Home Chuyên Đề Chúa Giê-Su Là Chúa Của Ngày Sa Bát

Chúa Giê-Su Là Chúa Của Ngày Sa Bát

by Hồ Galilê
30 đọc


KINH THÁNH TIN LÀNH MA-THI-Ơ 12:1-8
Câu gốc: VÌ Con người là Chúa ngày sa bát.Ma-thi-ơ 12:8

PHẦN I XUẤT XỨ NGÀY SA BÁT – LUẬT SA BÁT

Sáng thế ký 2:1-3 Ấy vậy, trời và đất đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy Đức Chúa Trời làm xong công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã dựng nên và đã làm xong rồi.
Sa bát trong tiếng Hê-bơ-rơ là yên nghỉ. Đức Chúa Trời yên nghỉ công việc Ngài làm, và Ngài ban phước cho ngày Sa bát đặt tên là ngày thánh.
Điều răn thứ tư – Xuất-ê-díp-tô-ký 20:8-11 và Dân-số-ký 15:32-36 người lượm củi trong đồng vắng trong ngày Sa bát bị phạt xử tử. Ngày Sa bát do Đức Chúa Trời lập nên và dạy bảo dân sự phải tuân giữ. Trong ngày này họ không được làm công việc do xác thịt mà phải dành cho sự nhóm hiệp thánh dành cho hội chúng.
Ngay cả chính quyền La-mã cũng rất tôn trọng ngày Sa bát của người Do Thái. Họ không bị đòi đến Tòa án để làm nhân chứng. Bởi vì người Do Thái giữ ngày Sa bát rất nghiêm khắc, nên dĩ nhiên họ không bị thực hiện nhiệm vụ trong những ngày Sa bát. Cho nên các môn đồ bị đói họ đã bức bông lúa mì mà ăn trong ngày Sa bát nên bị lên án. Ai lên án, người Pha-ri-si, Thầy biệt lập gồm các nhà lãnh đạo Tôn giáo Do Thái chủ trương giữ luật pháp Môi-se, nhưng lại làm trái ngược luật pháp ấy. Chúa Giê-su đã binh vực cho các môn đồ Ngài câu 4. Vua Đa vít vào đền thờ ăn bánh ngày Sa bát là bánh mà vua và những kẻ đi đường không được ăn, chỉ dành riêng cho Thầy tế lễ mà thôi.

