Home Dưỡng Linh Ngày 11 – Các Giáo Sư Giả Và Những Mức Độ Của Lòng Tham Tiền Bạc

Ngày 11 – Các Giáo Sư Giả Và Những Mức Độ Của Lòng Tham Tiền Bạc

by Ban Biên Tập
30 đọc

1 Ti-mô-thê 6:3-10

3 Nếu có người dạy giáo lý khác, không phù hợp với lời chân chính và giáo lý tin kính của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ 4 thì đó là kẻ kiêu ngạo, không hiểu biết gì; nhưng mắc bệnh ham tranh luận, cãi lẽ về chữ nghĩa, gây ra sự ganh ghét, bất đồng, phỉ báng, nghi kỵ xấu xa; 5 sự tranh cãi triền miên giữa những kẻ có tâm trí hư hoại, đánh mất chân lý, xem sự tin kính như là phương tiện trục lợi.

6 Sự tin kính cùng sự thỏa lòng chính là nguồn lợi lớn. 7 Vì khi chào đời chúng ta chẳng đem gì theo thì lúc lìa đời cũng không thể mang gì đi được; 8 vì vậy, có cơm ăn, áo mặc thì phải thỏa lòng. 9 Còn những ai ham giàu có thì rơi vào sự cám dỗ, mắc vào cạm bẫy, sa vào những tham muốn dại dột và nguy hại, là những điều nhận chìm con người trong sự hủy diệt và hư mất. 10 Vì lòng tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác, một số người vì đeo đuổi nó mà lìa bỏ đức tin, tự chuốc lấy nhiều nỗi đau nhức nhối.

Suy ngẫm

Các giáo sư giả không theo Kinh Thánh và không dạy dỗ từ Kinh thánh. Điều này là do động cơ của họ đi đến Hội Thánh không phải là vì yêu Đức Chúa Trời, nhưng vì lòng tham tiền bạc (c. 3-5).

Sự tham lam gây ra những ham muốn quá mức và dẫn người ta đến chỗ phạm tội thông qua việc hành động bằng mọi cách có thể để kiếm được tiền. Đó là lý do khiến lòng tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác. Vì vậy, một Cơ Đốc nhân, đặc biệt là người lãnh đạo của cộng đồng, phải yêu mến Đức Chúa Trời chứ không phải hám tiền bạc (c. 6-10).

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.5 Khi một người bỏ những sự dạy dỗ về sự tin kính, tâm trí của họ trở nên bại hoại và tập trung nhiều hơn vào lợi ích kinh tế hơn là vào sự tin kính. Chưa có thời nào trong lịch sử khi mà loài người không sử dụng Lời Chúa vì lợi riêng và tôn giáo của họ như một công cụ vì lợi nhuận. Nếu một người không phụ thuộc vào quyền năng của thập tự giá, họ có thể dễ dàng rơi vào sự cám dỗ của việc sử dụng Lời Chúa vì lợi nhuận.

C.9-10 Bản thân tiền bạc không phải là xấu, nhưng nếu tiền trở thành mục đích sống, tất cả các loại cám dỗ và cạm bẫy lừa gạt đang ở phía trước, khiến chúng ta trở thành nô lệ cho những ham muốn của mình và chắc chắn dẫn đến sự rủa sả. Lòng ham tiền bạc khiến chúng ta rời bỏ đức tin và thỏa mãn về điều mà chúng ta có, chúng ta sẽ trở nên giống như những kẻ lo lắng và đau khổ triền miên. Ai là chủ của đời sống chúng ta?

Cầu nguyện: Đức Chúa Jêsus ôi, trong thời đại này, nơi mà ‘đồng tiền’ là sức mạnh, xin giúp con phục vụ Ngài, là Chúa duy nhất của con.

*Với bài học hôm nay, chúng ta hãy sống một đời sống từ bỏ chính mình và để Đức Chúa Trời cai trị.

Đọc Kinh Thánh Trong Năm: Ê-xê-chi-ên 22-24 

Bình Luận:

You may also like