Home Quốc Tế Adoniram Judson – Công Khó Của Một Giáo Sĩ Sinh Bông Trái Sau 150 Năm

Adoniram Judson – Công Khó Của Một Giáo Sĩ Sinh Bông Trái Sau 150 Năm

by Ban Biên Tập
30 đọc
Adoniram Judson (9/8/1788 – 12/4/1850)

Vị giáo sĩ người Mỹ Adoniram Judson đến Miến Điện, (tức Myanmar) vào năm 1812 và qua đời tại đó vào năm 1850, sau 38 năm tận hiến. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông đã chịu khổ rất nhiều vì cớ Tin lành. Ông đã bị bỏ tù, tra tấn và chịu xiềng xích. Sau cái chết của người vợ đầu tiên, Ann, là người mà ông rất yêu thương; trong vài tháng liền, ông buồn rầu đến mức hàng ngày chỉ ngồi bên mộ của vợ. Ba năm sau, ông viết: Với tôi Đức Chúa Trời là Đấng Vĩ Đại Không Biết. Tôi tin Ngài nhưng tôi không thể tìm thấy Ngài.

Nhưng đức tin của Adoniram đã gìn giữ ông và ông đã dâng mình cho công việc mà ông tin rằng Chúa kêu gọi ông làm. Ông đã làm việc gấp rút trong việc dịch Kinh thánh. Kinh thánh Tân ước bấy giờ đã được in ra và ông đã hoàn thành dịch Kinh thánh Cựu ước vào đầu năm 1834.

Số liệu thống kê không rõ ràng nhưng chỉ có khoảng mười hai đến hai lăm người tiếp nhận Chúa tại đất nước đó khi ông qua đời và không thấy có Hội thánh nào được nói đến.

Adoniram Judson – Công khó của một giáo sĩ sinh bông trái sau 150 năm

Vào Lễ kỷ niệm 150 năm bản dịch Kinh thánh sang tiếng của Miến Điện, Paul Borthwick phát biểu trước một nhóm người kỷ niệm công việc của Judson. Ngay trước lúc ông phát biểu, ông để ý thấy một hàng chữ nhỏ được in ở trang đầu tiên: “Được dịch bởi Quý ngài: A. Judson.” Vì thế, Borthwick quay sang người phiên dịch của mình, một anh chàng người Miến Điện tên Matthew Hia Win và hỏi: “Matthew này, cậu biết gì về người này?” Đôi mắt Matthew bắt đầu rớm lệ và nói:

“Chúng tôi biết ông ấy – chúng tôi biết ông ấy yêu những người Miến Điện như thế nào và ông ấy đã chịu khổ vì cớ Tin Lành cho chúng tôi xuất phát từ tình yêu của ông như thế nào. Ông đã chết trong sự khốn khó nhưng đã để lại cho chúng tôi cuốn Kinh thánh. Khi ông chết, chỉ có vài người tin Chúa nhưng ngày nay có trên 600.000 người tin Chúa, và từng người trong chúng tôi lần trở lại đều là di sản thuộc linh của một người: Quý ngài Adoniram Judson.”

Nhưng Adoniram Judson đã không bao giờ được thấy điều đó!

Và có thể đây là trường hợp của một vài người trong chúng ta. Có thể chúng ta được gọi để đầu tư cả cuộc đời mình cho chức vụ mà chúng ta không thấy ngay nhiều những bông trái, nhưng hãy tin cậy nơi Đức Chúa Trời ân điển, là Đấng nhìn toàn cảnh công việc của chúng ta sẽ đảm bảo rằng công khó của anh em chẳng hề vô ích đâu. 

– Danh Ngọc st –

Căn nhà tại Malden,Middlesex County, Massachusetts, nơi Judson ra đời (1788)

Kinh Thánh tiếng Miến Điện được dịch bởi Judson

Thánh đường Jodson trong khuôn viên đại học Yangon nổi tiếng của Myanmar

Hội Thánh Lời Sự Sống (theo loisusong.net)

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like