Home Quốc Tế Lựa Chọn Giữa Mật, Sữa Hoặc Dầu Mỏ – Tại Sao Israel Không Có Tài Nguyên Dầu Khí Dồi Dào?

Lựa Chọn Giữa Mật, Sữa Hoặc Dầu Mỏ – Tại Sao Israel Không Có Tài Nguyên Dầu Khí Dồi Dào?

by Ban Biên Tập
30 đọc

Với những phát hiện đáng chú ý gần đây của các nhà kinh tế và các nhà khoa học xã hội, người Do Thái đã phát hiện ra câu trả lời:

Nhờ sự quan phòng thiên thượng, chúng ta được bảo vệ khỏi điều được gọi là “lời nguyền của tài nguyên thiên nhiên.”

Có một mối liên hệ giữa sự phong phú tài nguyên thiên nhiên và việc chậm phát triển kinh tế. Có vẻ rằng, như rất nhiều nghiên cứu hiện nay đã chứng minh, các nước giàu tài nguyên thiên nhiên phải chịu một gánh nặng dẫn đến kết cục bóp nghẹt sự tăng trưởng và sự thịnh vượng thật cho người dân.

Terry Lynn Karl, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Stanford và tác giả của quyển “Nghịch lý của sự dư dật”, cho thấy dân số của các đất nước nghèo như Nigeria thường càng nghèo khổ hơn sau khi phát hiện ra dầu mỏ và chỉ một bộ phận nhỏ xíu những người giàu có được hưởng lợi. “Các quốc gia có lịch sử xung đột,” ông viết, “chịu những phản ứng ngược từ tài nguyên khoáng sản – chiến tranh nhiều hơn, tham nhũng nhiều hơn, dân chủ ít hơn và bất bình đẳng nhiều hơn.”

Trong vài tuần qua, các bình luận viên đã thảo luận về ảnh hưởng của “lời nguyền của sự thừa mứa” khi nó dần dần xuất hiện trong tương lai của đất nước Afghanistan. Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, lượng khoáng chất trị giá khoảng 1 nghìn tỷ đô-la được phát hiện nằm dưới mảnh đất hoang vu này. Thế thì, điều này có nghĩa gì đối với đất nước và cư dân của nó?

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chính trị tài nguyên ở thế giới ba cho rằng, hầu như chắc chắn nó chỉ báo trước những điều tồi tệ sẽ xảy đến. Các chỉ huy quân sư và tù trưởng các bộ lạc bây giờ chắc hẳn đã có lý do để gây ra tranh chiến trong nhiều thập kỷ sắp tới bởi vì kho báu dành cho kẻ chiến thắng quả thật rất hấp dẫn.

Một vùng đất chảy tràn với khoáng chất titan không được định phận yên bình.

Chính ở các nước được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên lớn nhất, nạn nghèo đói và đau khổ đầy dẫy vì chiến tranh và bạo lực tràn lan. Giáo sư Oxford và nhà kinh tế học Ngân hàng Thế giới, Paul Collier, đã tính toán xác suất xảy ra các cuộc nội chiến ở những đất nước như thế này. Kết luận của ông là, trong một đất nước không có nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể, nguy cơ chiến tranh chỉ bằng một nửa phần trăm. Mặt khác, ở những đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên, xác suất tăng lên đến 23 phần trăm.

Và những xung đột về nguồn của cải mới phát hiện không phải là lý do duy nhất khiến cho sư dư dật tài nguyên thiên nhiên thường dẫn đến kết cục bi đát hơn là phước lành.

Không ai sử dụng chất xám của mình

Ở những đất nước mà của cải luôn nằm sẵn sàng dưới chân, dân chúng không có động cơ thực sự nào buộc họ phải tận dụng tối đa chất xám của mình. Sư khéo léo nảy sinh từ nhu cầu. Những người phải tranh đấu để được sống sung túc bắt buộc phải tháo vát, chủ động và sáng tạo mới có thể vươn đến tầm vĩ đại.

Một vùng đất đượm khoáng sản titan không có định phận yên bình.