PHẦN II GÁNH NẶNG NGÀY SA BÁT DO CON NGƯỜI ĐẶT RA

Đức Chúa Trời lập ngày Sa bát để con người được yên nghỉ, Đức Chúa Trời ban phước cho con người.
Nhưng rồi con người lại đặt ra gánh nặng cho mình bởi ý riêng. Kinh Thánh dạy đơn giản nghỉ ngày Sa bát, nhưng rồi người Do Thái hay nói đúng hơn là giới Pha-ri-si để nhiều thì giờ, và từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, để định nghĩa công việc là gì? Và họ liệt kê thành những điều được và không được làm trong ngày Sa bát.
Họ định nghĩa việc làm như sau:
Thắt một cái gút trong ngày Sa bát là làm việc, nhưng rồi còn phải định nghĩa về cái gút nữa thí dụ như:
Cái gút của người cởi lạc đà, của người thủy thủ thì người thắt và người gỡ đều phạm tội. Những cái gút có thể thắt hoặc mở bằng một tay được. Một phụ nữ được mở những đường hở áo lót, có thể cột dây mũ hay thắt lưng dây giày hoặc dép, cột miệng các bầu da đựng rượu hay dầu. Thí dụ: 
Một người muốn thả cái gầu xuống giếng để múc nước vào ngày Sa bát thì anh ta không được phép cột dây gầu, vì như vậy là phạm luật, nhưng anh ta có thể cột nó vào dây thắt lưng là hợp pháp. Đường đi một ngày Sa bát họ giới hạn trong 2000 cu đê, nghĩa là non 1km, nhưng nếu có một sợi dây được cột chắn ngang đoạn cuối con đường, thì cả con đường đó là một căn nhà, và người ta có thẻ đi xa thêm 1km nữa, kể từ cuối đoạn đường đó. Nếu vào chiều thứ sáu có người trữ thức ăn một bữa tại một nơi nào đó, thì về mặt kỹ thuật, thì từ chỗ đó sẽ trở thành nhà của anh ta, thì anh ta được bắt đầu từ đó anh ta được đi xa thêm 1km trong ngày Sa bát. Còn trong việc định nhĩa thế nào thì không phải là gánh nặng cho họ, họ định nghĩa như sau: 
Về thức ăn: Thì chỉ được nặng bằng một trái vả khô, rượu thì đủ pha một ly, sữa đủ hớp một ngụm, mật chỉ xức đủ vết thương, dầu chỉ thoa một chi thể nhỏ, nước chỉ thấm một cao dán mắt. Họ lại tính trong ngày Sa bát thì người phụ nữ được cài trâm, người đàn ông có thể đeo chân gỗ, hay đeo hàm răng giả hay không nữa… Người Do thái cũng bị cấm không được đổ dầu vào một cái đĩa bên cạnh một ngọn đèn. Nếu người nào thổi tắt đèn trong ngày Sa bát nhằm tiết kiệm dầu thì phạm tội. Không ai được đi trong ngày Sa bát mà mang dép có đóng đinh vì cây đinh có sức nặng. Không được cắt móng tay hoặc một sợi tóc hay râu, nếu có người đau răng không được chám giấm qua kẽ răng. Chân trặc không được chữa lành, không được đổ nước lạnh lên chân. Một ngày Sa bát được chấm dứt khi trên bầu trời xuất hiện hai ngôi sao, và vì lý do nầy nên dân thành Ca-bê-na-um đã phải đợi đến chiều tối mới đem mang người bệnh đến với Chúa Giê-su để được chữa lành. Vì con người tội lỗi, luôn mang nặng tội lỗi, điều mà Đức Chúa Trời không muốn, Chúa Giê-su không muốn. Nên Chúa Giê-su phán:
Hỡi những kẻ mệt mỏi và nặng gánh ưu tư hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.Ma-thi-ơ 11:28 Chúng ta đang mang vào những gánh nặng cho mình, hãy trao cho Ngài, gánh Chúa dễ chịu, ách Chúa nhẹ nhàng.

PHẦN III CHÚA GIÊ-SU LÀ CHÚA NGÀY SA BÁT.

