Home Giáo Lý Tin Lành Bài 38: Bí Quyết Nên Thánh (II)

Bài 38: Bí Quyết Nên Thánh (II)

by Ban Biên Tập
30 đọc

Rôma 1:1;3:20:Luận về TỘI LỖI .

Rôma 3:21;5:21:Luận về XƯNG CÔNG BÌNH BỞI ĐỨC TIN ĐẾN CHÚA GIÊXU.

Rôma 6:1;6:39:Luận về NÊN THÁNH.

I-KỂ MÌNH ĐÃ CHẾT VỀ TỘI LỖI (Rôma 6:1-9)

Muốn được nên Thánh thì luôn kể mình đã chết về tội lỗi hay là đã chết đối với tội lỗi. Trong quá khứ, chúng ta đã được tha thứ mọi tội, vì Chúa Giêxu đã chết thay chúng ta. Đó là chúng ta đã được cứu khỏi kết quả của tội lỗi. Nhưng bản chất là gốc rễ của tội lỗi còn ở trong chúng ta, nó xúi giục và lôi cuốn chúng ta vào tội lỗi, nên cũng gọi nó là quyền lực của tội lỗi. Người thế gian buộc phải phạm tội, không phạm không được. Nhưng chúng ta có thể phạm tội mà không cần phải phạm.

Rôma 6:1-3 dùng chữ “tôi” theo số nhiều, để chỉ về bông trái của tội.

Rôma 6:6-8 dùng chữ “tôi”theo số ít, để chỉ về gốc rễ của tội. Chúng ta có phát hết cỏ trong mặt đất, nhưng sau mấy ngày cỏ mọc lên y như trước. Muốn hết cỏ, chúng ta phải nhổ hết gốc rễ nó, hoặc cẩn đá lên trên để có không mọc được. Sự nên Thánh cũng có ý nghĩa tương tự như vậy.

1-Chết về tội lỗi có ý nghĩa gì? (Rôma đoạn 6)

Câu 1-2: “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy? Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa?”. Muốn hiểu câu nầy xin xem Rôma 5:20: “Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm, nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa”. Vô luận tội lỗi bao nhiêu, ân điển đều tha thứ. Vì tội lỗi là hữu hạn, nhưng ân điển vô hạn, vô lượng vô biên. Có người ngoan cố xuyên tạc rằng: Nếu ân điển dư dật vậy thì tôi cứ phạm tội, để ân điển cứ tha thứ. Phaolô nói: “Chúng ta đã chết vì tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa”. Trước kia chúng ta sống trong tội lỗi, rồi cũng chết trong tội lỗi, chúng ta không còn sống trong tội lỗi nữa, nhưng chết đối với nó. Chết đối với tội lỗi có nghĩa gì? – Tội lỗi vẫn còn nguyên, không hề thay đổi, lan tràn khắp chốn, nhưng tôi chết đối với nó. Tôi đã chết đối với tội lỗi, thì tội lỗi không còn quyền gì trên tôi nữa. người chết là người tuyệt giao với những người, nhưng vật chung quanh mình.

Thí dụ1: Người mù là người chết đối với màu sắc. Muôn màu muôn sắc khắp nơi, nhưng đối với người mù chẳng có màu sắc gì hết. Vì cơ quan tiếp xúc với màu sắc là con mắt đã bị hư. Vậy người mù là người chết đối với màu sắc.

Thí dụ 2: Người điếc là người chết đối với âm thanh. Âm thanh vang dội hàng ngày, nhưng đối với người điếc không có âm thanh gì cả. Vì cơ quan tiếp xúc với âm thanh đã bị hư. Người mù chết đối với màu sắc. Người điếc chết đối với âm thanh.

Người Tín đồ đã chết đối với tội lỗi. Chúng ta phải kể như vậy mỗi ngày, hầu cho quyền lực tội lỗi của tội lỗi không còn hành động trên chúng ta được nữa, cũng như màu sắc không có giá trị gì đối với người đui, âm thanh không có giá trị đối với người điếc, tội lỗi không có quyền gì đối với người đã chết.

2-Chết về tội lỗi khi nào?

