Home Quốc Tế Giải Mã Con Đường Rẽ Nước Tại Biển Đỏ

Giải Mã Con Đường Rẽ Nước Tại Biển Đỏ

by Ban Biên Tập
30 đọc

 

Mô tả trong chương Exodus (Xuất hành) khi nước biển đã rẽ đôi ra để cho phép những người Israel chạy trốn khỏi quân Ai Cập truy đuổi.

Mô phỏng của các khoa học gia Hoa Kỳ cho thấy gió mạnh có thể đã mở ra đường bộ tại một địa điểm, cho phép người ta đi bộ qua bùn đất sang bờ bên kia an toàn.

Kết quả này được ấn hành trong tạp chí Plos One.

bien_do_re_ra
Hình minh họa nước rẽ ra bởi gió mạnh tại nơi gặp nhau của sông và phá. Ảnh: BBC.

Các nhà nghiên cứu cho thấy gió đông mạnh, thổi qua đêm, có thể đẩy nước lùi lại khúc rẽ nơi một dòng sông cổ được cho là đã nhập vào eo biển.

Với nước bị đẩy lại cả hai đường, một sống đất sẽ được mở ra tại chỗ rẽ, cho phép người ta đi bộ qua chỗ đất bùn lộ ra.

Khi gió giảm, nước sẽ tràn trở lại.

Nghiên cứu này dựa trên việc tái tạo các địa điểm khả dĩ và độ sâu của dòng nước ở châu thổ sông Nile, vốn thay đổi mạnh theo thời gian.

Tác giả chính của nghiên cứu, Carl Drews, từ Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ, NCAR, cho biết: “Mô phỏng này cho thấy có sự tương đồng khá sát với truyền thuyết của cuốn Exodus.”

Kinh Thánh mô tả nước biển đã đổ sập trở lại khi đạo quân của Pharaoh tiến vào đường qua Hồng Hải

“Việc nước biển rẽ ra có thể được hiểu là nhờ các lực lỏng. Gió di chuyển nước theo cách hợp với nguyên tắc vật lý, tạo ra đường thoát an toàn trong khi hai bên vẫn là nước, và sau đó cho phép nước đổ ập trở lại.”

Nghiên cứu này là một phần trong dự án nghiên cứu lớn hơn của ông Drews tìm hiểu về tác động của gió tới các độ sâu của nước biển.

Drews và Weiqing Han – một nhà nghiên cứu hải dương của Đại học Colorado, Mỹ – muốn tìm hiểu xem liệu gió có thể khiến nước biển rẽ ra hay không. Họ cho rằng nếu gió thổi qua nơi hội tụ của sông và phá thì nước ở đó có thể rẽ ra. Phá là vùng nước mặn hoặc nước lợ tương đối nông, bị chia cách với biển bởi bãi cát, dải san hô hay đảo.

Hai nhà nghiên cứu tìm thấy một chỗ như vậy ở vùng châu thổ phía đông của sông Nile. Đó là một địa điểm khảo cổ có tên Tell Kedua. Nó nằm trên bờ Biển Đỏ. Một dòng sông cổ – vốn là nhánh của sông Nile – gặp một phá tại Tell Kedua và tạo thành vùng nước hình chữ U.

Drews và Han sử dụng dữ liệu vệ tinh để tạo mô hình giả lập về Tell Kedua. Họ thay đổi địa hình để tạo nên hình ảnh Tell Kedua cách đây 3.000 năm. Sau đó họ đưa nước và gió vào mô hình.

Mô hình cho thấy, nếu gió thổi liên tục trong 12 giờ với tốc độ tối thiểu 101 km/h qua vùng nước có độ sâu 2 m, nước sẽ giãn ra và tạo thành một lối đi có độ dài hơn 3 km. Lối đi sẽ tồn tại trong khoảng hai giờ, khoảng thời gian đủ để những người Do Thái vượt qua ngay cả khi họ di chuyển trong gió mạnh. Ngay sau khi gió ngừng thổi, nước tràn vào lối đi và mặt biển trở lại trạng thái ban đầu.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi rất phù hợp với câu chuyện trong sách Xuất hành. Vì thế giờ đây chúng ta có cơ sở khoa học để nói rằng sự kiện diễn ra từ 3.000 năm trước trong sách có thể từng xảy ra trong quá khứ”, Drew tuyên bố.

Trong chương Xuất hành, Moses và những người Israel bỏ chạy đã bị mắc kẹt giữa một bên là đoàn quân đang tiến gần của Pharaoh và trước mặt là Hồng Hải.

Nhờ phép lạ, gió đông mạnh thổi suốt đêm đã rẽ đôi mặt nước biển, tạo ra con đường đất với hai bên là hai bức tường nước.

Những người Israel nhờ đó chạy trốn được sang bờ bên kia. Tuy nhiên, khi quân của Pharaoh truy đuổi họ vào sáng hôm sau, nước đổ sập trở lại và nhấn chìm đạo quân Ai Cập.

M.H (Tổng hợp)

Bình Luận:

You may also like