Home Quốc Tế Cuộc Hành Trình Của Một Cô Gái Hồi Giáo Đến Với Phúc Âm

Cuộc Hành Trình Của Một Cô Gái Hồi Giáo Đến Với Phúc Âm

by Ban Biên Tập
30 đọc

Không chỉ thế, anh còn cưu mang cô như một phần của gia đình mình.

“Đức Chúa Trời đã đặt để trong tâm trí Rafraf, và không để cho cô phải chết trong tay của những kẻ bạo loạn Iraqi,” Teague hồi tưởng lại.

Tại cơ quan NBC Baghdad nơi Teague lần đầu tiên gặp Rafraf Barrak, người trẻ tuổi nhất được thuê ở tuổi 22 vào mùa hè năm 2003 để làm công tác biên dịch cho tòa báo.

Teague chỉ dự định làm việc tại Baghdad một tháng trước khi về nhà với vợ và hai công chúa của anh tại Atlanta.

Nhưng sau khi trải qua vài kinh nghiệm sống còn – sự kiện ném bom vào một ngôi trường dành cho trẻ em mới được xây là giây phút định mệnh – Teague đã tiến đến tình bằng hữu đặc biệt với Barrak, người phụ nữ có ý chí mạnh mẽ, thông minh và xinh đẹp là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề cho cô tại xã hội Hồi Giáo bảo thủ ở Iraq, bao gồm việc bị giam giữ trong một phòng kho oi bức trong 4 tháng sau khi bị phát hiện đang cùng ăn trưa với một cậu bé tại trường.

Dường như bản tính độc lập của Barrak và thái độ dám nghĩ dám làm được đánh giá cao tại cơ quan NBC, đó cũng là trong số những phẩm chất mà cảm nhận của Teague sẽ khiến cho cô bị giết, có phải là do hơi bom hay do bàn tay hung bạo của những kẻ bạo loạn ghét cô vì giúp đỡ những người Tây phương hay không.

Trước lúc Teague trở về Mỹ, anh đã chia sẽ với vợ ở nhà về mối quan tâm của anh đối với người phiên dịch trẻ và đầy tham vọng này, người đã không tuân theo qui tắc xã hội được mong đợi đối với một phụ nữ Hồi Giáo.

“Đột nhiên, tôi nhận ra tại sao tôi lại ở Baghdad,” Teague đã viết trong cuốn sách mới của anh “Saved by Her Enemy” “Được cứu bởi kẻ thù của cô ấy” xuất bản tháng này. “Mục đích của tôi là kéo Rafraf ra!”

Mặc dầu rất thận trọng cảnh báo Teague, vợ anh là Kiki đã đồng tình.

“Chúng ta thật sự không biết bất cứ điều gì về cô ấy” Kiki nói. “Nếu anh nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang phán bảo anh làm điều này thì câu trả lời là: vâng. Nếu chúng ta thật sự có thể giúp cô ấy thì hãy làm hết sức mình. Nhưng chúng ta cần phải thận trọng.”

rafraf-barrak

Barrak, một thiếu nữ Hồi giáo mạnh mẽ

Sau một loạt rào cản quan liêu, Barrak cuối cùng đã có thể rời khỏi Mỹ. Nhưng trong khi Teague rời khỏi Mỹ, Barrak đã được chứng nhận, cô là nạn nhân của vụ tấn công bắt cóc – mà cô phải trốn thoát bằng cách nhảy ra khỏi một chiếc xe đang chạy trên tuyến đường cao tốc đông đúc – và cô bị bắt ngay giữa sự truy đuổi.

Và khi cô đến châu Mỹ, hàng loạt khó khăn hoàn toàn mới ập đến – chủ yếu vượt qua những gì phải thực hiện với sự tự do quá mức. Barrak không đội khăn che đầu nữa, cô bắt đầu hẹn hò với các thanh niên Mỹ mà cô gặp trên mạng và hộp đêm, và vùng vẫy để tìm kiếm sự cân bằng giữa thế giới cũ của cô tại Iraq và cuộc sống mới của cô tại Mỹ.

