Home Quốc Tế Trường Cơ Đốc và Thử thách “Đáp Đền Tiếp Nối”

Trường Cơ Đốc và Thử thách “Đáp Đền Tiếp Nối”

by Ban Biên Tập
30 đọc

Trường Cơ Đốc và Thử thách “Đáp đền tiếp nối”

Dự án “Đáp đền tiếp nối”  ở Học viện Cơ đốc Edgarton ở Newfielf, bang N.J. Mỹ, tưởng chừng như là một nhiệm vụ bất khả thi cho các học sinh lớp 8 – đó là các em có nhiệm vụ biến  khoản quỹ ban đầu trị giá 40 đô la Mỹ trở thành những món quà có giá trị ảnh hưởng và ích lợi cho cộng đồng.

Melissa Knapp, phụ tá điều hành của Học Viện và điều phối viên Dự án “Đáp đền tiếp nối”, chia sẻ rằng mỗi khi trò chuyện với các học sinh về dự án này, cô đều cảm thấy xúc động vì biết rằng khi các em bắt tay vào việc, niềm đam mê sẽ giúp các em đạt được những thành tựu lớn lao vượt xa điều các em có thể tưởng tượng nổi.

“Chúng tôi thách thức các học sinh dám suy nghĩ đột phá và nhìn ra ngoài thế giới kia để nhìn thấy các nhu cầu cần được đáp ứng,” Knapp cho biết rất tự hào về 16 học sinh lớp 8 và hơn 10 dự án phục vụ cộng đồng của các em đang góp phần ích lợi cho hàng loạt tổ chức từ thiện tại địa phương trong cộng đồng bang New Jersey.

Khi dự án này bắt đầu được triển khai vào tháng giêng, các học sinh được phép chạy dự án của riêng mình hay hợp tác cùng bạn khác để lập nên một dự án quy mô nhỏ với kinh phí ban đầu là 40 đô la, khoản tiền này trích từ quỹ phụ huynh của Học Viện.

Knapp chia sẻ tiếp, “Ban đầu, tất cả các em đều cảm thấy rất sốc vì nhiệm vụ này dường như vượt quá sức các em. Chúng tôi không đòi hỏi học sinh phải lập kế hoạch chi tiết nhưng các em phải tìm thấy một lĩnh vực mình thật sự đam mê và đảm bảo rằng dự án sẽ đi đúng hướng khi tìm thấy một tổ chức có nhu cầu. Muc đích của bài tập lớn này là để các học sinh nhận ra rằng, chỉ một người cũng có thể tạo nên thay đổi trong cuộc sống của một người nào đó. Các em đã làm việc rất nghiêm túc và cố gắng tìm kiếm điều gì thật sự có ý nghĩa đối với mình.”

Từ trái sang: Sandra Melesio and Kristine Lim, các học sinh lớp 8 ở Học Viện Cơ Đốc Edgarton ở Newfield, N.J.,  đang chuẩn bị các túi quà cho trẻ em trong Hội thánh Cộng đồng Hạt Glouster, một phần trong dự án “Đáp đền tiếp nối”. (Nguồn: Ảnh do Melissa Knapp, Học Viện Cơ Đốc  Edgarton cung cấp).

Các học sinh lớp 8 này đã đạt được những thành công nhất định. Đặc biệt, hai học sinh Nicholas Dutra và Corbin Mazur đã kêu gọi được 3,600 đô la để tặng cho tổ chức Đôi Mắt Dẫn Đường, một ngôi trường huấn luyện chó để dẫn đường người khiếm thị lâu đời nhất thế giới. Với 40 đô la nhỏ nhoi ban đầu, các em đã đến các cửa hàng bán thú cưng để thuyết phục họ đóng góp vào ngân quỹ này.

Hai sinh nam sinh khác đến thăm Nhà Lưu Niệm Cựu Chiến Binh New Jersey và nhận thấy nhu cầu về quần áo của các cựu chiến binh. Hai nữ sinh khác trong lớp lại hợp tác để gây quỹ cho một gia đình có người mẹ đang tranh chiến với căn bệnh ung thư vú, thông qua việc thiết kế và xâu hạt các chuỗi vòng đồng thời tổ chức bốc thăm trúng thưởng – những người mua vé sẽ có cơ hội giành được một chiếc túi thiết kế riêng của hãng Vera Bradley.

Học sinh Madison Hagerty – đang điều hành một trạm y tế miễn phí cho đội bóng đá trường mẫu giáo, học sinh lớp 1 và lớp 2 – đã tha thiết kêu gọi tài trợ từ các bậc phụ huynh và gây được ngân quỹ trị giá hơn 400 đô la cho chiếc ghế dài được đặt trong Khu phức hợp Bóng Đá Franklin Township, nhằm tưởng niệm một thiếu nữ vừa qua đời, 

“Hai học sinh khác lại gây quỹ bằng việc phát các túi quà nhỏ cho trẻ em có phụ huynh đang tham gia chương trình Chào Mừng Sự Hồi Phục, một mục vụ chữa lành trên nền tảng Kinh thánh ở Hội thánh Cộng đồng Hạt Glouster”. Các học sinh còn lại gây quỹ để mua các vật dụng vệ sinh cho mái ấm địa phương, hai em khác gây quỹ cho Tổ Chức Người Sống Sót Đơn Côi, một tổ chức hỗ trợ các thương binh và gia đình họ.

Các học sinh đang trong quá trình hoàn thiện dự án của mình trong tháng này và sẽ sớm có cơ hội trao các khoản tài trợ cho các tổ chức nhân đạo phù hợp. Trước khi tốt nghiệp, các em cần phải viết một bài luận về kinh nghiệm thực hiện dự án và bày tỏ quan điểm về việc nỗ lực và hành động của một cá nhân có thể tạo nên biến đổi trong đời sống của một cá nhân khác hay không. Knapp nói rằng, các em sẽ phải đọc bài luận của mình trước toàn khối như là một tiết mục trong lễ tốt nghiệp lớp 8.

*Hệ thống giáo dục ở Mỹ khác với Việt Nam, ở một số trường trung học cơ sở, các học sinh lớp 8 sẽ tốt nghiệp và bước vào trường trung học phổ thông.

TheoThảo Nguyên (loisusong.net)

lược dịch từ  www.christianpost.com

Bài vở cộng tác xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like