Home Dưỡng Linh Ngày 23 – Một Thân Thể, Nhiều Chi Thể

Ngày 23 – Một Thân Thể, Nhiều Chi Thể

by SU Việt Nam
30 đọc

Phao-lô giải thích rằng giống như nhiều bộ phận khác trong cùng một thân thể giúp các bộ phận khác tạo thành toàn bộ thân thể, các chi thể khác nhau với những ân tứ khác nhau trong Hội Thánh, đó là thân thể của Đấng Christ, phải tôn trọng nhau và làm việc cùng nhau.

1 Cô-rinh-tô 12:12-31 

12 Vì như chỉ có một thân nhưng có nhiều chi thể; các chi thể tuy nhiều, nhưng vẫn chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy. 13 Vì chúng ta, dù là người Do Thái hay Hi Lạp, nô lệ hay tự do, tất cả đều đã chịu báp-têm trong một Thánh Linh để trở thành một thân thể; tất cả đều được uống chung một Thánh Linh. 14 Vì thân không phải chỉ có một chi thể mà gồm nhiều chi thể. 15 Nếu chân nói: “Vì tôi không phải là tay nên tôi không thuộc về thân” thì không vì thế mà chân không thuộc về thân. 16 Nếu tai nói: “Vì tôi không phải là mắt nên tôi không thuộc về thân” thì không vì thế mà mắt không thuộc về thân. 17 Nếu toàn thân đều là mắt thì làm thế nào mà nghe? Nếu toàn thân đều là tai thì làm thế nào mà ngửi? 18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân, mỗi chi thể theo ý Ngài muốn. 19 Nếu tất cả chỉ là một chi thể thì thân ở đâu? 20 Như vậy, chi thể thì nhiều, nhưng thân chỉ có một. 21 Mắt không thể nói với tay: “Tôi không cần anh;” đầu không thể nói với chân: “Tôi không cần anh.” 22 Trái lại, những chi thể nào trong thân xem như yếu đuối hơn, lại là rất cần thiết. 23 Những chi thể nào trong thân được nghĩ là kém tôn trọng thì chúng ta càng phải tôn trọng hơn; những chi thể nào không đẹp thì chúng ta càng phải trau dồi hơn; 24 còn những chi thể nào đã đẹp rồi thì không cần trau dồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân thể như vậy, để chi thể nào kém quan trọng lại được tôn trọng hơn, 25 hầu cho không có sự chia rẽ nào trong thân, nhưng các chi thể có cùng mối quan tâm cho nhau. 26 Nếu một chi thể nào bị đau thì tất cả đều cùng đau; nếu một chi thể nào được tôn trọng thì tất cả đều cùng vui mừng. 27 Anh em là thân của Đấng Christ, và mỗi cá nhân là một chi thể. 28 Đức Chúa Trời đã sắp đặt trong Hội Thánh: thứ nhất là sứ đồ, thứ nhì là nhà tiên tri, thứ ba là giáo sư, kế đến là người làm phép lạ, rồi đến người được ân tứ chữa bệnh, người giúp đỡ, người quản trị, người nói các thứ tiếng lạ. 29 Có phải tất cả đều là sứ đồ sao? Tất cả đều là nhà tiên tri sao? Tất cả đều là giáo sư sao? Tất cả đều làm phép lạ sao? 30 Tất cả đều được ân tứ chữa bệnh sao? Tất cả đều nói được các thứ tiếng lạ sao? Tất cả đều thông dịch được tiếng lạ sao? 31 Hãy ước ao những ân tứ cao trọng hơn. Bây giờ tôi sẽ chỉ cho anh em con đường còn tuyệt diệu hơn nữa. 

Suy ngẫm và hiểu

Phao-lô nhấn mạnh rằng sự đa dạng của các chi thể, chẳng hạn như người Do Thái, người Hy Lạp, người nô lệ và người tự do, đều đến cùng nhau và tạo nên một cộng đồng (Hội Thánh). Cho nên, từ nay về sau, các chi thể là một phần của Hội Thánh phải chấp nhận các chi thể khác, phục vụ và chăm sóc họ, dùng các ân tứ khác nhau mà mỗi người đã nhận được từ Đức Thánh Linh (c.12-27).

Phao-lô dạy tiếp, rằng Đức Chúa Trời không chỉ ban các ân tứ khác nhau mà còn ban những địa vị khác nhau vì sự tốt lành của Hội Thánh. Thế nên, các thành viên trong Hội Thánh không thể có ân tứ và địa vị giống nhau, cũng không cần thiết để cố gắng và đạt được những điều này. Các thành viên đơn giản chỉ cần tìm kiếm điều tốt lành vì Hội Thánh, là thân thể của Đấng Christ, phục vụ Hội Thánh bằng những ân tứ mà họ đã nhận được (c.28-31).

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.11-12 Hội Thánh là nơi nhóm họp của mọi người, những người đã được báp-têm bằng một Đức Thánh Linh và trở nên hiệp nhất là thân thể của Đấng Christ. Trong đó, mọi người đều là một, không có sự phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc địa vị xã hội. Như vậy, Hội Thánh phải được phân biệt với thế gian qua sự bởi việc tuân theo tình yêu thương và sự phục vụ của nó.

C.26 Hội Thánh là một thân thể. Vì vậy, khi một thành viên bị đau, thì cả cộng đồng đều phải cảm thấy đau, và khi một thành viên được tôn trọng thì cả cộng đồng đều phải vui mừng với họ, mà không đố kỵ hay ghen tị. Hội Thánh của chúng ta có phải là một cộng đồng bày tỏ những dấu hiệu này của sự hiệp một không?

Tham khảo   

12:17 toàn thân…mắt…tai. Cũng xem c.19. Một vấn đề mà Phao-lô tìm kiếm để nói đến suốt các chương 12:1-14:40 là việc tôn cao một ân tứ (có lẽ là việc nói tiếng lạ) trên tất cả những ân tứ khác. Nguyên tắc chung áp dụng đối với sự nhấn mạnh không cân xứng về bất kỳ ân tứ thuộc linh đặc biệt nào vào bất kỳ thời điểm nào hoặc ở bất kỳ nơi nào trong Hội Thánh.

12:20 chi thể thì nhiều, nhưng thân chỉ có một. Một trong những chủ đề căn bản trong những chương này là sự hiệp một của tính đa dạng.

12:21 Có lẽ điều này phản ánh sự đánh giá của Phao-lô về cách mà người Cô-rinh-tô với ân tứ nói tiếng lạ (và có lẽ nhiều ân tứ ngoạn mục hoặc “phô trương” khác) đang đề cập đến những người với ân tứ khác.

Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con trở thành những cộng đồng biết ơn vì các thành viên khác nhau và tôn trọng mọi ân tứ của chúng con.

Đọc Kinh Thánh trong năm: 1 Cô-rinh-tô 4-6

Bình Luận:

You may also like