Home Tin tức Tình Hình Lũ Lụt Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tình Hình Lũ Lụt Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

by Ban Biên Tập
30 đọc

Trong 10 năm qua, kể từ năm 2001, khu vực đồng bằng sông Cửu Long gần như không có lũ lụt nữa vì hệ thông kênh thoát nước khai thông dòng nước ra biển từ đầu nguồn. Tuy vậy, năm nay lượng mưa từ đầu nguồn sông Cửu Long quá nhiều và kéo dài đã tạo nên lượng nước đầu nguồn quá lớn khiến mực nước các sông Tiền và sông Hậu dâng lên cao gây ngập rất nhiều nơi. Kể từ đầu tháng 9 mức nước sông tăng cao gây ngập nhiều vùng đầu nguồn như Hồng Ngự, Châu Đốc, và Mộc Hoá và sau đó nhiều nơi khác khu vực Đồng Tháp Mười bị ngập sâu trong nước như Phú Cường, Mỹ An, An Phong, …

Tính đến đầu tháng 11 năm 2011, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã có 58 người chết và mất tích, 930km đường bộ bị hư hại, 823 cây cầu bị phá huỷ, 1500km đê và hệ thống thuỷ lợi bị vỡ (theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn). Mặc dù nước đã xuống thấp hơn 1 mét nhưng chúng tôi vẫn thấy rất nhiều nhà còn bị ngập và gia đình họ phải sơ tán tạm trú trong những căn lều tạm trên bờ kênh bờ đê.

9

UBYTXH và HT Hồng Ngự đi thăm viếng trong vùng sâu

1

Cánh động ruộng giờ như biển nước, nước vẫn còn sâu trên 2m

Trong những năm gần đây, nhà nước đã lập những khu đất cao và di dời dân lên sinh sống. Tuy nhiên, rất nhiều hộ vẫn không lên sống trên khu dân cư được vì một vài lý do sau: (1) đa phần họ rất nghèo, không có ruộng đất, không thể làm nhà được và nếu nhà nước làm nhà sẵn thì họ cũng không thể trả tiền để vào ở được (mặc dù mức chi trả cho một nền đất là không nhiều và có thể trả trong nhiều năm); (2) lý do chính là khi lên sống trên những khu dân cư như vậy sẽ xa đồng ruộng, không có cơ hội để được nhận làm thuê, ở ngay tại đồng sẽ có nhiều người thuê mướn hơn; (3) một lý do khác là ở trong đồng ruộng dễ dàng kiếm tôm cá sống qua ngày.

Vì vậy nhiều hộ gia đình vẫn còn phải sống trên các kênh thấp ở hai bên mé sông trong vùng đồng trũng và mùa nước năm nay đã nhấn chìm hầu hết các căn hộ này. Có nhiều căn nhà nước đã ngập đến mái. Một số khu vực tại Hội Thánh Hồng Ngư, Phú Cường, và Mộc Hoá nước còn ngập trên nền nhà hơn 1 mét. Đa số các căn nhà này bằng tre lá tạm bợ nên thiệt hại về nhà cửa thì không lớn nhưng đối với các gia đình nghèo này, việc dựng lại một ngôi nhà tre lá như vậy cũng là một vấn đề nan giải.

2

Các căn nhà bị ngập nước hơn 1 tháng, các hộ đã di dời trên vùng cao để tránh lụt

4

Nhà bị ngập, gia đình phải đi di tản đi nơi khác tại Mộc Hóa – Long An

Đồng ruộng xung quanh có nơi vẫn còn ngập sâu đến 2 mét mà lẽ ra thời điểm này như mọi năm người dân đã xuống vụ. Sẽ còn rất lâu nữa mùa vụ mới có thể bắt đầu và điều này đồng nghĩa với việc các hộ nghèo sẽ không được thuê mướn để kiếm sống trong một thời gian rất lâu nữa. Mặc dù không bị thiệt hại nhiều trong mùa lụt năm nay, vì phần lớn lúa đã được thu hoạch trước khi ngập lụt, nhưng nhiều gia đình có ruộng vẫn phải thiếu ăn vì nước ngập kéo dài.

1

Chúng tôi đi thăm một khu lều tạm của tín hữu và đồng bào tại khu vực điểm nhóm Tân Bảnh, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp (thuộc HT Hồng Ngự), nhiều gia đình đông người loay hoay chen chúc nhau một chỗ mà không có công ăn việc làm. Họ trông chờ nước lụt rút xuống để được thuê mướn. Hiện tại các gia đình có thể câu hay lưới để sống qua ngày nhưng vì nước lụt dâng quá cao nên câu lưới cũng không có nhiều cá, đa số chỉ kiếm đủ ăn qua ngày hoặc bán được nhưng thứ câu lưới được vài chục ngàn đồng, không đủ cho một gia đình sinh sống. Họ cho biết đã di dời lên vùng này hơn một tháng rồi nhưng chưa nhận được bất kỳ một sự trợ giúp nào từ phía chính quyền cũng như các tổ chức đoàn thể. 

Phần lớn các gia đình không còn thức ăn và rất cần được cứu trợ khẩn cấp. Một số gia đình khá hơn có nuôi cá và ba ba ở xung quanh nhà cũng bi nước ngập và thất thoát rất nhiều. Ông Bảo Toàn, thư ký điểm nhóm Tân Bảnh dành dụm từ nhiều năm nay để nuôi ba ba trong vườn. Nước lụt ngập cao kèm theo sóng mạnh đã đánh sập bức tường chắn xung quanh khiến ba ba thoát ra ngoài rất nhiều. Hiện tại ông đã rào bằng lưới xung quanh nhưng không biết còn lại được bao nhiêu bên trong hồ.