Ma-thi-ơ 12:6 Vả lại ta phán cùng các ngươi, tại chỗ nầy có một đấng tôn trọng hơn đền thờ. Chúa Giê-su đã nói lời nầy người Pha-ri-si rất ngỡ ngàng và sửng sốt vì đây là lời nói phạm thượng, vì đền thờ là nơi sinh hoạt thiêng liêng nhất trong sinh hoạt Quốc gia, song Ngài tuyên bố Ngài tôn trọng hơn đền thờ. Ngài tôn trọng hơn tất cả những buổi thờ phượng , biểu tượng và luật pháp trong nhà Đức Chúa Trời. Ngài còn đi xa hơn nữa, Ngài tuyên bố rằng: Ngài là Chúa ngày Sa bát câu 8. Những lời tự xưng như thế nầy làm cho kẻ thù nổi điên nào có lạ gì. Dường như không có cách nào khác: Hoặc Chúa Giê-su là kẻ phạm thượng, hoặc chính Ngài là Đức Chúa Trời. Tiếp đoạn sau, người Pha-ri-si xem chính Ngài có phạm ngày Sa bát hay không? Chúa Giê-su đã vào nhà hội có một người teo tay, Ngài chữa lành cho kẻ bệnh. Ngài một lần nữa giải thích lý do: Dầu luật nầy thiêng liêng và thiêng thượng, người ta vẫn có phép vi phạm để làm một việc cần kíp, tỷ như trường hợp vua Đa vít. Trong lúc cần kíp vua đã phạm một luật liên quan đến đền thờ, luật thờ phượng. Hơn nữa, Chúa Giê-su nhắc lại cho kẻ thù Ngài (người Pha-ri-si) các thầy tế lễ trong đền thờ luôn luôn phạm luật trong ngày Sa bát, ấy là dựa vào lòng thương xót. Kẻ thù coi Chúa chữa lành người teo tay trong ngày Sa bát là làm việc thật sự, nên bị kể là tội lỗi. Các môn đồ thì cho đó là một việc chứng minh Ngài là Đức Chúa Trời có quyền trên luật lệ, có quyền trên bệnh tật. Ngày nay có một số tôn giáo chủ trương giữ ngày Sa bát (Hội Cơ đốc phục lâm) giữ ngày thứ bảy, cho đây là điều răn. Họ cho rằng các Giáo hội Tin Lành giữ ngày thứ nhất tức chủ nhật là tà giáo, bỏ điều răn của Đức Chúa Trời. Họ biện giải: 
Sở dĩ Martin Luther không cải chánh ngày thứ nhất sang ngày thứ bảy trở lại Sa bát là vì: Lôi kéo tất cả giáo dân bỏ ngày thứ nhất qua ngày thứ bảy thì cái tội hủy Ngày Thái dương đáng kính của giáo hội và chính quyền đế quốc đã tôn sùng mấy thế kỷ trước đó, sẽ có sự xảy ra chắc chắn là thêm một sự va chạm mạnh, khốc liệt. Đôi bên tàn sát nhau, sẽ bị gán thêm một tội bọn ôn dịch thệ phản, đó là điều Cha không muốn. Đức Chúa Trời sẽ dấy lên những đầy tớ Thánh sau Martin Luther sẽ cải chánh lại ngày thứ bảy.
Ngày nay chúng ta thờ Đức Chúa Trời nhóm lại vào ngày thứ nhất có gì sai không? Kinh Thánh có dạy hủy bỏ hay thay đổi ngày Sa bát không? Chúng ta thấy rằng, đây là câu hỏi đặt sai, Kinh Thánh không truyền dạy hủy bỏ ngày Sa bát và việc giữ hay không giữ ngày Sa bát là vấn đề lương tâm của từng tín hữu. Nếu một Cơ đốc nhân giữ ngày Sa bát nhưng người khác thì không, thì không có ai sai cả, miễn là cả hai đều theo đúng lương tâm mình.Rô-ma 14:5 Người này tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bắng nhau. Ai nấy hãy tin chắc ở trí mình. Cũng vì lẽ đó, nếu một Cơ đốc nhân giữ ngày thứ bảy cách đặc biệt, nhưng người khác giữ ngày chủ nhật thì điều đó Chúa đều chấp nhạn cả. Vậy Kinh Thánh không có dạy hủy bỏ hay thay đổi ngày Sa bát, nhưng cũng không dạy tiếp tục giữ ngày Sa bát vào ngày thứ bảy. Câu hỏi cuối cùng được đặt ra: Có phải Cơ đốc nhân đã thay đổi ngày Sa bát ra ngày chủ nhật hay không? Thì câu trả lời là không. Trái lại, Cơ đốc nhân quyết định không giữ ngày Sa bát như người Do Thái, mà thay vào đó họ có một ngày đặc biệt biệt riêng là ngày Chúa nhật hàng tuần. Nếu Cơ đốc nhân không buộc giữ ngày đặc biệt Sa bát, vậy thì đặt ra ngày đặc biệt khác làm gì? Có nhiều lý do phù hợp với kinh Thánh:

Thứ nhất:
Kinh Thánh dạy Cơ đốc nhân phải nhóm lại đều đặn 
Hê-bơ-rơ 10:25 và ITê-sa-lô-ni-ca 5:11 Chúng ta cần làm như thế để khích lệ nhau, chớ bỏ qua sự nhóm lại như những kẻ quen làm. Vậy thì anh em khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau, như anh em đã quen làm.