Câu 3-4: “Hay là anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu Báptêm trong Chúa Giêxu Christ, tức là chịu phép Báptêm trong sự chết Ngài sao? Vậy, chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép Báptêm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy”. Chúng ta phải hiểu hai phương diện của Thập tự giá. Một phương diện là Ngài chết “Vì tội lỗi của toàn thể nhân loại khắp mọi nơi, trải mọi đời”. Về phương diện đó, chúng ta không dự phần nhỏ nào với Ngài. Nhưng về phương diện thứ hai là Ngài chết “về tội lỗi hay là chết đối với tội lỗi”, thì chúng ta được kể là hiệp một với Ngài trong sự chết của Ngài. Nhờ Ngài chết vì tội chúng ta tin và được tha thứ. Nhờ Ngài chết vì tội, chúng ta tin và được nên Thánh.

Phaolô tuyên bố: “Tôi đã bị đóng đinh trên Thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi, nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi” (Gal 2:20). Phaolô bị đóng đinh trên Thập tự giá với Đấng Christ khi nào? – Khi Đấng Christ bị đóng đinh. Mỗi chúng ta cũng bị đóng đinh với Ngài tại đó, lúc đó, gần hai ngàn năm trước đây về tội lỗi. Như vậy người cũ của chúng ta, bản chất xác thịt từ Ađam lưu truyền đã bị đóng đinh trên Thập tự giá với Đấng Christ. Thế là chúng ta đã chết. Hình ảnh mà Phaolô nêu lên là chúng ta cùng chết với Ngài, và cùng bị chôn với Ngài trong lễ Báptêm. Sau đó, chúng ta cùng sống lại với Ngài qua lễ Báptêm. Khi chịu Báptêm, chúng ta đáng phải công bố với mọi người rằng: “Tôi đã chết và chôn trong mồ mã của lễ Báptêm. Đời cũ của tôi chấm dứt từ đây, cái tôi đáng ghét và khốn nạn nầy không còn nữa”. Sau khi bước lên khỏi nước, thì công bố rằng: “Bây giờ tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Chúa sống trong tôi và tôi sống cho Ngài”.

Nói cách dễ hiểu, trong thế giới có ba cách mai táng thi hài:1-Thể táng như người Việt Nam, Trung Hoa; 2-Hoả táng như người Ấn độ, Cao Miên ; 3-Thuỷ táng như nước các dân tộc Hải dương châu, vì thiếu đất nên chôn dưới nước. Chúng ta chịu Báptêm như là một cuộc thuỷ táng.

3-Chết về tội lỗi cách nào?

Câu 5-6: “Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết, giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau. Vì biết rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên Thập tự giá với Đấng Christ, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa”. Khi Ađam và Êva đưa tay hái trái cấm ăn, thì Đức Chúa Trời kể chúng ta cũng hái trái cấm mà ăn như Ađam và Êva. Tại sao? – Ví lúc bấy giờ chúng ta ở trong dòng máu của Ađam. Cũng vậy, khi Chúa Giêxu chịu chết trên Thập tự giá về tội lỗi, thì Đức Chúa Trời cũng kể chúng ta cũng chết với Ngài như vậy, mặc dầu lúc đó chúng ta chưa sanh ra. Bởi đức tin chúng ta là dòng dõi của Chúa Giêxu. Kinh thánh ghi lại hai dòng dõi: Cũ, bại hoại hư xấu của Ađam và dòng dõi mới Thánh khiết là của Chúa Giêxu. Theo xác thịt, chúng ta thuộc dòng dõi của Ađam, theo Thánh Linh thuộc dòng dõi của Đấng Christ. Vì vậy, khi Đức Chúa Giêxu chết về phương diện đối với tội lỗi, thì Đức Chúa Trời cũng kể chúng ta đồng chết với Ngài đối với tội lỗi trong lúc đó. Khi Đức Chúa Giêxu từ mồ mã sống lại, thì Đức Chúa Trời cũng kể chúng ta cùng sống lại với Đức Chúa Giêxu.

“Vì biết rằng người cũ cũa chúng ta đã bị đóng đinh trên Thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa”. Khi chúng ta kể mình đã chết đối với tội lỗi, thì không thể hoạt động được, giống như một người què. Vì khi chúng ta kể mình đã chết đối với tội lỗi thì cái cơ quan xúi giục mình phạm tội bị tê liệt. Mỗi chúng ta luôn luôn kể mình như vậy thì sức mạnh của tội lỗi không còn có chỗ đứng để hoạt động, vì không ai có thể làm gì đối với người đã chết.

