Home Quốc Tế Giúp Người Trẻ Gặp Chúa Mỗi Ngày

Giúp Người Trẻ Gặp Chúa Mỗi Ngày

by Ban Biên Tập
30 đọc

Bắt đầu vào học cấp hai tôi đã biết một “cách rất hay” để tham ra vào việc kỷ luật thuộc linh cá nhân. Đó là thời gian “tĩnh nguyện” hàng ngày, 30 phút (đây là khoảng thời gian lý tưởng) để đọc Lời Chúa, ghi chép và cầu nguyện. Ở một mức độ nào đó tôi thấy rằng đó không chỉ là cách tốt nhất mà nó còn là cách duy nhất để duy trì mối quan hệ mật thiết với Chúa Jêsus.

Chỉ sau này tôi mới biết có những cách khác để có thể ở cùng Chúa, những cách tương giao cầu nguyện giúp tôi được bộc lộ chính mình và khám phá Chúa là đấng như thế nào. Trên cuộc hành trình đó tôi đã nghe về khái niệm “Lộ Trình Thánh” – một cụm từ trong cuốn sách của Gary Thomas mô tả những kiểu mẫu và thói quen có thể luyện tập tùy thuộc vào tính cách của chúng ta để chúng ta có thể trải lòng ra với Chúa. Khi họ làm điều đó, hõ sẽ biết rõ Chúa muốn họ sống như thế nào.

Khi tôi gặp Chúa với chính con người thật của tôi.

Các em thiếu niên đang dùng một lượng năng lượng khổng lồ để tìm hiểu xem mình là ai trên thế giới này. Trong quá trình tìm hiểu các em, chúng ta là những người dẫn dắt thanh niên có cơ hội giúp đỡ các em không chỉ hiểu mình là ai, mà còn giúp các em biết dùng những đặc điểm của tính cách ấy để giao tiếp với Chúa như thế nào. Cách tốt nhất để làm điều này không phải áp đặt các em vào một khuân khổ áp dụng cho tất cả các mức độ thuộc linh, mà là chỉ cho các em biết những cách khác nhau để mỗi cá nhân có thể liên hệ với Chúa.

John Ortberg mô tả điều này trong cuốn “Con người tôi muốn trở thành”: Vì bạn đã được Chúa tạo dựng ra bạn một cách duy nhất và đặc biệt, nên cách Ngài nuôi lớn bạn sẽ không giống cách Ngài nuôi lớn bất kỳ một ai khác. Những thứ nuôi lớn cây phong lan có thể làm cây xương rồng chết. Những thứ nuôi sống con chuột lại làm con voi bị đói. Tất cả sinh vật sống đều cần ánh sáng, đồ ăn, không khí và nước – nhưng với lượng và điều kiện khác nhau. Chính việc tìm ra những điều kiện riêng biệt phù hợp với mình mới giúp mỗi loài lớn lên được.

Cũng như các loài vật dựa vào những thành phần giống nhau, Cơ đốc nhân cần tập hợp những thói quen nhất định, đó là: đọc và suy ngẫm Lời Chúa, cầu nguyện, đi nhóm, thông công và yêu thương. Chìa khóa đó là các kiểu rèn luyện hay mức độ thường xuyên của việc áp dụng chúng không bị cứng nhắc. Mà chúng là những thành phần được sắp xếp, kết hợp một cách hài hòa phù hợp với từng cá nhân để giúp họ đến gần với Chúa hơn.

Thomas đã phát triển cách giải thích của ông về các loại tính cách thuộc linh khác nhau bằng cách đọc những bài viết về sự hình thành tính cách thuộc linh, nghiên cứu đời sống của những nhân vật trong Kinh Thánh, và lần theo những biến động trong lịch sử tập quán Cơ Đốc. Ông cũng quan tâm tới vai trò của tính khí cá nhân, nổi bật nhất là nghiên cứu của Carl Jung và Meyer Briggs. Những yếu tố này kết hợp với nhau khiến ông đưa ra một kết luận rằng Chúa tạo nên mỗi chúng ta không chỉ để thờ phượng Ngài mà còn để chúng ta làm điều đó phù hợp với con người Chúa đã tạo nên ở chúng ta.

Dưới đây là miêu tả khái quát về 9 lộ trình theo giải thích của Thomas:

Người thiên nhiên: Yêu Chúa ngoài trời. Người thiên nhiên đến gần với Chúa qua thiên nhiên.

Người chi giác: Yêu Chúa qua tri giác. Người tri giác đến gần Chúa qua những gì họ có thể nhìn thấy, nghe được, chạm vào, nếm được và ngửi được.

Người truyền thống: Yêu Chúa qua nghi lễ và biểu tượng. Người truyền thống đến gần Chúa qua những hoạt động kỷ luật có từ lâu đời trong lịch sử.

Người khổ hạnh: Yêu Chúa trong nơi yên lặng và giản đơn. Người khổ hạnh đến gần Chúa trong không gian và lối sống mộc mạc.

