về tội lỗi, mà chỉ nói đến sự thiếu hiểu biết của con người.  Khi ngu dốt bạn không cần sự cứu rỗi, nhưng chỉ có một nhận thức rằng chính mình là Ðức Chúa Trời. 

Số người đến với Yoga càng ngày càng đông cùng rất nhiều tài liệu, thông tin quảng bá, tuyên truyền cho hình thức này

Mối quan tâm của bạn về yoga là gì? 

Các lớp dạy yoga thường rất nhập nhằng.  Khi bạn muốn biết thêm chi tiết liên quan đến lớp yoga, thầy dạy yoga- gọi là yogi, sẽ trả lời rằng tập yoga rất tốt, giúp cho máu huyết lưu thông, giảm căng thẳng và vài điều khác nữa.  Thông thường, thầy dạy yoga không chỉ biết có thế mà biết nhiều hơn rất nhiều những gì sẽ dạy bạn buổi đầu.  Trong yoga có nhiều đẳng cấp khác nhau.  Cấp một chỉ có vài điều căn bản.  Người dạy chỉ thị cho bạn phải ngồi thẳng lưng, hai tay để lên đùi, hít vào thật sâu và thở ra giãn xả.  Cấp hai, họ dạy bạn làm cho tâm trí trống không và đọc bài thần chú  “Om”– Ðây là một từ ca tụng thánh thần trong Ấn-độ giáo.  Ở cấp ba và bốn, bạn sẽ được tập một vài tư thế khác nhau như của loài rắn.  Mỗi cấp sẽ đưa bạn đi càng ngày càng sâu hơn.  Những yogi thứ thiệt còn có quyền lực siêu nhiên không phải đến từ Chúa Giê-xu nhưng từ nguồn khác.  Tôi đã từng thấy họ tự nâng bổng lên, hoặc tự chôn sống trong nhiều ngày, bước đi qua lửa và biến hóa đồ vật.  (Xin xem video, phim Hindu Asthetics). Ðúng như Kinh Thánh đã cảnh giác chúng ta rằng ma-quỉ có thể làm được phép lạ.  Nhưng mục tiêu cuối cùng của ma-quỉ là hủy phá con người và các yogis này thường bị mất trí, điên loạn vào những năm cuối đời.

Yoga sẽ đưa bạn từng bước vào thế giới của sự thờ phượng thần bí mà bạn không hay biết…

 Tín hữu Cơ-đốc có thể tập yoga nếu pháp môn này không liên hệ với Ấn-độ giáo không? 

Trước hết, tôi xác định rằng thân thể khỏe mạnh rất quan trọng và chúng ta làm sáng danh Chúa khi có thân thể khỏe mạnh.  Kinh Thánh dạy rằng thân thể chúng ta là đền thờ của Chúa.   Cá nhân tôi cũng thích tập thể thao, thích giãn xả, thích hít thở cho đúng cách, thích đến các trung tâm tập thể dục.  Là Cơ-đốc nhân chúng ta có thể tập thể dục bất cứ cách nào, nhưng tại sao lại phải tham dự vào việc tập yoga?  Trong quan điểm của tôi, người tập yoga là người mở ngỏ tâm trí mình cho ma-quỉ áp chế, dù ý thức hay không.   Tôi quen nhiều tín hữu tập yoga cho biết rằng họ thường thấy ác mộng, thấy ma-quỉ xuất hiện trong bản chất rất ghê rợn.  Là người phương Tây và là người tín hữu phương Tây, chúng ta đôi khi rất ngây thơ.  Chúng ta đã quá vội vàng chạy theo yoga khi chưa kịp hiểu biết về hiểm  họa của nó.   Câu hỏi của tôi cho những tín hữu tập yoga là: “Tại sao chỉ vì muốn cho thân thể khỏe mạnh mà bạn lại phải đứng chung với một triết lý tôn giáo trái ngược với đức tin Cơ-đốc của mình?” Dr. George Alexander, Ph. D. (Thy Hương chuyển ngữ). Báo Thông Công, Giáo hạt truyền giáo Hoa Kỳ 

Tiến  Sĩ George Alexander, Ph. D., là giáo sư cộng tác và là Trưởng Phân Khoa Truyền Giáo và Mục Vụ Liên Văn Hóa tại Ðại Học Biola.

Bình Luận:

You may also like