Home Dưỡng Linh Ngày 16 – Một Người Tự Do Đã Trở Thành Một Đầy Tớ

Ngày 16 – Một Người Tự Do Đã Trở Thành Một Đầy Tớ

by SU Việt Nam
30 đọc

Để làm chứng cho Phúc Âm, Phao-lô đã từ bỏ các quyền lợi và sự tự do của mình để trở thành một người đầy tớ. Điều này là vì đây là công việc thực hiện sự kêu gọi và con đường để ông đạt được sự cứu rỗi.

1 Cô-rinh-tô 9:19-27 

19 Dù rằng với mọi người, tôi là người tự do, nhưng tôi đã tự trở thành nô lệ cho mọi người để có thể chinh phục thêm nhiều người. 20 Với người Do Thái, tôi trở nên như một người Do Thái để chinh phục được người Do Thái. Với những người ở dưới luật pháp — dù chính tôi không ở dưới luật pháp — tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp để có thể chinh phục những người ở dưới luật pháp. 21 Với những người không có luật pháp — dù đối với Đức Chúa Trời, tôi không phải không có luật pháp, vì tôi ở dưới luật pháp của Đấng Christ — tôi trở nên như một người không luật pháp để có thể chinh phục những người không có luật pháp. 22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối để có thể chinh phục những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người để có thể cứu được vài người, không cứ cách nào. 23 Tôi làm mọi sự vì Tin Lành để có thể cùng chia sẻ phước hạnh của Tin Lành.

24 Anh em không biết rằng trong cuộc chạy đua ở thao trường, tất cả đều chạy nhưng chỉ có một người đoạt giải sao? Vậy, hãy chạy thế nào để anh em có thể đoạt giải. 25 Tất cả các vận động viên phải tự kỷ luật trong mọi sự. Họ chịu vậy để được mão miện hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão miện không hay hư nát. 26 Cũng vậy, tôi chạy, chẳng phải là chạy không mục đích; tôi đánh, chẳng phải là đánh vào không khí. 27 Nhưng tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi giảng dạy cho người khác, mà chính mình lại bị loại bỏ chăng. 

Suy ngẫm và hiểu

Phao-lô đã nỗ lực để cứu nhiều người nhất có thể bằng cách rao ra Phúc Âm cho mọi người có chủng tộc và hoàn cảnh khác nhau theo cách mà họ có thể hiểu được sứ điệp của ông. Chẳng hạn, ông rao giảng cho người Do Thái qua những cách của người Do Thái và cho người Hy Lạp theo cách của người Hy Lạp (c.19-23).

So sánh đời sống của mình với một vận động viên tập trung tâm trí mình vào cuộc đua để giành được vòng nguyệt quế, Phao-lô nhấn mạnh đến sự tiết độ và làm việc chăm chỉ. Bằng cách làm như thế, ông đã thúc giục các thành viên trong Hội Thánh Cô-rinh-tô cố gắng, đưa ra những nỗ lực tốt nhất của mình, cùng với mão miện không hay hư nát là mục tiêu của họ và cũng để rèn tập sự tự kiềm chế (c.24-27).

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.20-22 Phao-lô đã nói và hành động từ quan điểm của những người sẽ được nghe Phúc Âm, miễn là điều đó không làm tổn hại đến Phúc Âm. Khi ông rao giảng cho người Do Thái, ông đã hành động theo đúng luật pháp của người Do Thái, dẫu cho ông biết rằng luật pháp đó được làm trọn rồi. Khi ông giao thiệp với người ngoại, những người ở ngoài luật pháp, ông đã sống như một người ở ngoài luật pháp, cho dù ông đang ở dưới Luật Pháp của Đấng Christ. Tương tự như vậy, khi ông rao giảng Phúc Âm cho những người yếu đuối trong Hội Thánh Cô-rinh-tô, ông đã không ăn của cúng trong đền miếu; không phải ông thiếu hiểu biết, mà là để thu phục được những người đó. Đây là lý do khiến ông nói kẻ mạnh phải dự phần vào.

Có nhiều truyền thống về đức tin mà chúng ta phải tôn trọng hoặc từ bỏ, phụ thuộc vào sự trung tín của chúng với bản chất của Phúc Âm. Chúng ta không được xem nhẹ hoặc chỉ trích những truyền thống đó như là di tích của một thời dĩ vãng, hoặc bám lấy chúng một cách ngoan cố như thể chúng quý như vàng hoặc đá quý vậy. Chúng ta hãy suy ngẫm về việc điều gì có thể là đường lối hướng tới việc xây dựng một cộng đồng và phục vụ những người yếu đuối.

Tham khảo   

9:22 Với những người yếu đuối tôi trở nên như người yếu đuối. Đây là thái độ mà Phao-lô muốn những người ở Cô-rinh-tô với “sự hiểu biết” giỏi hơn chấp nhận “những người yếu đuối” trong vòng họ (8: 9-13).

9:26 Cũng giống như một vận động viên, Phao-lô có một mục tiêu duy nhất: mang nhiều người nhất có thể từ bất cứ vị trí nào trong đời sống đến với đức tin trong Phúc Âm (c.19-23). 

Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con rèn tập sự tiết độ và thuận phục vì sự cứu rỗi của riêng mình và sự cứu rỗi của những người lân cận của chúng con.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Rô-ma 1-3

Bình Luận:

You may also like