Người hoạt động: Yêu Chúa qua sự đương đầu. Người hoạt động đến gần Chúa qua việc gây ra những thay đổi về mặt xã hội.

Người chăm sóc: Yêu Chúa bằng cách yêu những người khác. Người chăm sóc đến gần Chúa qua việc chăm sóc và phục vụ người khác.

Người nhiệt tình: Yêu Chúa qua điều huyền bí và hoạt động kỷ niệm. Người nhiệt tình đến gần Chúa qua những trải nghiệm có nhiều niềm vui và vận động bất ngờ của Chúa

Người suy tư: Yêu Chúa qua sự kính mến. Người suy tư đến gần Chúa qua sự kính mến và hiến dâng chân thành

Người lý trí: Yêu Chúa bằng lý trí. Người lý trí đến gần Chúa khi họ học được những điều mới mẻ về Chúa và Kinh Thánh.

Giúp Người Trẻ Tuổi Khám Phá Ra lộ trình Của Họ

Theo kinh ngiệm của tôi, sinh viên có thể xác định được, ít nhất là từng phần, trong 2 hoặc 3 lộ trình mà họ thấy hấp dẫn. Đôi khi họ phát hiện ra điều này bằng cách đánh giá loại nào đó. Nhưng phổ biến hơn tôi thấy rằng người trẻ có xu hướng khám phá ra lộ trình của họ bằng trải nghiệm, bằng cách thử vài cách rồi đánh giá các trải nghiệm đó. 

Nơi lý tưởng nhất để làm điều này là một không gian để ở riêng với Chúa, vì nó cho phép có thêm thời gian để trải nghiệm lộ trình. Qua mộ vài lần ở riêng với Chúa như thế mà tôi là người hướng dẫn, chúng tôi đã khám phá những phương cách. Chúng tôi đã giải thích tầm quan trọng của việc tìm ra điều gì hiệu quả cho từng cá nhân, rồi dành thời gian cho sinh viên thử một vài cách trước.

Mỗi lần chúng tôi dùng khoảng nửa ngày để khám phá các lộ trình. Chúng tôi tạo ra những trạm để sinh viên có thể tham ra vào mỗi lộ trình. Và mỗi người trong số họ có thể thử 4 lộ trình, mỗi lần 45 phút. Tôi tham ra cùng các em ở một vài trạm và chúng tôi tạo ra mỗi lộ trình theo Kinh Thánh. Dưới đây các ví dụ minh họa cho từng lộ trinh.

Sau khi sinh viên được thử một vài lộ trình, cho họ thời gian để đánh giá trải nghiệm của họ, hỏi họ xem họ thích trạm nào nhất, trạm nào họ không thích. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, trạm trước hay trạm sau đều quan trọng như nhau cả. Nếu họ cảm thấy thực sự nhàm chán trong khi thử một trog những lộ trình này thì cũng không sao. Và điều đó không có nghĩa là các em kém thuộc linh.


Giúp người trẻ khám phá hành trình của mình là một điều quan trọng của cả cuộc đời

Các hoạt động để trải nghiệm mỗi lộ trình:

Người thiên nhiên: Những không gian ẩn dật thường đem lại vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, lúc thì chúng tôi ở bãi biển, lúc thì chúng tôi đến xa mạc. Cả hai nơi sinh viên đều có khoảng thời gian đi dạo một mình giữa thiên nhiên.

Người tri giác: Để những viên kẹo bạc hà hay sô-cô-la trên một cái bàn. Mở những bản nhạc êm ái, và nếu có thể thì đốt một ngọn nến thơm. Nói với họ cứ từ từ ăn, suy ngẫm Thi Thiên 34:8, “ Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường bao! Phước cho người nào nương náu mình nơi Ngài!” có lần chúng tôi có người dạy một một hội thảo có tên “nghệ thuật để thờ phượng”, hướng dẫn các em bé tạo nên các tác phẩm nghệ thuật.

Người truyền thống: Giải thích và hướng dẫn làm một bài tập có tên Lectio Divina. Thi Thiên và Bài Cầu Nguyện Chung được sử dụng rất hiệu quả trong bài tập này. Lần lượt bạn có thể cầu nguyện theo một nghi thức, có thể là dựa vào một cuốn lịch Cơ Đốc hoặc là dùng cuốn sách những lời câu nguyện thông thường.

Người khổ hạnh: Cung cấp một không gian thật yên tĩnh và không có những hình ảnh có thể gây phân tán. Có lần chúng tôi đến khuôn viên của một trường đại học và có chìa khóa mở vào những phòng học trống rỗng, không được trang trí và tẻ nhạt. Mỗi lần mỗi sinh viên có thể ngồi riêng một phòng trong 45 phút, hoặc họ có thể ở một mình ở đó cả buổi sáng. Sinh viên có thể làm gì tùy thích trong thời gian đó, điều quan trọng là đưa cho các em khoảng không gian phù hợp để tham ra.

