Home Dưỡng Linh Ngày 27 – Sự Thờ Phượng Theo Trật Tự

Ngày 27 – Sự Thờ Phượng Theo Trật Tự

by SU Việt Nam
30 đọc

Phao-lô khích lệ mọi người sử dụng cả các tiếng lạ và nói tiên tri một cách thích hợp và theo một cách có trật tự vì việc gây dựng Hội Thánh. Ông cũng nêu bật thái độ của một số người nữ làm đảo lộn trật tự này.

1 Cô-rinh-tô 14:26-40 

26 Thưa anh em, phải làm như thế nào đây? Khi anh em nhóm lại, người thì có bài thánh ca, người thì có lời dạy dỗ, người thì có sự mặc khải, người thì có tiếng lạ, người thì có sự thông dịch tiếng lạ. Hãy thực hiện tất cả để xây dựng Hội Thánh. 27 Nếu có người nói tiếng lạ, thì chỉ nên hai hoặc ba người là tối đa. Mỗi người nói theo thứ tự, và phải có người thông dịch. 28 Nếu không có ai thông dịch thì người nói phải yên lặng, chỉ nói với chính mình và với Đức Chúa Trời. 29 Cũng chỉ nên có hai hoặc ba người nói tiên tri mà thôi, còn những người khác thì cân nhắc điều họ nói. 30 Nhưng nếu có ai ngồi đó nhận được sự mặc khải thì người đang nói phải yên lặng. 31 Vì mỗi người trong anh em có thể lần lượt nói tiên tri để ai nấy đều được học hỏi, ai nấy đều được khích lệ. 32 Tâm linh của các nhà tiên tri phải thuận phục các nhà tiên tri. 33 Vì Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của sự hỗn loạn, nhưng của sự bình an. Như trong tất cả Hội Thánh của các thánh đồ, 34 phụ nữ phải giữ yên lặng trong Hội Thánh. Họ không được phép nói, nhưng phải thuận phục như luật pháp đã dạy. 35 Nếu muốn tìm biết điều gì, họ nên hỏi chồng mình ở nhà; vì phụ nữ nói giữa Hội Thánh là điều đáng xấu hổ. 36 Có phải lời Đức Chúa Trời phát xuất từ anh em, hay chỉ đến với riêng anh em thôi sao?

37 Nếu ai nghĩ rằng mình là nhà tiên tri, hay có các ân tứ thuộc linh, thì người ấy cần hiểu rằng, những gì tôi viết cho anh em đây, là mệnh lệnh của Chúa. 38 Nếu ai xem thường điều ấy thì đừng quan tâm đến họ. 39 Cho nên, thưa anh em, hãy ao ước ân tứ nói tiên tri, và đừng ngăn trở việc nói các tiếng lạ. 40 Nhưng hãy thực hiện mọi sự một cách thích hợp và trật tự.

Suy ngẫm và hiểu 

Vào thời Phao-lô, tất cả các Cơ Đốc nhân đều thờ phượng một cách tự do, dùng những ân tứ mà họ đã nhận được. Vì điều này, trong những trường hợp tệ nhất, nó có thể khiến cho việc thờ phượng bị lộn xộn và mức độ của điều này là quá khích trong Hội Thánh Cô-rinh-tô. Một lần nữa đề cập đến nguyên tắc là mọi ân tứ phải được sử dụng để gây dựng Hội Thánh, Phao-lô đã khích lệ mọi người trong Hội Thánh sử dụng cả các tiếng lạ và nói tiên tri theo một cách thích hợp và trật tự để hỗ trợ trong việc gây dựng cộng đồng (c.26-33). Ngoài ra, trong Hội Thánh Cô-rinh-tô, có một nhóm phụ nữ luôn làm gián đoạn buổi thờ phượng với những lời lẽ không thích hợp. Phao-lô ra lệnh những người phụ nữ này phải yên lặng, vì hành vi của họ gây cản trở cho việc gây dựng Hội Thánh (c.34-36).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.32-33 Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của sự hỗn loạn, nhưng của sự bình an. Sự mất trật tự ở Hội Thánh Cô-rinh-tô là hậu quả của việc không nương cậy vào Đức Chúa Trời của sự bình an và trật tự của họ, và việc họ trở nên kiêu ngạo qua việc tự khoe khoang và phô trương qua việc rơi vào sự đánh lừa của Sa-tan.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.26, 36-40 Hội Thánh Cô-rinh-tô đã thờ phượng với sự kết hợp đa dạng của các ân tứ. Tuy nhiên, do có những thành viên của Hội Thánh khoe khoang và kiêu ngạo vì những ân tứ của họ (đặc biệt là các tiếng lạ), nên trật tự của buổi thờ phượng bị phá vỡ và hỗn loạn. Đáp lại điều này, Phao-lô khích lệ mọi người sử dụng các ân tứ của mình một cách khiêm nhường và thích hợp. Làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng các ân tứ mà chúng ta nhận được một cách hợp lý và trật tự và lợi ích nào chúng ta có thể đem đến cho cộng đồng của chúng ta qua những ân tứ này?

Tham khảo

14:27 Mỗi người theo thứ tự hàm ý rằng việc nói tiếng lạ không phải là “lời nói lúc xuất thần” vì người nói biết được điều gì đang xảy ra trong buổi nhóm và có thể tự kiểm soát mình và theo thứ tự. Và hãy để cho người nào đó thông giải có thể bao gồm cả người nói tiếng lạ (xem c.13) hoặc ai đó khác nữa.

14:37 mệnh lệnh của Chúa. Một sự khẳng định rất mạnh mẽ của thẩm quyền thiên thượng tuyệt đối trong thư tín của Phao-lô. Phao-lô dường như đã nhận thức được khi ông viết cho các Hội Thánh bằng thẩm quyền sứ đồ của mình, thì lời của ông có thẩm quyền tương tự như Kinh Thánh Cựu Ước (1 Ti-mô-thê 5:18; 2 Phi-e-rơ 3:15-16). 

Cầu nguyệnXin giúp các giáo sĩ, những người đã chấp nhận Lời Ngài để làm chứng tốt bằng việc đi theo Đức Thánh Linh và Kinh Thánh.

Đọc Kinh Thánh trong năm: 2 Cô-rinh-tô 1-3

Bình Luận:

You may also like