Home Dưỡng Linh Hội Thánh Khuôn Mẫu Thời Tân Ước

Hội Thánh Khuôn Mẫu Thời Tân Ước

by Ban Biên Tập
30 đọc


Được khai sinh nơi một “phòng cao” (Công vụ 1:13, 2:1 trở đi), Hội Thánh tiếp tục sinh hoạt trong nhà của các tín đồ mới được hoán cải này (Công Vụ 2:46-47). Ngôi nhà đã trở thành trung tâm của đời sống và sự thông công của Hội Thánh Tân Ước (Công vụ 5:42). Trong khi Phúc Âm lan ra khắp đế quốc thì khuôn mẩu này vẫn phát triển tự nhiên. “Hãy chào Bêrítsin và Aquila… cũng hãy chào Hội Thánh nhóm tại nhà hai người” (Rôma 16:3-5; I Côrinhtô 16:19); “Hãy chào… Laođixê và Nimpha, cùng Hội Thánh nhóm trong nhà người” (Côlôse 4:15); “gởi cho Philêmôn… lại cho Hội Thánh nhóm họp trong nhà anh” (Philêmôn 1:1-2); “Gaiút là người tiếp đãi tôi cùng tiếp đãi cả Hội Thánh…” (Rôma 16:23); các câu này chứng tỏ rằng các tập tục này vẫn kéo dài. Mặt khác, Tin Lành được rao giảng trong các đền thờ (Công vụ 2:42; 5-42…), trong các nhà hội (Công vụ 9:20, 13:5; 14:1…) và trong trường học của trần thế (Công vụ 19:8-10).

Khi chúng ta nói đến hằng ngàn hay hằng chục ngàn người được hoán cải (Công vụ 2:11; 4:4; 5:14; 6:7; 8:6; 21:20; tham khảo Công Vụ 13:44; 16:5) thì người ta tìm đâu ra chỗ nếu họ không đến nhiều nhà để được thông công, được gây dựng và tìm được phước cho họ?

Hội Thánh thời Tân Ước không sở hữu bất cứ tài sản nào cũng không xây dựng trên bất cứ công trình kiến trúc tôn giáo nào. Như vậy, nhà ở hay hội trường thuê mướn là những trung tâm sinh hoạt thuộc linh của cộng đoàn Cơ đốc. Điều này chứng tỏ rằng các Hội Thánh địa phương là những nhóm người yêu Chúa và yêu nhau. Khi họ họp mặt trong các nhà để san sẻ sự sống cùng nhau, thì họ thực sự trở thành những cộng đoàn chăm sóc cho nhau. Do đó, điều này là cách phô diễn bên ngoài của Hội Thánh Đức Chúa Trời trong thời Tân Ưóc. Còn chúng ta biết gì về đời sống thuộc linh bên trong của họ?

Chính Chúa Jêsus, trong lời công bố đầu tiên của Ngài về Hội Thánh, đã phán rằng Ngài sẽ lập Hội Thánh. Các Hội Thánh thời Tân Ước đã được chính mình Chúa xây dựng. Trong lời công bố thứ hai của Ngài vể Hội Thánh, Ngài đã phán những lời đáng ghi nhớ này: “Vì nơi nào có hai ba người nhân danh Ta nhóm nhau lại, thì Ta ở giữa họ” (Mathiơ 18:20). Từng nhóm thông công, gặp gỡ nhau trong danh Ngài và nhận biết sự cai trị của Ngài, đều nhận được chính sự sống của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời hiện diện ở giữa họ. Halêlugia ! Điều này thôi đã giải trình được phước hạnh, sự gây dựng và sự tăng trưởng của các thành viên của nhóm. Không những có Thánh Linh của Đức Chúa Trời cư trú trong mỗi tín đồ (I Côrinhtô 6:19) mà từng cộng đoàn Cơ đốc còn được phước nhờ sự hiện diện và quyền năng của Thánh Linh nữa (I Côrinhtô 3:16). Những ám chỉ về sự hiện diện thiên thượng giữa vòng nhóm đó là rất tuyệt diệu và có thực chất. Vì mỗi thành viên của nhóm là chi thể của Đấng Christ (I Côrinhtô 12:27) nên Đấng Christ có thể giải tỏ chính mình Ngài qua bất cứ chi thể nào Ngài muốn. Như vậy, sự thông công chung, sự gây dựng chung và sự đáp ứng nhu cầu cá nhân đều liên hệ đến sự hiện diện và năng quyền của Đấng Christ phục sinh trong vòng nhóm đó. Do đó, vì sự sống từng ngày của nhóm mà nhóm đó được duy trì trong Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời là cội rễ (nguồn cung cấp) và Đấng thành toàn (sự đầy đủ) của nhóm.

Tuy nhiên, không có nhóm tự trị nào sinh tồn cô lập hay độc lập. Đức Chúa Trời dấy lên toán người lãnh đạo gồm các trưởng lão bình quyền trong vòng nhóm đó, nhưng để cho sự tăng trưởng của các thành viên trong nhóm được quân bình thì mỗi nhóm thông công của từng địa phương được liên kết với các ân tứ chức vụ lưu động như ghi trong Êphêsô 4:11. Trong thời Tân Ước, có một sự lưu thông thường trực các ân tứ chức vụ này giữa vòng các Hội Thánh. Những con ngưòi nầy là những Cơ đốc nhân trưởng thành trong Chúa, họ có thể giúp các Hội Thánh địa phương trong những vấn đề tăng trưởng của họ. Nhờ có cái nhìn thuộc linh giống như Đấng Christ, họ có thể dẫn dắt các nhóm thông công ở từng địa phương vào một kinh nghiệm phong phú hơn về chính Đức Chúa Trời (Rôma 1:11,12)

Như vậy, Hội Thánh thời Tân Ước bao gồm nhiều đoàn thể các Hội Thánh tư gia hay các nhóm thông công gia đình, mà ở đó, sự sáng, sự sống và tình yêu thương của Đức Chúa Trời được tuôn ra một cách dư dật. Những tế bào sự sống thuộc linh này đã trở thành ánh sáng giữa sự tối tăm của dân ngoại, đó là những trung tâm của tình yêu và chân lý cho mọi người đang tìm kiếm giải đáp cho cuộc sống. Những nhóm người như vậy là môi trường lý tưởng cho các tân tín hữu.

Hội Thánh tư gia thật sự là người bảo mẫu tốt nhất cho tội nhân đang tìm kiếm hoặc cho những tín đồ thối lui đang quay về. Nó đã khởi đầu như thế nào thì nó sẽ cứ như vậy vào cuối cùng của thời đại này. Hội Thánh lúc Chúa đến sẽ chiếu ra sự yêu thương của Đức Chúa Trời, chân lý Phúc Âm và quyền năng Thánh Linh trong những đoàn thể các Hội Thánh tư gia khắp thế giới.

Như vậy, sự yêu thương, chân lý và quyền năng của chính Đức Chúa Trời sẽ được hiện thực trên trái đất bị rủa sả vì tội lỗi này, để làm vinh hiển Danh Thánh của Ngài, để đem phước hạnh đời đời cho dân sự Ngài và để cho mọi người nhìn xem một cách lạ lùng. Halêlugia !

G. Milton Smith

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like