Cùng với cách cô bắt đầu tham gia vào một nhà thờ đa dân tộc với gia đình Teague. Mặc dầu Teague được biết là Cơ Đốc Nhân một cách rõ ràng, họ cũng đã cho Barrak biết rõ rằng cô sẽ là một phần trong gia đình họ, cô theo tôn giáo nào đều không có vấn đề gì cả.

Sau 4 năm sống tại mỹ, suốt mùa hè 2008, Barrak đã bắt đầu có những giấc mơ với những cảnh tượng đáng sợ. Trong mơ, cô bị rượt đuổi và cô đang chạy khỏi một ngôi nhà mang tên “tội lỗi”. Một phụ nữ trong giấc mơ đã nói với cô rằng: cô đang chết đi và cô cần phải học Lời của Đức Chúa Trời. Barrak trả lời: cô đang cố gắng học Kinh Thánh thật nhanh để cô có thể vượt qua cây cầu để đến với Chúa nhưng cô cuối cùng cô đã chết trong giấc mơ.

“Đó là một thông điệp đầy quyền năng từ Đức Chúa Trời đến với tôi,” Barrak trả lời Christain Post trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi thức giấc và bậc khóc. Tôi nghĩ, những gì tiếp theo Ngài cần đem đến cho tôi hay những gì tiếp theo Ngài cần thực hiện để bày tỏ cho tôi rằng Ngài đã ở cùng cuộc đời tôi.”

Barrak nói: cô đã đấu tranh với Đức Chúa Trời trong một thời gian dài bởi vì cô không thể lĩnh hội hết được những khái niệm về một Đức Chúa Trời tốt lành, Đấng đang canh phòng cô bởi những gì cô đã trưởng thành trong niềm tin.

rafraf-barrak 2

Giờ đây cô đang chia sẻ lại hành trình khám phá ra tình yêu đích thực của Chúa dành cho mình

Một trong những cuộc trò chuyện của họ về đức tin, trong một phần của cuốn “Saved by Her Enemy”, Barrak tâm sự với Teague rằng Thánh Allah không quan tâm đến cô và không yêu cô.

Sau giấc mơ đầy quyền năng này, Barrak chân thành suy nghĩ về ý nghĩa của giấc mơ và cánh tay của Chúa che chở cho đời sống cô. Vào ngày 5 tháng 10 năm 2008, cô đã làm phép Báp Tem.

“Tôi đã nhận ra rằng tôi không cần phải sợ hãi”, Barrak hồi tưởng. “Nếu tôi thật sự tin vào Đức Chúa Trời là Đấng đã vùa giúp tôi trong những năm tháng qua, nếu tôi thật sự tin Ngài thì tôi không cần phải sợ hãi nữa bởi vì Ngài sẽ luôn là Thần bảo hộ của tôi và Ngài sẽ là cái khiên của tôi và tôi chỉ cần đặt niềm tin nơi Ngài thôi.”

Mặc dầu không đề cập trong sách, Barrak đã kể trong suốt cuộc phỏng vấn rằng: mẹ cô biết hiện tại cô là một Cơ Đốc Nhân. Ban đầu, mẹ cô rất giận dữ và thất vọng, không nói chuyện với cô nữa. Nhưng gần đây, mẹ và em gái cô đã có thể bỏ qua sự khác biệt của họ và nói chuyện cùng cô.

“Tôi đã cầu nguyện lặp đi lặp lại rằng một ngày nào đó, Đức Chúa Trời sẽ đặt để điều đó trong lòng bà để bà trò chuyện lại cùng tôi”, tín đồ Hồi Giáo Iraq cũ chia sẽ. “Điều đó đã xảy ra. Tôi đang trò chuyện cùng họ trở lại. Chúng tôi tránh thảo luận về tôn giáo nhưng họ vẫn yêu tôi và tôi cũng yêu họ, và cùng lúc tôi đã có Chúa.”

Barrak hiện đang theo đuổi bằng Tiến sĩ tại một trường đại học tại Florida. Teague hiện là một thông tín viên Báo CBS và sống cùng gia đình tại Texas.

Minh Hiền – (Dịch từ Christian Post)

Bình Luận:

You may also like