Người hoạt động: Ở trạm này không có không gian biệt riêng vì chúng tôi không hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ hoạt động nào. Điều này làm nhiều em thất vọng, vì đó là lộ trình số một mà nhiều sinh viên của chúng tôi xác định đó là cách để họ liên hệ với Chúa. Thay vào đó, sinh viên có thể viết những lá thư cho những người bị ảnh hưởng của sự bất công để khích lệ họ. Nếu họ trên 18 tuổi thì có thể viết cho người đại diện của mình.

Người chăm sóc: Xem có một bệnh viện hay viện dưỡng lão nào sẽ đón nhận những người có thẻ không. Nếu có, sinh viên có thể làm những tấm thẻ cho bệnh nhân và người dân. Tương tự như vậy, một số người có thể giúp đỡ người vô gia cư bằng những đồ vệ sinh cá nhân, những đồ ăn nhẹ và viết những mẩu giấy với lời động viên cho họ

Người nhiệt tình: Mặc dầu không có lộ trình nào chỉ tập trung vào âm nhạc nhưng để phù hợp với mục đích của mình chúng tôi mở nhạc nền là nhạc thờ phượng, những bản nhạc mà chúng tôi thường mở vào những dịp lễ kỷ niệm, tại trạm này. Chúng tôi cố gắng khuyến khích các em nhảy múa, vỗ tay và huýt sáo nhiều hơn thường lệ. Tham ra vào những hoạt động như thế trước khi Chúa giúp các sinh viên này thực hành thờ phượng bằng âm nhạc bằng những cách khác với thường lệ. và chúng tôi thấy những suy ngẫm của các em về cả lời bài hát và trải nghiệm trong lúc hát sâu sắc hơn nhiều vì họ ra khỏi cái cách thờ phượng theo thông lệ của nhóm thanh niên.

Người suy tư: Viết thư cho Chúa là cách đơn giản để trải nghiệm lộ trình này. Đây cũng có thể là nơi để các em được tĩnh lặng và làm một tác phẩm nghệ thuật nào đó. Dù bạn chọn cách nào thì điểm mấu chốt ở đây là dẫn các em tới sự tôn kính và kết nối cảm xúc với Chúa.

Người lý trí: Nhờ ai đó được đào tạo về thần học sẽ dậy một lớp với chủ đề mà sinh viên thấy hứng thú. Tùy thuộc vào điều kiện của bạn, bạn có thể chọn bất kỳ chủ đề nào, còn chúng tôi đã chọn chủ đề là “giới thiệu về thần học kể chuyện” với mục tiêu dậy các em những điều các em chưa được học trước đó, để các em đến gần Chúa hơn qua tâm trí mình.

Lộ trình như là những công cụ dùng cả đời

Gần đây tôi viết cho một em sinh viên lần đầu tiên được học về các lộ trình trong hai ngày biệt riêng cho Chúa cho sinh viên năm hai. Bây giờ cô ấy đang học năm hai tại Berkeley.

Tôi hỏi cô ấy có nhớ và thấy các lộ trìnhs hữu ích không. Cô ấy viết lại thế này.

Tôi rất thích!!! Là người gặp khó khăn trong việc kết nối với Chúa cách “truyền thống” vào các sáng Chúa Nhật. Tôi nhớ thật tuyệt làm sao tôi được trải nghiệm những cách khác nhau để gặp gỡ Chúa. Năm ngoái tôi thấy tâm linh khô hạn. Và tôi xem lại danh sách đó. Tôi thích học hỏi nhưng tôi thường thấy mình là người khổ hạnh và năng động hơn. Tôi đã đánh giá lại mình, và thực sự tôi thấy mình chuyển sang cách suy tư và lý trí. Từ đó trở đi tôi bắt đầu đọc các sách thần học và nó giúp tôi đào sâu hơn vào trong đức tin rất nhiều so với trước kia. Thời gian trôi và cuộc sống của bạn cũng thay đổi, thì các công cụ để bạn đến gần Chúa cũng như nhu cầu thuộc linh của bạn cũng thay đổi.

Tôi đã không nghĩ rằng giới thiệu cho sinh viên này những cách mới để tương giao với Chúa lại gặt hái được nhiều kết quả như vậy. Hiểu các phương pháp đã giúp em ấy bước đi trong đức tin suốt thời gian học đại học của mình, phản ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Nhìn lại, Tôi thấy biết ơn Chúa vì Chúng tôi đã tạo ra không gian cho các sinh viên trải nghiệm và tạo ra những cách khác nhau để kết nối.

Dù bạn có áp dụng mô hình này hay mô hình khác, thì điều quan trọng nhất là để cho các em được thực hành những thói quen thuộc linh thật phong phú, giúp các em đến gần Chúa hơn. Với các em học sinh cấp ba bạn có thể giúp các em giữ vững đức tin mình hoàn toàn khác.

Theo Loisusong.net
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com 

Bình Luận:

You may also like