Các quốc gia cũng giống như con người. Trẻ em sinh ra trong vàng bạc nhung lụa đầy đủ quá mức, chưa bao giờ phải tự gắng sức để được no âm, tất cả những đứa trẻ như vậy sau này thông thường trở thành những tay chơi chỉ biết tiêu tiền như nước chứ không đóng góp chút gì cho thế giới xung quanh chúng. Chúng sống cuộc sống của ký sinh trùng, hưởng thụ những tiện nghi từ của cải không phải nhọc lòng kiếm được, mà không cảm thấy cần thiết phải thực hiện bất kỳ nghĩa vu cá nhân nào để đóng góp lại.

Đừng để con cái chúng ta rơi vào ‘Lời nguyền của sự thừa mứa’.

Không có gì lấy làm ngạc nhiên khi hai trong số những người giàu nhất thế giới, Warren Buffett và Bill Gates, đã tuyên bố rõ ràng họ muốn cho đi phần lớn tài sản mình đã tích góp trong suốt cuộc đời để không chất gánh nặng lên con cái họ với điều họ gọi đích danh là “lời nguyền của sự thừa mứa. “

Rõ ràng, những quốc gia được ban cho món quà tài nguyên thiên nhiên quá phong phú thường không đặt nặng hy vọng vàongười dân và như thế không khuyến khích họ phát triển thành những công dân có ích cho xã hội. Sự giàu có lại kéo theo sự trì trệ của con người. Đồng tiền dễ kiếm được tạo nên những kẻ lười biếng. Giàu có mà không cần nỗ lực là một công thức chắc chắn cho sự xuống dốc của một dân tộc, một nền văn hóa và văn minh.

Hãy thử tưởng tượng nếu năm 1948 người Do Thái đã có thể bước vào một vùng đất chào đón họ với trữ lượng dầu mỏ của nước Saudi Arabia láng giềng. Chúng ta hẳn sẽ không bao giờ nhìn thấy sự sáng tạo của một quốc gia dẫn đầu thế giới trong rất nhiều lĩnh vực với các thành tựu khoa học, các đột phá về y tế, những thành tựu tiên phong đầy kỳ diệu. Vì không có dầu mỏ, Israel nhận ra rằng họ phải kiếm bánh nuôi sống mình bằng cách làm việc đổ mồ hôi trán – phía sau trán tất nhiên là nơi họ cất giữ bộ não mình.

Các Phước Lành của Mật và Sữa

Đó là lý do tại sao, khi nhìn lại, phước lành lớn nhất của Israel là nó không bị nguyền rủa với sự thừa mứa các nguồn lực – khi đó sự thông minh và trí tuệ hóa ra thừa thãi.

Tất cả những gì Đức Chúa Trời đã chọn để cung cấp cho người dân Do Thái là sữa và mật ong. Không phải vì đây là hai mặt hàng có giá trị nhất trên thế giới nhưng bởi vì chúng là biểu tượng cho các phước lành thực sự của cuộc sống.

Sữa là thức ăn đầu tiên chúng ta ăn nuốt ngay từ người mẹ yêu dấu của mình. Nó là biểu tượng tình yêu vĩ đại nhất, một món quà được trao cho cách nhưng không. Khi còn là một đứa trẻ mỗi người chúng ta đều thỏa lòng khi được uống sữa.

Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một miền đất “đượm sữa” để nhắc nhở rằng bởi tình yêu lớn lao của Ngài, Ngài sẽ đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bao giờ bị tước đoạt mất những gì thực sự cần thiết để đem đến cho chúng ta hạnh phúc.

Và kế đến Đức Chúa Trời ban cho Miền Đất Hứa món quà mật ong dồi dào – biểu tượng của sự ngọt ngào khiến cho cuộc đời này trở nên thật đáng sống. Phước lành về vật chất không hẳn sẽ mang đến niềm vui. Hàng triệu đô la không tự động đảm bảo cuộc sống hạnh phúc. Vùng đất Israel, tuy vậy, đã được trao cho tiềm năng thiêng liêng có thể đem đến niềm hạnh phúc cho cư dân ở vùng đất ấy.

Con người cần sống một cuộc đời ý nghĩa. Cuộc sống ngọt ngào là kết quả của những thành quả tinh thần. Vì vậy, Đức Chúa Trời hứa với chúng ta rằng Ngài sẽ nuôi dưỡng chúng ta bằng sữa của tình yêu thương Ngài và nâng đỡ chúng ta với vị ngọt ngào của sự chăm sóc và quan tâm tận tụy đời đời của Ngài.

Theo Loisusong
Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com 

Bình Luận:

You may also like