4-Chết là thoát khỏi tội lỗi.

Câu 7-9: “Vì ai đã chết thì được thoát khỏi tội lỗi. Vả nếu chúng ta đã cùng chết với Đấáng Christ, thì chúng ta tin rằng mình cũng sẽ cùng sống với Ngài, bởi biết rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, thì chẳng chết nữa, sự chết không còn cai trị trên Ngài”. “Ai sẽ chết thì thoát khỏi tội lỗi”. Tội lỗi không còn quyền gì trên kẻ đã chết. Thí dụ: Người ghiền rượu thì rượu có quyền trên người đó. Người đó phải uống, không uống không được. Khi người đó chết thì rượu không còn có quyền trên người đó nữa. Người ghiền cờ bạc, mỗi ngày bạn bè đến rủ rê, nhưng bây giờ người đó chết, không còn bạn bè nào đến rủ rê nữa. Người có tánh giận dữ, nếu ai nói một, người nói hai. Nhưng bây giờ người đó chết, nếu bị ai nói nặng lời, người đó không phản ứng gì, dầu ai lấy cây mà đập người, người cũng im lặng vì đã chết.

Nếu chúng ta kể mình đã chết thì tội lỗi không còn quyền lực gì trên chúng ta nữa. Những lời như mũi tên bắn vào không gây cho chúng ta cảm xúc gì, thật giống như một người đã chết. Khi nào chúng ta tin cậy vào ân điển và quyền năng của Chúa, dám kể mình đã chết đối với tội lỗi, đối với chính mình hay là bản ngã, thì Chúa thự hiện điều đó cho chúng ta.

Luật pháp cũng không có quyền trên kẻ chết. Thí dụ: Một người bị án 20 năm tù, nhưng anh chỉ ở hai ngày thì chết. Luật pháp phải chịu thôi. Cũng vậy, khi chúng ta luôn luôn kể mình đã chết đối với tội lỗi và chết về người cũ, thì chúng ta kinh nghiệm cuộc sống đắc thắng, Thánh khiết.

bi quyet nen thanh

II. KỂ MÌNH ĐANG SỐNG CHO ĐỨC CHÚA TRỜI.

Câu 10-11: “Vì nếu Ngài đã chết, ấy là chết cho tội lỗi một lần đủ cả, nhưng hiện nay Ngài sống, ấy là sống cho Đức Chúa Trời. Vậy anh em cũng phải coi mình như đã chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giêxu Christ”. Phải luôn luôn kể mình đã chết đối với tội lỗi, và cũng phải luôn luôn kể mình đang sống cho Đức Chúa Trời. Đời sống của Phaolô có hai giai đoạn:

1-Từ khi được sanh ra cho đến khi ông gặp chúa Giêxu trên đường đến Đamách. Trong giai đoạn nầy, ông sống cho mình, làm bất cứ điều ông có thể làm và hưởng bất cứ điều gì ông có thể hưởng. Ông bắt bớ Hội Thánh đủ cách với mục đích tiêu diệt.

2-Từ khi gặp Chúa trên đường Đamách cho đến chết. Ông sống cho Chúa, ông thưa: “Lạy Chúa tôi phải làm chi?”. Tôi thôi làm, điều tôi muốn làm, nhưng tôi bắt đầu làm điều Chúa muốn tôi làm. Đó là bí quyết đắc thắng và thánh công của Phaolô. Ông bắt đầu con người vĩ đại từ chỗ đó. Chúng ta không thể chết về tội lỗi, nếu không sống cho Đức Chúa Trời. Càng sống cho Đức Chúa Trời, người thuộc linh mỗi lúc một mạnh mẽ, người xác thịt, người cũ mỗi lúc một tê liệt cho đến chết.

