Home Dưỡng Linh Ngày 26 – Từ Sông Nin Tới Cung Điện

Ngày 26 – Từ Sông Nin Tới Cung Điện

by Ban Biên Tập
30 đọc

Xuất Ai Cập Ký 2:1-10

1 Bấy giờ có một người thuộc dòng họ Lê-vi cưới một cô gái Lê-vi làm vợ. 2 Nàng thụ thai và sinh một con trai. Thấy đứa bé kháu khỉnh, nàng đem đi giấu trong ba tháng. 3 Khi không thể giấu lâu hơn được, nàng lấy một cái thúng bằng cói, trét chai và nhựa thông, đặt đứa bé vào đó rồi đem thả giữa đám sậy ven sông. 4 Chị đứa bé đứng xa xa để trông chừng em mình. 5 Công chúa Pha-ra-ôn xuống sông tắm, còn các nữ tì đi dạo dọc bờ sông. Công chúa phát hiện một cái thúng bằng cói giữa đám sậy, liền sai nữ tì vớt lên. 6 Khi mở thúng ra, công chúa thấy đứa trẻ, một bé trai đang khóc. Cảm thương cho đứa bé, nàng nói: “Bé nầy chắc là một trong những đứa con của người Hê-bơ-rơ.” 7 Chị đứa bé nói với công chúa: “Tôi có thể đi tìm một người vú trong số những người đàn bà Hê-bơ-rơ để nuôi đứa trẻ cho bà không?” 8 Công chúa Pha-ra-ôn đáp: “Hãy đi đi.” Cô gái đi gọi mẹ của đứa bé đến. 9 Công chúa nói: “Hãy đem đứa trẻ nầy về nuôi cho ta, rồi ta sẽ trả tiền công cho.” Người đàn bà ẵm đứa trẻ về nuôi dưỡng. 10 Khi đứa trẻ đã lớn khôn, người mẹ đem nó vào cho công chúa. Nàng nhận làm con và đặt tên là Môi-se, vì nàng nói: “Ta đã vớt nó ra khỏi nước.”

Suy ngẫm và hiểu 

Môi-se sinh ra trong lúc Pha-ra-ôn ra lệnh tất cả các bé trai người Hê-bơ-rơ đều phải bị quăng xuống sông Nin; ông cũng đã được định phải chết. Nhưng Đức Chúa Trời đã cứu Môi-se khỏi sông Nin qua con gái của Pha-ra-ôn. Môi-se lớn lên một cách an toàn trong nhà của Pha-ra-ôn. Hơn nữa, Đức Chúa Trời đã khiến cho người mẹ sinh ra Môi-se trở thành người vú nuôi của ông. Mặc dù ông được nuôi dưỡng trong cung điện Ai Cập, nhưng Đức Chúa Trời đã giúp Môi-se không đánh mất thân thế là người Hê-bơ-rơ của mình (c.1-10).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.1-10 Đức Chúa Trời đã nuôi dưỡng Môi-se, người sau này sẽ cứu dân Y-sơ-ra-ên qua những cách thức mà con người không thể hình dung được. Vì Ngài đã giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi nạn đói khốc liệt, nên Đức Chúa Trời cũng đã cứu Giô-sép thông qua những cách không thể đoán trước được. Giờ đây, Ngài hướng dẫn Môi-se thông qua thậm chí là những cách ngoạn mục hơn. Chân lý này minh chứng rằng Đức Chúa Trời chủ động trong suốt lịch sử. Ngày nay, Đức Chúa Trời, Chúa của lịch sử đã dẫn dắt chúng ta như thế nào?

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.1-2 Cha mẹ của Môi-se không tuân theo lệnh của Pha-ra-ôn và, “qua đức tin” (Hê-bơ-rơ 11:23), họ đã không quăng con trẻ của mình xuống sông Nin. Ngày nay, liệu chúng ta sẽ không quăng con cái của mình vào “nước thải của sự thành công” như thế gian đã ra lệnh cho chúng ta phải không? Chúng ta hãy tìm kiếm đức tin giúp chúng ta nuôi dưỡng con cái của chúng ta thành “một đứa con ngoan” (c.2) trước mặt Đức Chúa Trời, hơn là tìm kiếm sự thành công của thế gian này.

Tham khảo

2:2 Thấy đứa bé kháu khỉnh. Theo nghĩa đen tiếng Hê-bơ-rơ: “bà nhìn đứa trẻ, thấy đứa bé kháu khỉnh”. Điều này đơn giản có thể nhắc đến việc Môi-se “khỏe mạnh”.  Ở đây, một số người thấy một sự lặp lại của câu chuyện sáng tạo (1:7); điều này sẽ phù hợp với cách những sự kiện mở đầu trong sách Xuất Ai Cập Ký diễn ra như là sự sáng tạo – câu chuyện về sự ra đời của Y-sơ-ra-ên như là một dân tộc.

2:7-9 Là một người của dân nô lệ ở Ai Cập, rất can đảm vì chị của Môi-se dám nói chuyện với con gái của Pha-ra-ôn (c.7). Hành động dạn dĩ của cô kết thúc bằng việc dẫn đến một hoàn cảnh mà chắc chắn mẹ của Môi-se không thể hình dung ra là có thể khi bà giấu Môi-se: bà được trả công để nuôi dưỡng chính con mình (c.9).

Cầu nguyện: Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy cứu chúng con và cộng đồng của chúng con khỏi nước thải của chủ nghĩa thế tục.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Xuất Ai Cập Ký 33-35

Được Sự Cho Phép Của Liên Đoàn Đọc Kinh Thánh Su Việt Nam

 

 

 

 

Bình Luận:

You may also like