Thứ hai:
Đó là cách làm của tín hữu ngoại bang đầu tiên làm và được Phao-lô tán thành ICô-rinh-tô 16:2 cứ vào đầu tuần lễ.

Thứ ba:
Chúng ta cần đều đặn nhắc nhở nhau về Ngày của Chúa – Chúa Giê-su từ kẻ chết sống lại.Giăng 20:19
Đến ngày lễ Ngũ tuần môn đồ nhóm họp lại một chỗ.Công vụ 2:1 
Ngày thứ nhất chúng ta nhóm họp lại một chỗ bẻ bánh, quyên góp giúp Hội Thánh Giê-ru-sa-lem Icô-rinh-tô 16:2
Chúa Giê-su từ kẻ chết sống lại. Giăng 20:19
Nhằm ngày của Chúa. Khải Huyền 2:1
Môn đồ nhóm họp lại một chỗ Công vụ 2:1

Tất cả các câu Kinh Thánh trên đều cho thấy rằng các Cơ đốc nhân ngoại bang đầu tiên không giữ ngày Sa bát. Chúng ta cũng thấy rằng việc giữ ngày Sa bát không phải là điều bắt buộc theo Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem trong Công vụ 15. Chúa Giê-su cũng nói rõ rằng: Ngày Sa bát không phải vâng giữ một cách giáo điều, máy móc vì nó được dựng nên đặc biệt vì lợi ích cho chúng ta, chứ không phải bó buộc và là gánh nặng. Ma-thi-ơ 11:28 chúng ta được yên nghỉ trong Ngài. 
Kết luận rằng:
Vậy, chúng ta không cần phải giữ ngày Sa bát vào ngày thứ bảy và giữ hết mọi luật lệ nghi thức, nhưng chúng ta phải dành ra mỗi tuần một ngày, một thời gian yên nghỉ để thờ phượng Đức Chúa Trời cùng nhau, trong sự tự do mà chúng ta có được qua Cứu Chúa Giê-su. Chúng ta nhóm lại ngày thứ nhất trong tuần lễ (Ngày Chúa nhật) Ngày Chúa từ kẻ chết sống lại và sự phục sinh của Chúa Giê-su là nền tảng của Tin Lành ICô-rinh-tô 15:4 Ngài bị chôn, đến ngày thứ ba Ngài từ kẻ chết sống lại, lẽ thật nầy cho chúng ta niềm hy vọng chắc chắn rằng một ngày kia chúng ta sẽ được sống lại từ trong kẻ chết để ở với Đức Chúa Trời trên nước Thiên đàng.ICô-rinh-tô 15:12-20.
Cuối cùng, chúng ta cần nhớ rằng:
Đức Chúa Trời dựng nên ngày Sa bát là cho con người.Mác 2:27, vậy thì con người cũng làm chủ ngày Sa bát. Vì Ngài biết chúng ta cần gì, Đức Chúa Trời muốn chúng ta cần một ngày yên nghỉ và trong sự toàn tri của Ngài, một ngày yên nghỉ trong bảy ngày là tốt lành. Amen!

Cơ đốc phục lâm sai lầm ở chỗ:

I/ Xem sách bà Ellen Whirte là ngang hàng với lời Chúa.

II/ ChỈ có 144.000 người Cơ đốc phục lâm là được cứu. Khải huyền đoạn 14.

III/ Chúa Giê-su thừa hưởng bản tánh tội lỗi Ađam và Êva để lại.

– Họ chú trọng vào việc làm để được cứu, dựa vào Luật pháp, nhưng Kinh Thánh Ê-phê-sô 2:8-9 Ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.

TẠ ƠN CHÚA – NGÀI ĐÃ TÌM VÀ CỨU CHÚNG TA QUA THẬP TỰ GIÁ.Amen!

 

 

Bình Luận:

You may also like