Khi chưa tin Chúa, có một bà thích xem chiếu bóng. Bà như con sâu chiếu bóng. Bà được hướng dẫn tin Chúa, nhưng vẫn tiếp tục xem chiếu bóng. Trước lúc chịu Báp têm, Mục sư nói vớibà: “Một người chịu Báptêmlà một người kể mình đã chết về đời cũ và tội lỗi bĩ chôn trong mồ mã của lễ Báptêm, và khi người đó bước lên khỏi nước là bắt đầu cuộc đời mới, không còn sống cho mình nữa, mà sống cho Đức Chúa Trời. Bà nghe điều đó thì chịu cảm động. Chiều lại, bạn bè đến mời bà xem chiếu bóng như thường lệ, thì bà nói: “Tôi đã chết đối với chiếu bóng, xin các chị từ đây đừng mời tôi nữa”. Kể từ đó, chiếu bóng còn khắp mọi nơi trong thành phố, song đối với bà, thì nó không còn, không phải nó chết, nhưng chính bà đã chết đối với nó và sống cho Đức Chúa Trời.

III. CÁCH ÁP DỤNG CHÂN LÝ NẦY (Rôma 6:12-14):

1-Chớ để.

“Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó” (Rôma 6:12). Chúa đã giải phóng chúng ta, nên chúng ta không cho phép bất cứ một tội lỗi nào cai trị trong thân thể chúng ta. Đừng để nó hành quyền trên đời sống mình, mà chiều theo ý muốn của nó. Mỗi lần có sự cám dỗ đến, hãy gạt qua và đáp: “KHÔNG,tôi đã chết đối với tội lỗi, và tôi đang sống cho Đức Chúa Trời”.

Trong vườn Êđen, khi ma quỷ mượn hình con rắn đến với Êva, thì bà đã tiếp xúc, nghe, suy nghĩ lời nó nói hành động. Do đó, đưa đến một kết quả thật là tai hại.

2-Chớ dâng.

“Chớ nộp cho thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng cho sự công bình” (Rôma 6:13). Trước kia chúng ta đã dâng đời mình cho tội lỗi, cho ma quỷ, cho thể gian, làm đồ dùng của sự gian ác, thì bây giờ, hãy chấm dứt đi, mà đặt mình trong tay của Đức Chúa Trời, để làm công cụ của sự công bình. Chúng ta không còn thuộc về ma quỷ, thế gian, xác thịt nữa, nhưng thuộc về Đức Chúa Trời và sống cho Ngài. Như vậy, chúng ta phải dâng đời sống mình cho Chúa để Ngài hoàn toàn chiếm hữu, làm công cụ đắc lực cho nhà Ngài.

Một con dao bén, vừa lợi, vừa hại. Lợi hay là hại tuỳ theo chúng ta đặt nó ở đâu, trong tay của ai. Nếu đặt nó trong tay bà nội trợ, thì tốt biết bao. Nhưng cũng con dao đó mà đặt trong tay du đãng, một tướng cướp thì nguy là chừng nào. Đời sống chúng ta như con dao rất bén, thời gian ngắn hay dài không thành vấn đề, đặt nó trong tay của ai mới là quan trọng. hoặc trong tay ma quỷ, hoặc trong tay Đức Chúa Trời.

Khi Phaolô còn ở trong tay của ma quỷ thì ông là con người nguy hiểm, luôn luôn tàn hại Hội Thánh. nhưng từ khi dâng mình cho Chúa, ông trở thành công cụ của Đức Chúa Trời, là một người vĩ đại, một con người đáng quí, làm nguồn phước cho hàng tỉ tỉ người trải qua gần hai mươi thế kỷ.

3-Chúng ta có sự tự do.

“Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu, bởi anh em chẳng thuộc dưới pháp luật, mà thuộc dưới ân điển” (Rôma 6:14). Không có luập pháp nào hoặc quyền lực nào buộc chúng ta phạm tội, vì chúng ta là con người tự do, tự do phạm tội và tự do không phạm tội. người thế gian buộc phải phạm tội, không phạm tội không được, muốn ăn ở Thánh khiết, ăn ở không được. Nhưng chúng ta là con cái của Chúa, có thể phạm tội nhưng không cần phạm tội, có thể ăn ở Thánh khiết và phải ăn ở Thánh khiết, miễn là chúng ta không còn đặt mình trong tay của ma quỷ, mà đặt mình trong tay của Đức Chúa Trời.

Ôi, nguyền đời sống của chúng ta là công cụ đắc lực nhất mà ma quỷ lại run sợ, Địa Ngục phải lay chuyển, vì chúng ta ở trong tay của Cha chúng ta trên Trời.

Mục sư Đoàn Văn Miêng

Mọi thắc mắc cùng ý kiến đóng góp xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like