3

Vườn Tín hữu bị lụt tại Mỹ Luông –  An Giang

8

Một nhà Tín hữu bị ngập tại Mỹ Luông, An Giang, nước rút nhưng vẫn còn bùn lầy

Tại Phú Cường, chúng tôi cùng thầy Truyền Đạo dùng xuồng đi thăm các gia đình tín hữu sống trong đồng ruộng thấp. Đến nơi, nhà của họ hiện vẫn còn ngập sâu, trước đây 10 ngày những căn nhà này ngập đến mái nhà. Vì vậy họ đã tạm lánh đến các khu dân cư, tá túc trong nhà bà con. Chúng tôi tìm đến khu vực họ đang sinh sống tạm thấy cuộc sống họ quá vất vả. Cũng cùng chung tình trạng như các nơi khác là không có công ăn việc làm và mỗi ngày chỉ biết câu lưới để sống tạm bợ, các gia đình tại đây cũng rất cần lương thực để sinh sống. Một số gia đình có được ít ruộng đất cũng có dự trữ ít lúa gạo đủ để giáp vụ. Tuy nhiên, vì mùa nước kéo dài quá lâu nên họ không có đủ lương thực để sinh sống trong hơn 1 tháng qua.

Tại Long Xuyên – An Giang, nhiều khu vực ngoại ô nước ngập sâu khiến hư hại nhà cửa. Các khu vực xa hơn cũng giống như các nơi khác là không có công ăn việc làm và thiếu đói. Số gia đình tín hữu không nhiều nhưng rất nhiều gia đình đồng bào nằm trong tình trạng thiếu đói này. Khu vực Châu Đốc có nhiều hộ gia đình tín hữu vốn đã sống trong những vùng thấp này bị ngập sâu và đã phải di dời.

Tại Mộc Hoá – Long An, mặc dù nằm gần trung tâm của thị trấn Mộc Hoá, nhiều gia đình tại khu vực gò Ba Sân đã phải di dời từ vài tuần trước vì nước ngập sâu vào trong nhà cho đến nay nước vẫn còn ngập sâu trong nhà của họ. Chúng tôi chèo xuồng đi dọc theo lối trước đây là con đường, nước vẫn còn ngập sâu 1,5 mét. Vì nước ngập quá lâu nên phần lớn các căn nhà tại đây bị hư hại xung quanh, sàn gỗ bị mục nát vì ngập nước lâu ngày. 

23

Bên trong một ngôi nhà ở Mộc Hóa – Long An

6

Gia đình Tín hữu tại Mộc Hóa – Long An bị ngập nước

7

Một căn nhà tại Mộc Hóa – Long An

Nhiều gia đình nghèo trong Hội Thánh cũng như bên ngoài đang thiếu đói. Các gia đình nghèo ở khu vực điểm nhóm Vĩnh Hưng mặc dù không bị ảnh hưởng của đợt lụt này vì nhà họ đã được di dời lên khu dân cư cao nhưng vẫn thiếu ăn vì cả hơn một tháng nay họ không có công việc làm.

10

Các gia đình phải di dời lên nơi cao để tránh lũ tại Điểm nhóm Tân Bảnh – HT Hông Ngự

11

Các Tín hữu đang sống trong lều tạm tại Điểm nhóm Điểm nhóm Tân Bảnh

12

Những căn nhà ngập nước tại Tân Bảnh

13

Một căn nhà tại Phú Cường – Đồng Tháp chìm sâu trong nước

15

Một căn nhà tại Phú Cường – Đồng Tháp chìm sâu trong nước

16

Một căn nhà tại Phú Cường – Đồng Tháp chìm sâu trong nước

17

HT Mỹ An tại Đồng Tháp

Uỷ Ban YTXH-TLH kêu gọi các Hội Thánh, cá nhân trong và ngoài nước chung tay góp sức với Uỷ Ban YTXH để thực hiện 2 đợt cứu trợ khẩn cấp và phục hồi trong thời gian tới như sau:

–        Cứu trợ khẩn cấp lương thực và thực phẩm: gạo, mỳ gói, dầu ăn, nước mắm, bột nêm, … được thực hiện từ ngày 8/11/2011 đến ngày 20/11/2011.

–        Phục hồi sau lụt: Hỗ trợ làm lại nhà ở cho các gia đình trong vùng lũ lụt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thực hiện sau khi nước rút (khoảng cuối tháng 12/2011).

Mọi chi tiết xin liên hệ qua email: somedco@gmail.com

Hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0908250670 (Trần Văn Thanh)

Đóng góp tài chánh xin gửi về:

Tên tài khoản: HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (MN)

Số tài khoản:   007 100 495 4044 (bằng VND) hoặc

007 137 495 4128 (bằng USD)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Chi nhánh TP.HCM

132 Hàm Nghi, Quận 1, Tp.HCM, Việt Nam

(Xin ghi rõ: cứu trợ lũ lụt ĐB Sông Cửu Long 2011)

Account name: EVANGELICAL CHURCH OF VIETNAM (SOUTH)

Account Number:       007 100 495 4044 (VND) or

007 137 495 4128 (USD)

Bank: Vietcombank- HCM City

HoChiMinh City Branch

132 Ham Nghi blvd., District 1, HoChiMinh City, Vietnam.

Swiftcode: BFTVVNVX

(Please mention Emergency relief for Mekong delta 2011)

Rất mong được sự đáp ứng kịp thời của các Hội thánh và ân nhân để chia sẻ phần nào trước tình cảnh hoạn nạn của nhiều con cái Chúa và đồng bào tại các tỉnh vùng đồng bằng song Cửu Long.

Theo  UBYTXH-TLH HTTLVN (MN)

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like