Home Dưỡng Linh Sức Mạnh Đặt Trong Kiểm Soát

Sức Mạnh Đặt Trong Kiểm Soát

by Ban Biên Tập
30 đọc

 

 


Có bao giờ bạn tự hỏi Tại sao Chúa của chúng ta đã hứa ban thưởng đặc biệt cho người khiêm nhu mà đôi khi được dịch là người mềm mại?

Vậy sự khiêm nhu là gì? Và tại sao Chúa nói rằng kẻ nhu mì sẽ hưởng được đất? Tự-điển Lexicon nói sự khiêm nhu nghĩa là “Ôn hòa trong tâm tính, dịu dàng trong tinh thần, một người khiêm nhu không bị cái tôi mình chiếm hữu một chút nào. Đây là việc làm của Đức Thánh-linh, không phải của ý muốn con người.” Khiêm nhu trong ý nghiã theo kinh-thánh ở đây không phải là sự yếu đuối. Nó là “sức mạnh đặt trong sự kiểm soát” mà Chúa Giê-su là một mẫu mực tòan hảo của điều này. Là Đấng Sáng-tạo của vũ trụ, Ngài vốn có trọn một năng lực không giới hạn, tuy nhiên để vâng lời theo ý muốn của Đức Chúa Cha, Ngài đã hạ thấp năng quyền đó và giữ nó trong tầm kiểm soát. Trên thực tế, Giê-su, Con của Đức Chúa Trời cũng chính là Thiên Chúa. Quả thật chính Đức Chúa Trời đã đến hành tinh địa cầu này hóa trang thành một kẻ tôi tớ (xem Phi-líp 2:7)

Sau lúc bị Giu-đa phản bội và khi Phi-e-rơ sắp ra sức để bảo vệ Ngài, Chúa chúng ta đã bảo với Phi-e-rơ tra kiếm vào vỏ và nói, “Các con tưởng rằng Ta không thể xin Cha Ta và Ngài sẽ cấp ngay cho Ta hơn 12 đạo thiên binh sao? Nếu vậy làm sao để ứng nghiệm được Lời Kinh-thánh rằng sự việc phải xảy ra như thế này.” (Ma-thi-ơ 26:53-54). Đức Giê-su đã có thể phát ra sức mạnh đủ để tiêu diệt mọi binh lính của tòan thể đế-quốc La-mã; tuy nhiên Ngài đã khiêm nhu đặt sức mạnh của mình vào trong sự kiểm soát vì mục đích yêu thương của Cha Ngài.

Nếu bạn đã từng xem một con ngựa giống được huấn luyện để đi nước kiệu đều đặn, chắc bạn sẽ thấy mặc dù con ngựa đầy sức mạnh và hung hăng, nay trọn vẹn vâng phục theo ý muốn của người huấn luyện. Nhưng điều này không xảy ra trong một đêm. Người huấn luyện phải phát triển một mối liên hệ đặc biệt với con ngựa của mình; đây là một tiến trình dài và khó khăn. Nhưng nó tạo ra một sự đồng công cộng tác trung thành và dai dẳng.

Đời sống của tín nhân cũng là như thế. Sư khiêm nhu phản chiếu một đánh dấu về tương quan giống vậy giữa Cứu Chúa và con cái đầu phục theo ý muốn của Ngài. Khi chúng ta đến mức độ biết Chúa Trời và đường lối Ngài nhiều hơn, và khi chúng ta đã phát triển sâu xa hơn, tương quan thân thiết hơn với Ngài, chúng ta có thể hội nhập sự ưa thích và mong muốn của Ngài trong chúng ta. Dù rằng trước kia chúng ta là “đầy uy lực, mạnh sức, và hung hăng” trong ý nghĩa bản chất tự nhiên giống như con ngựa kia, chúng ta giờ đây hòan tòan đầu phục theo ý muốn của Ngài,

Đó là thứ nhu-mì mà Thiên Chúa mong muốn có trong chúng ta; và bởi điều này chúng ta sẽ hưởng được đất như là “kẻ thừa tự của Đức Chúa Trời và là kẻ đồng thừa tự với Chúa Cứu-thế, vì chúng ta cùng chịu khổ với Ngài để chúng ta cũng được dự phần trong sự vinh quang của Ngài”. (Rô-ma 8:17).

Bill Bright (dch)

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Bình Luận:

You may also like