Home Quốc Tế “Đường Ray Tử Thần” Hồi Sinh Ở Xi-bê-ri

“Đường Ray Tử Thần” Hồi Sinh Ở Xi-bê-ri

by Ban Biên Tập
30 đọc


Năm 1949, hàng nghìn tù chính trị Nga bị đày đến một trại lao động Xi-bê-ri để xây dựng đường ray xe lửa nối miền đông và miền tây nước Nga trong một kế hoạch của Joseph Stalin. Đường tàu bắt đầu ở Salekhard và kết thúc ở Igarka. Salekhard cách Moscow khoảng 1200 dặm về phía đông bắc và là thị trấn duy nhất trên thế giới nằm trên Vòng tròn Cực Bắc. Đây là một trong những nơi lạnh nhất thế giới với nhiệt độ thường tụt xuống âm 60 độ.  Nhiều người đã chết vì cố gắng hoàn thành đường tàu này.

Trong số những tù chính trị bị đày tới đây có ông của Mục sư Anatoly Marichev. Marchiev nói ông của ông bị liệt vào những kẻ thù của bang do chống lại chính sách của Stalin và bị tuyên án 10 năm trong trại lao động ở Salekhard. Việc xây dựng đường ray dừng lại vào năm 1953 sau cái chết của Stalin nhưng những tổn thương thì vẫn còn đó. Ông của Mục sư Anatoly đã chết cùng với hàng chục ngàn tù nhân khác. Người ta gọi đường ray này là “đường ray tử thần” vì nhiều người đã không thể chịu đựng được cái lạnh và bệnh tật. Ở Salekhard, thời tiết rất khắc nghiệt, giá rét bão tuyết suốt mùa đông và hàng nghìn con côn trùng và kí sinh trùng gây bệnh suốt mùa hè. Những ghi chép lịch sử cũng cho thấy nhiều tù nhân là Cơ đốc nhân cũng bị giết trong các trại tù chính trị Salekhard.

Vài năm trước, Marichev cùng gia đình chuyển đến Salekhard để vinh danh tinh thần của người ông và vô số những người đã chết trong trại lao động Xi-bê-ri. Mục sư nói “Những người từ nhân ở đây cầu nguyện một ngày nào đó, Phúc âm sẽ đến với người dân vùng đất khắc nghiệt này. Ngày hôm nay, chúng tôi đang nhìn thấy bông trái của những lời cầu nguyện đó”.

Bông trái đó chính là Good News Church (Hội Thánh Tin Lành) – một Hội Thánh truyền giáo lớn mạnh vươn lên từ trong chính vùng Xi-bê-ri do Marichev dẫn dắt. Mục sư cho biết “Nhiều người đang trở về với Chúa ở khắp vùng. Nhiều gia đình được chữa lành, nhiều người được giải phóng khỏi bia rượu và ma túy.”

Hội Thánh được xây dựng trên chính địa điểm của trại tù lao động của Stalin những năm 1950. Mục sư lưu ý một nhà hội ở nơi này không phải chỉ là biểu tượng mà là một chiến lược.

Hợp tác với Association of Spiritual Renewal – một tổ chức tập trung vào truyền giảng cho Liên Xô cũ, Mục sư Marichev dùng nhà thờ này để đào tạo thế hệ lãnh đạo tiếp theo cho Tin lành. Mykhailo Cherenkove – người quản lí chương trình này, nói “Chương trình mang tên Schools without Walls chuẩn bị cho những người trẻ tuổi để hầu việc Chúa chọn thời gian. Chúng tôi trang bị, môn đệ hóa và gửi những nhà lãnh đạo tương lai tới những cộng đồng xa xôi ở Xi-bê-ri và khắp nước Nga. Good News Church cũng huấn luyện những người trẻ như Marina Savchenka 25 tuổi từ đất nước láng giềng Ukraine để trở thành nhà truyền giáo được ơn. Savchenka nói “mong muốn của tôi là chia sẻ Phúc âm cho những bộ lạc du mục của vùng lãnh nguyên Xi-bê-ri. Nhưng trước khi tôi có thể làm vậy, tôi phải hiểu về văn hóa và cách sống của họ. Đó là nơi Good News Church đến. Họ đã truyền giáo cho những bộ tộc đó nhiều năm rồi.”

Những khi không bận bịu với công việc dẫn dắt bầy chiên, Marichev thường lái xe qua lãnh nguyên băng giá này và đến với ngôi làng du mục cùng với Phúc Âm. Ông nói “ Phải mất 4h để đi 60 km trên con sông băng nhưng đáng lắm. Những bộ tộc đó đã từng bị lãng quên. Không thể vậy thêm nữa”. Các tín đồ Hội Thánh thường xuyên tổ chức những chuyến đi phân phát thức ăn, quần áo và thuốc men đến đó. Trong một chuyến đi, mục sư đã tâm tình thân mật với một gia đình du mục mới tin Chúa. Vladimir – một thành viên bộ tộc nói “Hôm nay tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi là những Cơ đốc nhân duy nhất trong làng. Được thông công với những tín hữu khác là điều rất đặc biệt với chúng tôi.”

Marichev đang gia tăng sự ảnh hưởng của hội thánh bằng những mục vụ với trẻ mồ côi, người vô gia cư và những người sống chung với HIV/AIDS. Mục sư mong muốn tiếp tục những di sản của những người đi trước đã cam chịu khó khăn và bắt bớ để nhìn thấy Phúc Âm được rao giảng ở Xi-bê-ri và những vùng xa xôi hơn thế. “Những lời cầu nguyện của các tù nhân, tôi tin Vương quốc Đức Chúa Trời sẽ vươn tới những góc cùng xa xôi của vùng đất khó khăn này vì máu cha ông chúng tôi đã đổ máu và cầu nguyện từ rất lâu.”

Văn Vân Anh (theo CBN)

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like