Home Quốc Tế Cơ Đốc Nhân Thổ Nhĩ Kỳ Sống Cùng Nỗi Lo Sợ Bắt Bớ

Cơ Đốc Nhân Thổ Nhĩ Kỳ Sống Cùng Nỗi Lo Sợ Bắt Bớ

by GospelHerald
30 đọc

Nhiều thành viên của một cộng đồng Cơ đốc nhỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ đang vô cùng lo sợ cho tính mạng sau một loạt hành đồng bắt bớ tôn giáo. Chỉ tính riêng trong năm vừa qua, rất nhiều thành viên của cộng đồng nhỏ này, thậm chí cả những nhà lãnh đạo, đã phải hứng chịu nhiều sự phiền nhiễu gây ra bởi người Hồi giáo.

Theo lời mục sư Ihsan Ozbek của Hiệp hội Tin Lành Thổ Nhĩ Kỳ, cho dù tự do tôn giáo được bảo vệ bởi luật pháp nhưng nhiều Cơ đốc nhân vẫn phải gánh chịu sự bắt bớ. Để dẫn chứng rõ ràng hơn, ông Ozbek còn cho biết chưa có bất kỳ hành động mạnh bạo nào từ phía chính phủ để bảo vệ cộng đồng của ông khỏi những vụ tấn công. Mục sư Ozbek nhấn mạnh về một cuộc đàm thoại quốc gia gần đây do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức, trong đó Tin Lành bị bỏ rơi.

Rất nhiều vụ việc được ông Ozbek nhắc đến ví dụ như vụ bắt bớ diễn ra vào năm 2015. Một vụ việc cụ thể, có người đã vẽ ảnh graffiti nội dung bôi nhọ lên tường nhà thờ ở Balikesir. Trong một vụ việc khác, mục sư tại hội thánh báp-tit Izmir Torbali bị người khác dùng súng săn nã đạn. Lãnh đạo của Hội thánh Batikent Bereket ở Ankara cũng bị đánh đập bởi những người không rõ danh tính. Cùng năm, một đền thờ Hồi giáo đã hệ thống loa lớn để phát những lời lẽ ghét bỏ nhắm vào người Tin Lành.

Một bé gái Cơ đốc bị đánh đập và bỏng mặt trong vụ bạo lực xảy ra vào năm 2008.

Một bé gái Cơ đốc bị đánh đập và bỏng mặt trong vụ bạo lực xảy ra vào năm 2008.

Các thành viên của cộng đồng Cơ đốc cũng báo cáo nhiều vụ việc với nhà chức trách nhưng họ không nhận được hành động bảo vệ thực sự mạnh mẽ nào. Vào tháng 8 năm ngoái, các lãnh đạo của một nhà thờ nhận được nhiều lời lẽ đe doạ mạng sống nhưng họ không hề nhận được sự bảo vệ thích đáng nào. Không lâu sau đó, nhiều người trong số những kẻ gửi lời đe doạ bị bắt tại Ankara vì lên kế hoạch đánh bom tự sát.

“Chúng tôi buồn rầu và lo lắng”, mục sư Ozbek nói. “Chúng tôi bị đe doạ. Có nhiều chướng ngại vật ngăn cản chúng tôi bày tỏ bản thân. Chung tôi không thể mở các địa điểm thờ phượng”.

“’Mày không được sống ở đây’ là thông điệp chúng tôi nhận được”, ông nói. “Chúng tôi mong chờ chính phủ cư xử ôn hoà với chúng tôi và mở ra những kênh đàm thoại”.

Theo một báo cáo trước đó, bắt bớ tôn giáo nhắm vào Cơ đốc nhân Thổ Nhĩ Kỳ đang dần trở thành sự việc thường thấy tại đất nước Hồi giáo này. Chính vì lẽ đó, dân số Cơ đốc tại đây đã suy giảm trong suốt 100 năm qua. Trong thế kỷ trước, khoảng 20% dân số Thổ Nhĩ Kỳ là Cơ đốc nhân, tuy nhiên con số hiện tại chỉ khoảng 0.2%.

Bình Luận:

You may also like