Home Dưỡng Linh Ngày 03 – Sự Khôn Ngoan Của Đức Chúa Trời Và Thập Tự Giá Của Đấng Christ

Ngày 03 – Sự Khôn Ngoan Của Đức Chúa Trời Và Thập Tự Giá Của Đấng Christ

by SU Việt Nam
30 đọc

Người Do Thái và người Hy Lạp, những người tìm kiếm những dấu lạ và sự khôn ngoan đều không thể hiểu được thập tự giá của Đấng Christ, sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, thập tự giá đã trở thành vật cản đối với họ.

1 Cô-rinh-tô 1:18-31 

18 Vì sứ điệp của thập tự giá đối với những người hư mất là điên rồ; nhưng với chúng ta, những người được cứu chuộc, thì đó là quyền năng của Đức Chúa Trời. 19 Bởi có lời chép: “Ta sẽ triệt hạ sự khôn ngoan của người khôn ngoan, tiêu trừ sự thông thái của người thông thái.”20 Người khôn ngoan ở đâu? Các thầy thông giáo ở đâu? Những người biện luận của đời nầy ở đâu? Chẳng phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ sao? 21 Vì Đức Chúa Trời, bởi sự khôn ngoan của Ngài, đã khiến thế gian không thể dùng khôn ngoan riêng của mình để hiểu biết Ngài, nên Ngài vui lòng dùng sự rao giảng bị xem là điên rồ của chúng ta để cứu những người tin. 22 Trong lúc người Do Thái đòi hỏi dấu lạ, người Hi Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan 23 thì chúng tôi rao giảng Đấng Christ bị đóng đinh vào thập tự giá, điều mà người Do Thái cho là sai lầm, còn dân ngoại cho là điên rồ. 24 Nhưng đối với những người được kêu gọi, cả Do Thái lẫn Hi Lạp, thì Đấng Christ là quyền năng và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. 25 Vì điều xem như điên rồ của Đức Chúa Trời còn khôn ngoan hơn loài người; điều xem như yếu đuối của Đức Chúa Trời còn mạnh hơn loài người.

26 Thưa anh em, hãy suy nghĩ lúc anh em được kêu gọi, trong anh em không có mấy người khôn ngoan theo tiêu chuẩn đời nầy, không mấy ai có quyền thế, cũng chẳng có mấy người thuộc dòng quý tộc. 27 Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những điều dại dột ở thế gian để làm hổ thẹn những người khôn ngoan; Đức Chúa Trời đã chọn những gì yếu đuối ở thế gian để làm hổ thẹn những người mạnh mẽ. 28 Đức Chúa Trời đã chọn những gì thấp kém, bị khinh chê ở thế gian, ngay cả những gì không có, để làm cho những gì đã có ra hư không, 29 để không một người nào có thể khoe khoang trước mặt Đức Chúa Trời. 30 Vì nhờ Ngài mà anh em được ở trong Đấng Christ Jêsus, Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, công chính, thánh khiết và sự cứu chuộc cho chúng ta; 31 cho nên, như lời đã chép: “Ai tự hào, hãy tự hào trong Chúa.” 

Suy ngẫm và hiểu

Các thành viên trong Hội Thánh Cô-rinh-tô có được sự cứu rỗi qua đức tin nơi sứ điệp của thập tự giá. Vì thế, đối với họ, sứ điệp về thập tự giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Chúa Trời, triệt hạ và làm ngu dại sự khôn ngoan và sự thông minh của thế gian (c.18-25). Nhưng những thành viên của Hội Thánh ở Cô-rinh-tô khoe khoang không phải về thập tự giá mà về sự khôn ngoan riêng của họ, và vì điều này nên họ đã bắt đầu tranh cãi và bị phân rẽ. Vì thế, Phao-lô nhấn mạnh cách mà dân sự Hội Thánh được kêu gọi từ một tình trạng vô giá trị thành con cái của Đức Chúa Trời bởi ân điển của thập tự giá, và bảo họ chỉ khoe mình trong Chúa thôi (c.26-31).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.22-29 Đức Chúa Trời gọi những người đó là những kẻ yếu đuối và ngu dại, và coi thường họ. Thông qua thập tự giá, Ngài đã cứu những người xưng nhận rằng họ không thể đạt đến sự cứu rỗi bằng sức riêng của mình được, minh chứng rằng Đấng Christ là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, làm hổ thẹn kẻ mạnh và người khôn ngoan của thế gian. Vì thế, dù chúng ta có thể khoe về sự cứu chuộc, chúng ta cũng không thể khoe khoang như thể có được nó qua sức riêng của chúng ta.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.22-24 Người Do Thái, những người đã mong đợi Đấng Mê-si-a thực hiện những hành động vượt hơn cuộc xuất hành, đã coi Đức Chúa Jêsus, Đấng bị đóng đinh trên thập tự giá là một sự thất bại đáng rủa sả (Phục Truyền Luật Lệ Ký 21:23). Người Hy Lạp, những người đã theo đuổi sự khôn ngoan coi Đức Chúa Jêsus là một người ngu dại và hấp tấp. Tuy nhiên, những kẻ đã hoàn toàn từ bỏ mọi sự cậy vào khả năng và sự khôn ngoan của riêng mình, đã tiếp nhận Đức Chúa Jêsus, Đấng đã bị đóng đinh, là quyền năng và sự khôn ngoan của sự cứu rỗi.

Tham khảo   

1:18 điên rồ. Sự giảng dạy của Phao-lô ở Cô-rinh-tô tập trung vào thực tế sự cứu chuộc của sự đóng đinh của Đấng Christ, một phương pháp hành hình được xem là rất thô bạo, nó thậm chí không được đề cập đến ở trong nhóm người lịch lãm. Niềm đam mê của người Cô-rinh-tô là khả năng hùng biện của các giáo sĩ chứ không phải là sứ điệp chứng tỏ họ đang sống nghịch lại với quyền năng của thập tự giá.

1:26-31 Cũng như sứ điệp và người rao sứ điệp (Phao-lô) là ngu dại đối với các chuẩn mực của thế gian, vì thế hầu hết những người ở Cô-rinh-tô, những người tin sứ điệp là ngu dại bởi những chuẩn mực tương tự. Sự biến đổi của Đức Chúa Trời đối với họ thành dân của Ngài (bằng việc chọn họ để được cứu) dù dòng dõi không gây ấn tượng về con người của họ ngăn chặn tất cả những người tự hào về tổ tiên, về thành tựu hoặc sự liên kết với người giảng này hay người giảng kia (cũng xem 3:21-22).

Cầu nguyệnCha ôi, cảm tạ Ngài vì ban cho chúng con ân điển giúp chúng con nhận biết sự khôn ngoan và quyền năng của thập tự giá và tình yêu thương của Ngài.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Giăng 7-9

Bình Luận:

You may also like